CSGT bí mật ghi hình trẻ không đội mũ bảo hiểm

Tại TPHCM, CSGT bí mật ghi hình phụ huynh chở trẻ em không đội MBH để phối hợp nhà trường nhắc nhở, cảnh báo…


CSGT bi mat ghi hinh tre khong doi mu bao hiem
Ảnh minh họa
Ngày 10/4, CSGT trên toàn quốc đồng loạt xử lý vi phạm đối với trẻ em không đội mũ bảo hiểm (MBH), xử phạt 1.210 trường hợp.
Tại nhiều địa phương, lực lượng CSGT cắm chốt tại các cổng trường để nhắc nhở, tuyên truyền xử phạt những trường hợp cố ý không đội MBH cho trẻ khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện… lưu thông trên đường.
Trung tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Tuyên truyền pháp luật ATGT (Phòng 4 - Cục CSGT), cho biết, trong ngày đầu, ra quân lực lượng CSGT tại 47/63 tỉnh, thành đã lập 1.280 biên bản vi phạm MBH đối với trẻ em, xử phạt 1.210 trường hợp, nhắc nhở 1.390 trường hợp.
Trung tá Nhật cho biết, học sinh 16 - 18 tuổi khi điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện không đội MBH sẽ bị xử phạt 1/2 số tiền so với mức quy định; phụ huynh hoặc người giám hộ sẽ chịu trách nhiệm nộp phạt. Nếu học sinh 6 - 14 tuổi không đội MBH ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện lưu thông trên đường thì người điều khiển sẽ phải chịu trách nhiệm nộp phạt.
Ghi nhận tại Hà Nội cho thấy, số học sinh không đội MBH có giảm, tuy nhiên, vẫn còn nhiều phụ huynh, học sinh không đội MBH. Từ ngày 6 đến 9/4, lực lượng CSGT nhắc nhở, tuyên truyền 562 trường hợp không đội MBH. Sáng 10/4, các tổ công tác thuộc Phòng CSGT Công an Hà Nội xử lý 126 trường hợp vi phạm về đội MBH cho trẻ em.
CSGT bi mat ghi hinh tre khong doi mu bao hiem-Hinh-2
Với trường hợp có nhiều học sinh vi phạm, CSGT sẽ kiến nghị xử lý trách nhiệm hiệu trưởng. Ảnh: Trọng Đảng.  
Sẽ xử lý trách nhiệm hiệu trưởng
Lãnh đạo Phòng CSGT (PC67) - Công an thành phố Hà Nội cho biết, với trường có nhiều học sinh vi phạm, sẽ đề nghị Sở GD&ĐT xử lý trách nhiệm hiệu trưởng.
Tại nút giao thông Quang Trung - Lê Trọng Tấn (Hà Đông), từ 7h đến 7h30, tổ công tác của Đội CSGT số 7, PC67 xử lý hơn 10 trường hợp học sinh đi xe đạp điện không đội MBH. “Do các em đã trên 16 tuổi nên sau khi tuyên truyền cho các em hiểu về hành vi vi phạm của mình, chúng tôi đã ra quyết định xử phạt trực tiếp mỗi trường hợp vi phạm là 75.000 đồng”, Thượng úy Phạm Ngọc Thành, Đội phó Đội CSGT số 7, cho biết.
Khoảng 14h chiều qua, Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng Phòng CSGT - Công an thành phố Hà Nội, cho biết, trong ngày ra quân đầu tiên, các tổ công tác đã xử lý 199 trường hợp vi phạm, tạm giữ 13 phương tiện (mô tô, xe đạp, xe máy điện), nhắc nhở 44 trường hợp vi phạm về MBH học sinh.
Theo ông Hùng, những ngày tới, dựa trên kết quả xử lý vi phạm, Phòng CSGT Hà Nội sẽ lập danh sách cụ thể các cá nhân, học sinh vi phạm để gửi đến Sở GD&ĐT Hà Nội. “Với các trường có nhiều học sinh vi phạm được thống kê, lên danh sách, Phòng CSGT Hà Nội sẽ kiến nghị lãnh đạo Sở GD&ĐT xử lý trách nhiệm hiệu trưởng”, ông Hùng nói.
Bí mật ghi hình trước cổng trường
Ngày 10/4, lực lượng CSGT TPHCM kiểm tra, xử lý 126 trường hợp vi phạm quy định bắt buộc đội MBH cho trẻ em. CSGT cũng nhắc nhở 951 lượt phụ huynh điều khiển mô tô, xe gắn máy chở trẻ em không đội MBH.
Theo Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM (PC67), từ ngày 10/4, lực lượng CSGT toàn thành phố đồng loạt ra quân, thời gian kiểm tra từ 16 giờ đến 18 giờ hằng ngày, nhằm hạn chế ảnh hưởng việc học tập của học sinh.
PC67 sẽ dùng camera nghiệp vụ bí mật đến các trường học ghi lại các hình ảnh vi phạm của phụ huynh chở trẻ em không đội MBH. Sau đó, phối hợp nhà trường mời phụ huynh đến tuyên truyền, nhắc nhở. Nếu vi phạm nhiều lần có thể cảnh cáo, nêu tên học sinh và phụ huynh đó trước trường.
Việc ra quân kiểm tra MBH tại các cổng trường khiến nhiều phụ huynh lo lắng bắt đầu đi mua MBH. Tại các cửa hàng bán MBH cho trẻ em trên đường Võ Thị Sáu, Nguyễn Thông (quận 3), Cách Mạng Tháng Tám (quận 10), Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình)..., khách ghé mua tăng cao.
Anh Lê Thắng, chủ cửa hàng MBH T.L trên đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình cho biết, giá mũ không thay đổi so với trước, dao động 120.000 - 200.000 đồng/cái. “Mấy ngày này bán khá nhiều, tăng 20-25%”, anh Thắng nói.
Các cửa hàng trên đường Nguyễn Trãi bày bán MBH giá rẻ: 50.000 - 150.000 đồng/cái. Cá biệt, một vài sạp lề đường Nguyễn Tri Phương (quận 5) và Cách Mạng Tháng Tám (quận 3) công khai chào mời MBH không có tem quy chuẩn với giá 15.000 - 35.000 đồng/cái.

