Cử nhân Ngô Trọng Tố: Cuộc đời làm quan không tì vết

Trong gần 50 năm làm quan, Cử nhân Ngô Trọng Tố trải qua các chức vụ từ nhỏ đến lớn trong triều đình nhà Nguyễn.

Giữa thời kỳ đầy biến động lịch sử, sự nghiệp làm quan của ông được đánh giá không tì vết, hơn hẳn đồng liêu.

Cu nhan Ngo Trong To: Cuoc doi lam quan khong ti vet

Nhà thờ họ Ngô Đáp Cầu tại TP Bắc Ninh (Bắc Ninh).

"Ông Cử" Đáp Cầu Ngô Trọng Tố

Ngô Trọng Tố (1823 - 1905) quê xã Đáp Cầu, tổng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc (nay là phường Đáp Cầu, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Tương truyền, dòng họ của ông vốn xuất phát từ Bồ Châu, nay là xã Yên Lâm (Yên Mô, Ninh Bình) chuyển ra ở Đáp Cầu vào khoảng thế kỷ 15.

Theo tộc phả dòng họ Ngô, trải qua hơn 500 năm định cư tại Đáp Cầu, dòng họ Ngô tại đây đã xuất hiện nhiều nhân vật nổi tiếng, trong đó có Ngô Trọng Tố. Hành trình làm quan của Ngô Trọng Tố trải qua nhiều lĩnh vực ở nhiều địa phương. Là người Kinh Bắc nhưng ông cũng từng gắn bó hàng chục năm ròng ở dải đất miền Trung.

Cu nhan Ngo Trong To: Cuoc doi lam quan khong ti vet-Hinh-2

Chân dung Tổng đốc Ngô Trọng Tố.

Tư liệu ghi chép về Ngô Trọng Tố được thể hiện khá kỹ lưỡng trong hệ thống Châu bản triều Nguyễn cũng như trong các bằng sắc do triều đình nhà Nguyễn ban cấp mà dòng tộc vẫn lưu giữ được cho tới ngày nay. Đặc biệt, sách "Đại Nam thực lục" - bộ chính sử triều Nguyễn cũng có khá nhiều ghi chép liên quan đến vị đại quan Ngô Trọng Tố.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hà - Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Nghệ An, thì phần lớn cuộc đời làm quan của Ngô Trọng Tố rơi vào thời điểm đất nước diễn ra nhiều biến động phức tạp, trong giai đoạn có nhiều "giông bão" của lịch sử Việt Nam.

Các nguồn đăng khoa triều Nguyễn cho thấy, Ngô Trọng Tố đỗ Cử nhân trường Hà Nội trong khoa thi năm 1843 dưới thời vua Thiệu Trị. Khi ấy ông vừa 21 tuổi, làm quan trải các chức Tri huyện, Tuần phủ, Án sát, Tổng đốc… Tuy nhiên đến nay, giới nghiên cứu chưa thể xác định sau khi đỗ đạt, ông có ra làm quan ngay không, và thông thường dưới triều Nguyễn, người đỗ cử nhân thì ít nhất được bổ chức quan Tri huyện hoặc tương đương.

Mãi đến những năm khoảng 1870 mới có những tư liệu ghi chép về hoạt động của Cử nhân Ngô Trọng Tố. Năm 1871, Ngô Trọng Tố lãnh chức quan Khoa đạo Quảng Ngãi, chuyên trách giám sát dân tình và các quan ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình.

Năm này, ông gửi một bản tấu, ghi rõ: "Khoa đạo Ngô Trọng Tố tâu: Hôm nay thần được phái đi các tỉnh Trị Bình, An Tĩnh, điều tra dân tình và các khoản về quan lại tham nhũng, công việc rất qua loa, cần người để sai bảo. Thần đã đệ trình lên Viện trưởng Hoàng Diệu để xét".

Đến năm 1873, Ngô Trọng Tố giữ chức Án sát Quảng Ngãi phụ trách công việc đôn đốc, giám sát vận tải lương thực. Hai năm sau, Ngô Trọng Tố với vai trò quan Khoa đạo, đã đề nghị phạt 1 tháng lương đối với một vị quan bỏ chầu tại điện Văn Minh.

Năm 1877, sách "Đại Nam thực lục" ghi Ngô Trọng Tố giữ chức "Binh khoa Chưởng ấn". Ngô Trọng Tố được đề cập đến trong một văn bản được ghi trong thời Tự Đức thứ 30 (1877) cùng với quan Đốc hộ Nguyễn Trọng Hợp và quan Kinh lý Hà đê sứ Phạm Thận Duật trong việc kiểm tra về tính khách quan của một vụ án.

