Cụ bà 73 bị nhà hàng xóm “ngồi” lên trên đầu: Trách nhiệm chính quyền ở đâu?
(Kiến Thức) - Bà Tiến (73 tuổi, phường Bách Khoa, Hà Nội) cho biết bà bị hàng xóm xây dựng trái phép, lấn chiếm khoảng lưu không, tự ý tác động vào kết cấu nhà mình, dù đã làm đơn lên phường nhiều năm nay nhưng không được giải quyết.
Quý An - Gia Đạt
Liên quan đến vụ việc "Cụ bà 73 tuổi bỗng dưng bị nhà hàng xóm 'ngồi' lên trên đầu" mà Kiến Thức đã phản ánh. Chia sẻ câu chuyện của gia đình mình, bà Đặng Thị Kim Tiến (73 tuổi, P101B K12, khu tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bày tỏ sự bức xúc khi nhiều năm qua gia đình làm đơn gửi đến phường Bách Khoa nhưng không được giải quyết.
Suốt nhiều năm qua, ngôi nhà nằm ở tầng 1 của bà Tiến bị căn hộ hàng xóm ở tầng 4 lấn chiếm khoảng lưu không, phần diện tích lấn chiếm (chuồng cọp) "ngồi xổm" lên trên nhà bà Tiến. Thậm chí, những trụ sắt chống đỡ cho "chuồng cọp" xây dựng trái phép, tự ý cơi nới còn tự ý cắm xuống nhà bà Tiến làm ảnh hưởng đến kết cấu nhà.
Trước những vi phạm về xây dựng của hàng xóm bà Tiến, chính quyền lại "bó tay" khi cho rằng đó là do sai phạm đã từ lâu.
"Chuồng cọp" của nhà ông Thủy chống cọc sắt lên trên nhà của bà Tiến - nơi đang cho cửa hàng Guardian thuê lại để kinh doanh.
Bà Tiến bức xúc: "Tôi chính thức làm đơn gửi phường từ năm 2015, tuy nhiên đến nay sự việc vẫn không được phường giải quyết, trong khi sai phạm thì rõ mồn một. Khi tôi gửi đơn ra phường thì bị Chủ tịch phường 'bác đơn', không giải quyết vì lý do người ta (gia đình ông Thủy - PV) làm từ lâu rồi".
Một trong rất nhiều những lá đơn được bà Tiến gửi đến cơ quan chức năng nhưng không nhận được câu trả lời.
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Nguyễn Anh Tuấn (Giám đốc công ty Luật Đại Nam) đã có những phân tích dưới góc độ pháp lý về vụ việc.
Luật sư Tuấn cho biết, theo đơn của bà Tiến, nếu bà có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu ngôi nhà và đã thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước về phần đất lưu không đang bị hàng xóm lấn chiếm thì chính quyền phải có trách nhiệm xử lý, trả phần diện tích đất, phần đất lưu không về nguyên hiện trạng ban đầu.
Luật sư phân tích thêm, trong trường hợp căn hộ hàng xóm xây dựng, cơi nới căn hộ không phép thì đó là hành vi vi phạm khoản 5 Điều 6, Luật nhà ở 2014 “5.
Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian và các phần thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư.
"Đối với hành vi sai phạm này, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, buộc phải tháo dỡ, trong trường hợp không tự tháo dỡ thì cơ quan chức năng sẽ tổ chức cưỡng chế, chi phí cưỡng chế do người vi phạm chi trả.
Mặt khác, căn cứ vào theo quy định tại điểm đ, khoản 7, Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP xử bị phạt từ 50 đến 60 triệu đồng, cụ thể đối với hành vi: “ đ) Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung” - luật sư Tuấn nói.
Luật sư Nguyễn Anh Tuấn cho rằng các cấp chính quyền đã vô trách nhiệm trước đơn thư của người dân.
Trao đổi về trách nhiệm của chính quyền địa phương, luật sư cho rằng việc để xây dựng trái phép này thể hiện sự buông lỏng quản lý của địa phương, cụ thể là UBND phường Bách Khoa, UBND quận Hai Bà Trưng.