Hú hồn bị “CSGT nhí” thổi... phạt

(Kiến Thức) - Đang chạy trên đường, nhiều người giật mình vì tiếng còi “tuýt” và té ngửa với chú nhóc trong trang phục nón, gậy Công an rất...chuyên nghiệp.

Nhiều người lưu thông trên đường Nguyễn Thị Định hướng vào cảng Cát Lái, quận 2-TPHCM chiều 2/9, đều giật mình vì tiếng còi "tuýt" của CSGT...
Nhiều người lưu thông trên đường Nguyễn Thị Định hướng vào cảng Cát Lái, quận 2-TPHCM chiều 2/9, đều giật mình vì tiếng còi "tuýt" của CSGT...

Đắng lòng cổng làng hoành tráng 300 triệu của thôn nghèo!

(Kiến Thức) - Dân không thể nhìn ngắm cái cổng làng hoành tráng 300 triệu đồng mà no được, cũng như không thể ngắm pháo hoa mà hết nghèo...

Người dân ở thôn 2 (xã Trà Thủy, huyện miền núi Trà Bồng, Quảng Ngãi) vừa được chính quyền huyện ưu ái tặng cho một món quà thật giá trị: Cái cổng chào được xây dựng với chi phí gần 300 triệu đồng từ ngân sách địa phương.

Dang long cong lang hoanh trang 300 trieu cua thon ngheo!
 Cổng làng hoành tráng 300 triệu.