Lúc này, Ngô Trọng Tố đến gặp Hội đồng Đốc phủ Hà Nội để xem xét: "Nguyên Án sát Nam Định Nguyễn Tái vì có việc phải tội đồ. Trước Tái vì giấu bớt những tài sản của người tuyệt tự, ủy cho người nhà nhận mua.

Bị Hộ đốc là Nguyễn Trọng Hợp tâu hặc, đã phái Ngự sử Tống Phúc Trạch đi tra án nghĩ giáng 1 cấp đổi đi nơi khác; sau Kinh lý Hà đê sứ Phạm Thận Duật tâu nói, án ấy tra nghĩ dụng tình tư vị, mới chuẩn cho Nguyễn Tái và Tống Phúc Trạch đều phải triệt lưu hậu cứu, đổi phái Binh khoa Chưởng ấn Ngô Trọng Tố đến ngay Hội đồng với đốc, phủ Hà Nội xét nghĩ".

Gắn bó với mảnh đất miền Trung

Cu nhan Ngo Trong To: Cuoc doi lam quan khong ti vet-Hinh-3

Bia đá tại nhà thờ họ Ngô Đáp Cầu.

Năm 1878, Ngô Trọng Tố cùng quan Ngự sử Nguyễn Sơn Tăng được điều đi kiểm tra tình hình đời sống cũng như sự nhũng nhiễu của quan lại các địa phương để tâu lên do kỳ giá gạo tăng cao vọt.

Quan tâm đến đời sống của nhân dân, đặc biệt là các tỉnh thường xuyên bị thiên tai, mất mùa. Biện pháp tức thời để cứu đói cho người dân lúc giáp hạt là lấy thóc của nhà nước bán ra nhằm bình ổn giá cả và thực hiện cấp phát chẩn cho dân nghèo, dân đói.

Sách "Đại Nam thực lục" cho biết: "Khâm phái Ngô Trọng Tố đem dân tình của các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh tâu lên xin lượng cho lấy thóc bán ra, cho dân vay và chẩn cấp. Vua cho, sai các quan tỉnh xét tình dân mà làm cho ổn thỏa".

Để giúp xử lý công việc, Ngô Trọng Tố đã chọn những người cần mẫn, siêng năng. Chính vì thế, ông từng đề nghị cân nhắc chuyển bổ những người vì việc chung phục vụ lên chức quan cao hơn, đồng thời không ngại đề nghị giáng cấp những kẻ lười biếng không quan tâm đến dân tình.

Trong thời gian này, Ngô Trọng Tố vẫn chủ yếu làm công việc của quan Khoa đạo gắn với Án sát, trong đó có việc xác định và tìm kiếm các thông tin liên quan đến nhà yêu nước Trương Định - thủ lĩnh phong trào chống thực dân Pháp xâm lược.

Năm 1871, Ngô Trọng Tố đã báo cáo về nơi ở và sinh sống của Trương Quyền - con trai nhà yêu nước Trương Định với Viện Cơ mật. Bởi sau khi Trương Định hi sinh, con ông là Trương Quyền rút lên Châu Đốc để tiếp tục chống thực dân Pháp thêm 6 năm nữa.

Có thể nói rằng, giai đoạn này triều đình nhà Nguyễn vẫn còn có nhiều tư tưởng tích cực trong việc chống Pháp, trong đó có tinh thần ủng hộ, tuyên dương, cổ vũ những sĩ phu đứng lên. Vì thế, những hành động của các quan địa phương đứng chân trên các địa bàn này như Đào Dao, Ngô Trọng Tố đã đóng góp vai trò nhất định trong việc chống Pháp ở các địa phương.

Năm 1882, thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ 2, thành Hà Nội thất thủ, Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết; năm 1884 diễn ra Hòa ước cuối cùng giữa triều đình Nguyễn với chính quyền thực dân Pháp.

Khoảng năm 1885, Ngô Trọng Tố làm Thị lang bộ Lễ trong hoàn cảnh triều đình gặp nhiều khó khăn trong quan hệ với Pháp. Có lẽ, Ngô Trọng Tố được cử về giữ chức Thị lang bộ Lễ ở triều đình Huế trong một thời gian không lâu thì ông được điều chuyển trở lại miền Trung.

Đúng vào thời điểm vua Hàm Nghi vào rừng kháng Pháp (tháng 7/1885) cũng là thời điểm Ngô Trọng Tố được điều chuyển về Hà Tĩnh giữ chức Tuần phủ. Sách "Đại Nam thực lục" ghi: "Hàm Nghi nguyên niên (1885), tháng 7 cho Thị lang bộ Lễ là Ngô Trọng Tố, đổi lĩnh Tuần phủ Hà Tĩnh".