UBND phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Luật sư nhìn nhận: "Người dân (cụ thể là người bị xâm phạm đến quyền lợi) trình báo nhưng không được giải quyết thể hiện sự vô trách nhiệm của các cấp chính quyền.
Việc để xảy ra vi phạm này, trách nhiệm đầu tiên thuộc về Chủ tịch UBND phường Bách Khoa.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng đã thực hiện không đúng những quy định trên, xâm phạm đến trật tự xây dựng đô thị và quyền, lợi ích của người dân.
Đối với việc Chủ tịch UBND Quận không đôn đốc, xử lý sai phạm trên, không thực hiện đúng chức trách của mình theo quy định, Chủ tịch UBND TP Hà Nội có thẩm quyền căn cứ vào quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 10, Nghị định 180/2007/NĐ- CP.
Liên lạc với phường Bách Khoa, lãnh đạo phường này cáo bận vì có lịch họp dù trước đó PV đã đặt lịch hẹn. Khi PV đề nghị phường bố trí thời gian làm việc cụ thể thì không nhận được câu trả lời.
Quy định tại khoản 1, Điều 3 của Quy chế. Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND về Trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng :
“1. Trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn cấp xã theo quy định tại Điều 113 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Điều 10 của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng) và các quy định khác có liên quan;
Tại khoản 1, Điều 10, Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định rất rõ như sau: 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã)
a) Đôn đốc, kiểm tra tình hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn, ban hành kịp thời quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo thẩm quyền;
b) Xử lý những cán bộ dưới quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm;
c) Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn”
Đối với trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng khi nhận được đơn thư của công dân phải tiến hành kiểm tra và xử lý theo quy định tại khoản 2, Điều 3 của Quy chế. Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND, Cụ thể như sau:
“ 2. Trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn cấp huyện theo quy định tại Điều 100 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Điều 10 của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng) và các quy định khác có liên quan;
b) Thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng); khoản 2 Điều 38 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và các quy định khác có liên quan.
Áp dụng Điều 18 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 quy định Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng mà công trình xây dựng đó đã bị Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng.
2. Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện cưỡng chế phá dỡ những công trình xây dựng vi phạm theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và của Chánh thanh tra Sở Xây dựng.
3. Xử lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và những cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng bao che cho hành vi vi phạm.
Tổ dân phố tự ý tháo dỡ tài sản người dân có thể bị truy cứu hình sự
(Kiến Thức) - Theo luật sư Trương Quốc Hòe, Tổ trưởng tổ dân phố hoàn toàn không có thẩm quyền cưỡng chế, do đó hành vi tự ý tổ chức nhân dân tháo dỡ đất nhà tạm, san ủi đất để làm đường là trái quy định của pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự
Liên quan đến vụ việc bà Đào Thị Dung (62 tuổi, Tổ trưởng tổ dân phố số 36 phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội) cùng tổ dân phố tự ý tháo dỡ tài sản trên đất, san mặt bằng để làm đường trên miếng đất được cho của ông Phạm Công Thành (là thương binh hạng 3/4, sống tại Hà Nội) - nhân vật trong bài viết "Về quê ăn Tết, quay trở lại không thấy “nhà” đâu" mà Kiến Thức phản ánh.
Phù Yên - Sơn La: Nhan nhản công trình vi phạm trật tự xây dựng, Chính quyền bất lực?
(Kiến Thức) - Thời gian qua, tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La nhiều công trình xây dựng trái quy định mọc lên ngay cạnh QL37, nhiều nhà được xây dựng trái phép trong vùng quy hoạch dự án mở rộng thị trấn Phù Yên nhưng Chính quyền "bất lực" để vi phạm xảy ra.
Tìm hiểu của phóng viên về tình trạng xây dựng trái phép tại huyện Phù Yên trong thời gian qua cho thấy, nhiều công trình của người dân xây dựng trái phép trên địa bàn xã Huy Hạ.
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Dưa hấu Densuke chỉ trồng được ở phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) có màu đen bóng, có phần thịt quả giòn, độ ngọt cao hơn các giống dưa hấu khác và ít hạt hơn.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.