Một cái cổng thật “hoành tráng” so với cấp độ của một thôn chỉ có 107 hộ dân. Nhưng sự hoành tráng của nó có lẽ ở chi phí mà người ta đã xây dựng hơn là cái hình ảnh thực của nó. Bỏ ra một đống tiền để có một cái cổng chào phơi nắng phơi mưa quanh năm suốt tháng và chỉ để ghi mỗi cái danh “Thôn văn hóa” thì quả thực là một sự lãng phí ghê gớm!

Nhưng sự lãng phí ấy có thể thông cảm được bởi văn hóa cổng chào vốn là nét đặc trưng của xứ ta từ xưa đến nay, cho nên không làng xã nào mà lại không có một cái cổng chào. Cổng chào còn hiện diện sừng sững ở các cửa ngõ ra vào các huyện, tỉnh, thành phố khắp cả nước. Hầu hết những cái cổng chào đồ sộ ấy chỉ có chức năng chuyển tải mỗi cái thông điệp: Huyện/tỉnh/thành X kính chào quí khách và “See you again!”.

Thế nhưng, điều khiến dư luận không thể thông cảm nổi khi biết hiện tình của người dân thôn 2 xã Trà Thủy ra sao. Thôn có 107 hộ với 365 khẩu, thì số hộ nghèo chiếm đến hơn một nửa: 57 hộ với 200 khẩu. Mức thu nhập trung bình của cả thôn chưa đến 500.000 đồng/tháng/người. Quả là những con số gây sốc! Và thật phản cảm khi trên cái cổng chào hoành tráng kia người ta kẻ dòng chữ to đùng: “Thôn văn hóa – thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng”. Chao ôi, thôn văn hóa mà có hơn một nửa là số hộ nghèo với nhà cửa dột nát!? Chẳng hiểu các vị lãnh đạo huyện Trà Bồng căn cứ vào tiêu chí nào mà “ban tặng” thôn nghèo cái danh hiệu cao quí ấy?

Dang long cong lang hoanh trang 300 trieu cua thon ngheo!-Hinh-2
 Nhà của một hộ dân ở thôn 2 Trà Thủy.

Trong hoàn cảnh hiện tại của mình, cái mà người dân thôn 2 Trà Thủy cần là cơm ăn, áo mặc là nhà cửa không bị dột nát, con cái không bị thất học vì nghèo đói chứ không phải là cái cổng chào xa xỉ đứng trơ trọi, lạc lõng ở ngoài đầu thôn kia. Nếu chính quyền thực sự quan tâm tới bà con thì hãy bằng những việc làm thiết thực giúp họ từng bước thoát nghèo. Dân không thể nhìn ngắm cái cổng làng hoành tráng mà no được, cũng như không thể ngắm pháo hoa mà hết nghèo như một vị quan chức ở thủ đô từng “lí luận”.

Bởi thế, dư luận không thể đồng tình với lời giải thích mà ông Nguyễn Thanh Tùng, trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Trà Bồng, đại diện chủ đầu tư đưa ra: “Việc huyện đầu tư để xây cổng chào to như vậy cho thôn 2 là bởi đây là nơi mà người dân có công lớn trong việc bảo tồn và lưu giữ bản sắc văn hóa của đồng bào người Kor ở địa phương. Vì vậy huyện muốn làm điều gì đó cho người dân nơi đây”. 

Thì ra, món quà đặc biệt này không phải từ trên trời rơi xuống mà là phần thưởng cho đồng bào đã có công sức bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nhưng than ôi, liệu cái cổng chào mà huyện tặng, có làm được điều gì đó cho đồng bào như ông trưởng phòng VHTT nói trong công cuộc bảo tồn văn hóa dân tộc khi mà cuộc sống của hơn một nửa hộ dân trong thôn còn nghèo khó? Hay món quà ấy suy cho cùng chỉ là sự giải ngân cho một “dự án” đã được tính toán sẵn?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.