Cử tri Ai Cập chuẩn bị đi bỏ phiếu bầu cử Tổng thống

Các hòm phiếu sẽ bắt đầu mở cửa từ 9h sáng đến 21h tối và kéo dài trong ba ngày từ 26-28/3 để 60 triệu cử tri trong nước đi bầu.

Cử tri sẽ lựa chọn giữa hai ứng cử viên là Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi và Chủ tịch đảng Ghad Moussa Mostafa Moussa.
Trong trường hợp không có ứng cử viên nào giành chiến thắng ngay trong vòng đầu, cuộc bầu cử vòng 2 sẽ diễn ra từ ngày 24-26/4. Kết quả bầu cử vòng 1 sẽ được thông báo trong ngày 2/4 và trong trường hợp diễn ra bầu cử vòng 2 thì kết quả vòng này sẽ được công bố vào ngày 1/5.
Biểu ngữ của hai ứng cử viên tổng thống Ai Cập trong cuộc bầu cử năm 2018. Ảnh: AlAhram.
Biểu ngữ của hai ứng cử viên tổng thống Ai Cập trong cuộc bầu cử năm 2018. Ảnh: AlAhram. 
Chủ tịch Cơ quan Bầu cử Quốc gia Ai cập (NEC), ông Lasheen Ibrahim cho biết khoảng 18.678 thẩm phán tham gia giám sát quá trình bầu cử cùng với sự hỗ trợ của hơn 103.000 nhân viên, trong đó mỗi ủy viên có khoảng từ 6 đến 7 thư ký và kỹ thuật viên.
Ủy ban bầu cử đặc biệt quan tâm đến người khuyết tật, người già nên hầu hết các hòm phiếu đặt ở tầng trệt. Tham gia giám sát bầu cử còn có khoảng 48 tổ chức phi chính phủ. Khoảng 680 phóng viên nước ngoài tham gia đưa tin về cuộc bầu cử này.
Biểu ngữ ủng hộ Tổng thống El Sisi. Ảnh: AlAhram
 Biểu ngữ ủng hộ Tổng thống El Sisi. Ảnh: AlAhram
An ninh tại các điểm bầu cử và trên cả nước được tăng cường để cuộc bầu cử diễn ra an toàn và trật tự. Bộ Nội vụ Ai Cập cho biết kế hoạch an ninh đã được triển khai. Mọi biện pháp an ninh được tăng cường nhằm ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công khủng bố nào có thể xảy ra để phá vỡ ngày hội của người dân Ai Cập. Ngoài ra, các lực lượng an ninh tuần tra thường xuyên xung quanh các điểm bỏ phiếu.
Trong những tuần qua, các đường phố, đường cao tốc và địa điểm công cộng trên khắp Ai Cập được trang trí bằng các biểu ngữ ủng hộ ông El-Sisi và ông Moussa. Tổng thống El-Sisi chọn biểu tượng “ngôi sao” còn ông Moussa chọn biểu tượng “máy bay” trong 15 biểu tượng mà Cơ quan bầu cử quốc gia Ai Cập đưa ra. Việc sử dụng các biểu tượng này giúp các cử tri không biết chữ dễ dàng lựa chọn giữa hai ứng cử viên.
Trước đó, các ứng cử viên đã có gần một tháng để vận động tranh cử và đưa ra chương trình hành động nếu thắng cử. Đây là lần tranh cử thứ hai của Tổng thống Abdel-Fattah El-Sisi sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2014 với 97% số cử tri ủng hộ.
Ông Abdel-Fattah El-Sisi sinh ngày 19/11/1954 tại Cairo, từng giữ chức Giám đốc cơ quan tình báo quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước khi giữ chức Tổng thống vào năm 2014 và đang nhận được sự ủng hộ của đông đảo nghị sĩ trong Quốc hội, các đáng phái chính trị và các tổ chức, hiệp hội ở Ai Cập trong cuộc bầu cử lần này.
Biểu ngữ ở Giza ủng hộ Tổng thống Sisi trong cuộc bầu sắp tới. Ảnh: Ngọc Thạch
Biểu ngữ ở Giza ủng hộ Tổng thống Sisi trong cuộc bầu sắp tới. Ảnh: Ngọc Thạch 
Trong nhiệm kỳ đầu, ông Sisi đã lãnh đạo đưa Ai Cập ổn định, an ninh tránh khỏi vòng xoáy của xung đột, bạo lực hậu Mùa xuân Ả-rập, đặc biệt là các cải cách kinh tế, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các dự án lớn, tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia, chống khủng bố.
Theo ông Mohamed Abu Shoka, người phát ngôn của Tổng thống El-Sisi nếu thắng cử ông Sisi sẽ ưu tiên tập trung vào việc xây dựng thêm các dự án phát triển ở Ai Cập, tăng cường đối thoại với giới trẻ, chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Trong khi đó, ứng cử viên Moussa Mostafa Moussa sinh ngày 13/7/1952, là kiến trúc sư, từ lâu đã quan tâm đến chính trị và gia nhập Đảng Ghad năm 2005.
Ông Moussa nói rằng nền tảng chính sách của ông chủ yếu hướng về kinh tế và nhằm cải thiện mức sống của người Ai Cập, đồng thời hứa sẽ giúp đỡ những người có thu nhập thấp và nông dân, kiểm soát giá cả các mặt hàng cơ bản tăng cao, mở lại các nhà máy và cung cấp cho người dân các cổ phần trong các dự án quốc gia và các bệnh viện trong tương lai, xây dựng trường học.
Nếu không giành chiến thắng, ông Moussa nói rằng ông sẽ trình kế hoạch của mình cho tổng thống El Sisi, để có thể cùng nhau thực hiện nó và cải thiện cuộc sống của người dân Ai Cập.

Xe chở rác đầy thuốc nổ lao vào chốt an ninh Ai Cập

Một kẻ đánh bom liều chết lái một chiếc xe tải chở rác chất đầy thuốc nổ lao vào một trạm kiểm soát an ninh của Ai Cập gây nhiều thương vong.

Ít nhất 9 người thiệt mạng và 10 người bị thương sau khi một kẻ đánh bom liều chết lái một chiếc xe tải chở rác chất đầy thuốc nổ lao vào một trạm kiểm soát an ninh của Ai Cập bên ngoài một tòa nhà của lực lượng cảnh sát nước này ở thành phố el-Arish, thuộc bán đảo Sinai, phía Bắc Ai Cập ngày 9/1.
Xe cho rac day thuoc no lao vao chot an ninh Ai Cap
Cảnh đổ nát sau vụ đánh bom tại nhà thờ ở Cairo ngày 31/12/2016. Ảnh: EPA/TTXVN. 

Những hình ảnh về cuộc bạo loạn ở Ai Cập năm 2011

(Kiến Thức) - Những cuộc bạo loạn ở Ai Cập đã nổ ra vào năm 2011 giữa bối cảnh tình hình chính trị nước này hết sức rối ren.

Nhung hinh anh ve cuoc bao loan o Ai Cap nam 2011
 Các cuộc bạo loạn ở Ai Cập nổ ra trên nhiều đường phố hồi năm 2011 là một trong những hoạt động trong Cuộc cách mạng Ai Cập cùng năm và nó được tiếp sức từ cách mạng hoa nhài ở Tunisia. Trong ảnh, một người biểu tình đứng trước đám lửa cháy bùng bùng trong một cuộc bạo loạn ở Cairo ngày 28/1/2011. Ảnh Reuters

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.