Với một tỉnh lớn thì Tổng đốc là quan đứng đầu còn với một tỉnh nhỏ như Hà Tĩnh thì Tuần phủ là quan đứng đầu. Khi ông về nhậm chức Tuần phủ Hà Tĩnh, thiếu thốn đủ bề, ấn kiếm không có, phải cho đốc công chế cho ấn, kiếm bằng gỗ để dùng tạm.

Trong thời gian này, vùng đất Hà Tĩnh từng được nhà yêu nước Phan Đình Phùng chọn làm cơ sở kháng chiến, nơi căn cứ địa chống Pháp nổi tiếng với khởi nghĩa Hương Khê. Dù chỉ đảm nhiệm chức Tuần phủ Hà Tĩnh trong thời gian 4 tháng, song Ngô Trọng Tố đã kịp cho thành lập "Đội vệ binh".

Cu nhan Ngo Trong To: Cuoc doi lam quan khong ti vet-Hinh-4

Sắc phong năm Thành Thái thứ 5 (1893) ban cho Ngô Trọng Tố.

Cu nhan Ngo Trong To: Cuoc doi lam quan khong ti vet-Hinh-5

Bút tích Cử nhân Ngô Trọng Tố trong lời tựa gia phả năm 1874.

Có tiếng hơn hẳn đồng liêu

Sau khi chuyển từ Tuần phủ Hà Tĩnh, Ngô Trọng Tố lại được chuyển về làm Tổng đốc Ninh - Thái (Bắc Ninh - Thái Nguyên) với lý do: "Quan Tổng đốc tiền nhiệm lười biếng, không biết giữ yên. Việc này đã bị quan đại thần Nguyễn Trọng Hợp hặc tội, vì thế mà triều đình đã đổi Ngô Trọng Tố từ chức Tuần phủ Hà Tĩnh chuyển ra làm Tổng đốc Ninh - Thái".

Việc Ngô Trọng Tố về làm quan đứng đầu tỉnh - nơi quê hương của mình không chỉ là một ngoại lệ, mà còn là việc hiếm có đối với triều Nguyễn vì chính sách "hồi tỵ". Tuy nhiên, Ngô Trọng Tố chỉ giữ chức Tổng đốc Ninh - Thái có 5 tháng (tháng 12/1885 đến tháng 5/1886) rồi chuyển sang làm Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên (Hưng Hóa - Lạng Sơn - Tuyên Quang).

Sau khi hết giai đoạn làm Tổng đốc Ninh - Thái, Ngô Trọng Tố đã gửi tờ tâu sang Nha Kinh lược sứ ở Bắc Kỳ, xin nghỉ việc với lý do tuổi đã cao, già yếu. Lúc này, ông đã 64 tuổi nhưng vẫn không được triều đình chấp thuận mà tiếp tục lãnh chức Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên. Mãi đến tháng 8/1887 ông mới được về hưu, người thay ông là Vũ Văn Báo - vốn là Tổng đốc Nam Định - Ninh Bình.

Con đường làm quan của Tổng đốc Ngô Trọng Tố nhìn chung suôn sẻ, thăng tiến đều đặn và vững chắc mặc dù ông làm quan trong một giai đoạn đầy những biến động phức tạp của thời cuộc. Thực dân Pháp từng bình định và biến Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, nhưng Ngô Trọng Tố vẫn thể hiện một con người hết lòng vì công việc, vì nước, vì dân và vì triều đình.

Kể từ khi thi đỗ cử nhân cho đến khi về hưu, trải qua gần 50 năm làm quan, việc nào ông cũng hoàn thành. Dưới sự giám sát, quản lý của Ngô Trọng Tố đối với dải đất miền Trung khắc nghiệt, nhiều thiên tai, ông thường xuyên đề xuất những chính sách kịp thời, thiết thực để cứu đói, phát chẩn cho dân của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…

Qua các nguồn sử liệu để lại cho thấy, con đường làm quan của Tổng đốc Ngô Trọng Tố gặp nhiều thuận lợi và dường như không có tì vết. Ông là người được coi là một vị quan mẫn cán, có trách nhiệm chăm lo đến đời sống của người dân nơi ông được giao đảm nhiệm, ông tận tụy với triều đình, làm tròn trọng trách của mình.

Sắc phong năm Đồng Khánh thứ 2 (1887) viết rằng: "Thị lang lĩnh Sơn Hưng Tuyên Tổng đốc Ngô Trọng Tố là người có tài phụ giúp, trụ cột của triều đình, đã trải qua các chức vụ từ nhỏ ở quận huyện đến quan trọng ở trong triều, có tiếng hơn hẳn đồng liêu, liên tục được ban tặng nơi miếu đường, nghi thức rạng rỡ vẻ vang, cần cù trong công việc, được kính trọng".

