Cử tri bức xúc việc “cả họ làm quan” vẫn đúng quy trình

"Quyết tâm chống tham nhũng chỉ nằm trên văn bản, còn hành động trên thực tế lại chưa tương xứng", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói.

Sáng 28/10, Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) năm 2016 trước Quốc hội. Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày trước Quốc hội ngay sau đó nêu rõ, hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu là các vụ án nhỏ, ở cấp xã hoặc những vụ tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm.
Ở cấp tỉnh, huyện, các bộ, ngành, nhìn chung việc phát hiện và xử lý tham nhũng rất ít, trái ngược với phản ánh của dư luận.
Ủy ban Tư pháp cho rằng báo cáo của Chính phủ đã nêu lên nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác PCTN nhưng "chưa chỉ rõ địa chỉ của tồn tại, hạn chế đó và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền".
“Quyết tâm chống tham nhũng chỉ nằm trên văn bản, còn hành động trên thực tế lại chưa tương xứng. Đáng lưu ý, có một số cán bộ còn bao che, tiếp tay, 'bảo kê' cho vi phạm”, bà Nga nói.
Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội. Ảnh: Hoàng Hà.
Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội. Ảnh: Hoàng Hà. 
Báo cáo cho hay, có ý kiến cho rằng, khoản 3 Điều 37 Luật PCTN hiện hành mới chỉ quy định "Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về nhân sự, kế toán - tài vụ, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó". Tuy nhiên, luật lại chưa quy định về việc cấm người đứng đầu bổ nhiệm người thân thích vào vị trí lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý.
"Cử tri bức xúc phản ánh tại một số địa phương có hiện tượng 'cả họ làm quan' nhưng vẫn đúng quy trình", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu trước Quốc hội.
Liên quan đến vấn đề này, một số cử tri đề nghị Nhà nước cũng cần tổ chức nghiên cứu, tham khảo, tiếp thu những điểm tiến bộ của Luật về hồi tỵ đã từng được một số triều đại trong lịch sử Việt Nam áp dụng có hiệu quả.
Theo đó, luật này được đặt ra để ngăn chặn tình trạng những người trong một đại gia đình cùng làm quan trong một địa phương dẫn đến dễ câu kết nhau để tham ô, nhũng nhiễu.
Ủy ban Tư pháp cho rằng, đây là những ý kiến rất cần được lắng nghe, quan tâm, nghiên cứu để bảo đảm vừa trọng dụng được nhân tài, vừa tránh tính trạng lạm quyền để trục lợi trong công tác cán bộ.
Theo Ủy ban Tư pháp dư luận cử tri và báo chí gần đây cũng phản ánh trong công tác điều động, bổ nhiệm cán bộ thời gian qua có một số trường hợp lạm dụng quy định để điều động, bổ nhiệm cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, chưa thật sự tiêu biểu, thiếu kinh nghiệm thực tế là người thân, trong gia đình.
Có trường hợp bổ nhiệm ồ ạt vào thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ... đã gây nghi ngờ, bức xúc, bất bình trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về PCTN nói chung và PCTN trong công tác tổ chức cán bộ nói riêng.
"Quy định 'biên chế suốt đời', 'có vào không có ra', 'có lên không có xuống' đã tạo nên sức ỳ rất lớn. Dù cán bộ, công chức làm việc không hiệu quả nhưng người đứng đầu rất khó để xem xét trách nhiệm và kỷ luật họ" - Uỷ ban Tư pháp nhận định.
Mặt khác, phiếu tín nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là một trong những tiêu chí quan trọng để xem xét bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý nên dễ nảy sinh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”, “dễ mình dễ ta”.
Ủy ban Tư pháp cho rằng những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ là nguyên nhân quan trọng làm cho công tác cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị để PCTN còn hạn chế.

Chủ tịch nước: “Tội phạm mạng gây thiệt hại cho doanh nghiệp, tổ chức”

(Kiến Thức) - Cử tri TP HCM bày tỏ sự lo lắng sau sự cố tin tặc tấn công mạng tại 2 sân bay lớn nhất nước, sự cố môi trường, vấn nạn tham nhũng, nợ công…

Sáng nay 1/8, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đại biểu Quốc hội tại đơn vị bầu cử số 1 đã tiến hành tiếp xúc cử tri quận 1, TP HCM sau kỳ họp thứ 1, Quốc hội Khoá XIV.
Chu tich nuoc: “Toi pham mang gay thiet hai cho doanh nghiep, to chuc”
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đại biểu Quốc hội tại đơn vị bầu cử số 1 đã tiến hành tiếp xúc cử tri quận 1, TP HCM 
Tại buổi tiếp xúc, hàng loạt vấn đề nóng bỏng như sự cố mạng tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) và Nội Bài (Hà Nội); thảm hoạ môi trường gây cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung, nạn tham nhũng, nợ công... được nhiều cử tri quan tâm đặt ra với các Đại biểu.

Gần 3.000 kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi Quốc hội

Sáng 20/10, tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Quốc hội.

Gan 3.000 kien nghi cua cu tri va nhan dan ca nuoc gui Quoc hoi
Toàn cảnh phiên khai mạc. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.