Hậu duệ của Cử nhân Ngô Trọng Tố có nhà trí thức nổi tiếng Ngô Thế Loan. Xuất thân là nhà thầu khoán xây dựng và vận tải đường thủy, năm 1930 - 1934 ông được giới công thương tỉnh Bắc Ninh bầu làm Nghị viên và được Viện Dân biểu Bắc Kỳ cử làm Thành viên dự khuyết tại Hội đồng Kinh tế Tài chính Đông Dương.

Năm 1935 - 1945, ông là Cố vấn Hội đồng thành phố Bắc Ninh. Năm 1942, ông là người thầu đào nắn đoạn sông Thái Bình ở Phả Lại để nước sông Cầu và sông Lục Nam qua sông Kinh Thầy chảy thẳng ra cửa Cấm nhằm giảm bớt phù sa ở cửa biển Hải Phòng.

Trong Cách mạng tháng Tám, ông Ngô Thế Loan tham gia giành chính quyền ở Bắc Ninh, sau đó được bầu làm Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Ninh.

"Trẫm nghĩ: Bề tôi xả thân vì nghĩa, trước sau hết mình với công việc. Nét đẹp đãi sĩ của triều đình muốn là để tặng thêm ân huệ cho bậc kỳ cựu. Điển chương sáng tỏ, nghi thức truyền lan. Xét thấy: Ngô Trọng Tố nguyên giữ chức Tuần phủ, Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên là bậc nho nhã có tiếng, trọng thần từng trải. Từ khi làm quan một lòng trung thành. Đến khi vào triều, công lao phụ giúp rạng rỡ. Nhiều năm kinh lịch, một tiết thanh bạch liêm cần. Khi lực đã bất tòng tâm, bèn xin về nghỉ. Ban ân trước nghĩ người già, nghi thức cần nên long trọng. Nay gia ân chuẩn: Chức Tổng đốc thực thụ, được về quê hưu trí, ban cho cáo mệnh" - trích "Sắc phong năm Thành Thái thứ 5 (1893)".

Ảnh cực hiếm về quê hương quan họ Bắc Ninh năm 1899

(Kiến Thức) - Cùng xem những hình ảnh khó quên về Bắc Ninh năm 1899 được trích từ ấn phẩm "Cái nhìn về xứ Đông Dương, 1899" (Vues de l'Indo-Chine, 1899) xuất bản ở nước Pháp xưa.

Anh cuc hiem ve que huong quan ho Bac Ninh nam 1899
Một phố buôn bán ở Bắc Ninh năm 1899. Ảnh: Bunum.univ-cotedazur.fr.

Vị quan đề xuất chọn 10/3 Âm lịch làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Ông bấy giờ đang là tuần phủ Phú Thọ, người đầu tiên chọn 10/3 Âm lịch hàng năm làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

Vi quan de xuat chon 10/3 Am lich lam ngay Gio to Hung Vuong

Theo sách Giải đáp mọi chuyện về khoa học xã hội, ngày Giỗ tổ Hùng Vương (Lễ hội Đền Hùng) không phải là ngày Giỗ cụ thể của một vị vua Hùng nào, đó là ngày quy ước, được chọn làm Giỗ quốc tổ Hùng Vương, tức 18 đời vua Hùng. Đây cũng được xem là ngày tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước.

Vi quan de xuat chon 10/3 Am lich lam ngay Gio to Hung Vuong-Hinh-2

Theo Ngọc phả đền Hùng, ngay từ buổi đầu độc lập, các triều đại như Đinh, Lê, Lý, Trần…đã có nhiều hoạt động dâng hương tưởng nhớ công lao các vua Hùng. Tuy nhiên, phải đến năm 1917, vua Khải Định triều Nguyễn mới chính thức lấy ngày 10/3 Âm lịch hàng năm làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

Những vị quan nước Việt thanh liêm thời phong kiến được người đời tôn kính

Lịch sử phong kiến Việt Nam hàng ngàn năm qua ghi nhận nhiều vị quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực. Có người không vì vàng bạc châu báu mà làm chuyện đại nghịch, có người liêm khiết thương dân đến độ được coi là Phật sống.

Nhung vi quan nuoc Viet thanh liem thoi phong kien duoc nguoi doi ton kinh
 Điện thờ quan tri huyện Nguyễn Thiện Năng ở Miếu Thần Minh. Ảnh: Pháp luật Việt Nam
Dân kính trọng, đạo tặc tránh xa

Đọc nhiều nhất

Tin mới