COVID-19: Để đảm bảo nền kinh tế không bị đổ gãy, phải làm gì?

(Kiến Thức) - Thủ tướng  yêu cầu tiếp tục quyết liệt, kiên trì phấn đấu, không để nền kinh tế bị đổ gãy”, Thủ tướng định hướng và gợi ý đẩy mạnh các công cụ kinh tế cần áp dụng như: Kích thích tài khóa thông qua giảm, giãn thuế, phí và giảm chi tiêu công…..

Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020 vào chiều 1/4, Thủ tướng nêu rõ Chính phủ đã chỉ đạo chủ động, kịp thời, quyết liệt, có đối sách đúng. Đồng thời, đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là sự nỗ lực của đội ngũ y, bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch.
Thủ tướng dẫn lại kết quả cuộc khảo sát do tổ chức Dalia Research, có trụ sở tại Berlin (Đức) tiến hành tại 45 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp châu lục cho thấy Việt Nam có tỉ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ cao nhất thế giới (62%). Thủ tướng nhìn nhận, điều này cho thấy sự đồng tâm, hiệp lực của chúng ta trong cuộc chiến chống COVID-19.
“Sắp tới phải làm quyết liệt hơn nữa, làm sao trong 15-20 ngày tới, có thể trong vòng 1 tháng, không để dịch bùng nổ nặng nề ở Việt Nam. Muốn như vậy, cả hệ thống chính trị phải đoàn kết, muôn người như một, quyết tâm cao”, Thủ tướng nhấn mạnh.
COVID-19: De dam bao nen kinh te khong bi do gay, phai lam gi?
 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP
Không phải “ngăn sông”, cấm chợ, không phải ngăn cấm giao thông
Nhắc lại chủ trương cách ly trong xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh đây không phải là chuyện “ngăn sông, cấm chợ”, không phải ngăn cấm giao thông, không phải hạn chế sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cần thiết, không phải là dừng các công trình xây dựng mà quan trọng là bảo đảm an toàn cho công nhân, người lao động.
Đồng thời Thủ tướng đề cập đến việc vận dụng cho đúng các biện pháp trong Chỉ thị 16 và yêu cầu thực hiện quyết liệt Chỉ thị này.
Thủ tướng cũng nêu rõ tinh thần chống dịch là tiếp tục “khóa chặt bên ngoài”, trừ trường hợp đặc biệt, và kiên quyết khoanh các ổ dịch bên trong, phát hiện rốt ráo, tìm dấu vết, cách ly nghiêm túc, đủ thời gian, đồng thời phải điều trị tốt, hạn chế tử vong.
Làm thế nào để đảm bảo nền kinh tế không bị đổ gãy?
Trong số các công việc trong quý II, Thủ tướng nhấn mạnh việc phải lo cho an sinh xã hội, bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 như lao động bị mất việc, người nghèo… Bên cạnh đó, cần quan tâm bảo đảm an ninh trật tự cho người dân.
Đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 3 và quý I/2020, Thủ tướng cho rằng tăng trưởng đạt 3,82% là một cố gắng trong bối cảnh nhiều nước tăng trưởng âm hoặc bằng không.
Tuy khó khăn chồng chất nhưng chúng ta kiên trì, quyết liệt hơn, phấn đấu bảo đảm nền kinh tế không bị đổ gãy, với mức tăng trưởng cần thiết để giải quyết việc làm, bảo đảm các cân đối lớn.
Thủ tướng cho biết các nước hiện triển khai 3 chính sách chủ yếu, đó là nới lỏng tiền tệ, thông qua giảm lãi suất, hỗ trợ tín dụng, hoãn, giãn nợ. Đồng thời nói rằng, Việt Nam cũng đã thực hiện thông qua ban hành Chỉ thị 11. Nhưng Thủ tướng cho rằng, gói hỗ trợ này không chỉ 250.000 tỷ đồng mà cần cao hơn nữa.
Thứ hai là kích thích tài khóa thông qua giảm, giãn thuế, phí, tăng chi tiêu công. Gói này không phải chỉ 30.000 tỷ đồng mà nâng lên 150.000 tỷ đồng, thậm chí lớn hơn để hỗ trợ trong lúc khó khăn này.
Thứ ba, hỗ trợ người lao động mất việc, người nghèo, người yếu thế, bảo đảm an sinh xã hội, với tinh thần chuẩn bị đón bắt thời cơ, biến nguy thành cơ để phát triển khi dịch giảm, bị chặn đứng.
“Nếu dịch tiếp tục thì công tác bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của nhân dân là quan trọng chứ không phải sản xuất và kinh tế. Tôi đã nói chúng ta hy sinh quyền lợi kinh tế trong ngắn hạn để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của nhân dân. Cho nên, về vấn đề kinh tế, muốn phát triển phải trên cơ sở bảo vệ sức khoẻ nhân dân, không phải là vì kinh tế mà chúng ta bất chấp những vấn đề về tính mạng, sức khoẻ của nhân dân”, Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng cho biết hội nghị toàn quốc về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh sẽ tổ chức vào thời điểm phù hợp.
COVID-19: De dam bao nen kinh te khong bi do gay, phai lam gi?-Hinh-2
 Ảnh: Vietnam+
Bảo đảm lương thực hằng ngày phục vụ cho người dân cần đặt lên hàng đầu
Định hướng một số nhiệm vụ tới, Thủ tướng nêu rõ nhất quán tinh thần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Chú trọng giữ ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, thị trường ngoại hối, không để xảy ra biến động bất lợi, sớm có kịch bản điều hành không để bị động; bảo đảm thanh khoản, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp. Kiên quyết giảm giá thịt lợn, không tăng giá các dịch vụ thiết yếu. Đề xuất phương án giảm giá một số dịch vụ thiết yếu, miễn giảm chi phí hành chính để chia sẻ khó khăn đối với người dân, doanh nghiệp trong thời gian dịch COVID-19.
Thủ tướng nêu rõ gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ phải đúng thẩm quyền, như lĩnh vực nào thuộc thẩm quyền Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vấn đề nào cần xin ý kiến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Không bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ chưa thực sự cấp thiết; giám sát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng vốn vay, đặc biệt là nguồn vay từ các nhà tài trợ phục vụ công tác chống dịch COVID-19.
Về nông nghiệp, Thủ tướng nêu rõ trong thời gian dịch bệnh, an ninh lương thực, bảo đảm lương thực hằng ngày phục vụ cho người dân cần đặt lên hàng đầu. Xuất khẩu lương thực phải có sự kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm trong nước không thiếu lương thực, đồng thời giải quyết vấn đề giá cả cho người nông dân.
Về công nghiệp và xây dựng, Bộ Công Thương tập trung thúc đẩy, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án công nghiệp quy mô lớn. Phát triển mạnh mẽ thị trường thương mại trong nước; mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối, bán lẻ, không vì kiềm chế lây lan dịch bệnh mà "ngăn sông, cấm chợ", những hành vi vi phạm phải xử lý nghiêm khắc.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương chuẩn bị, xây dựng, trình Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ 10 năm 2020, hạn chế việc xin lùi, hoãn, rút ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, đẩy mạnh hình thức học trực tuyến và sớm công nhận loại hình đào tạo này; đồng thời thông qua phương án giảm thiểu chương trình học năm nay phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có phương án báo cáo Thủ tướng, Chính phủ về vấn đề này, trong đó có việc nghiên cứu, đề xuất phương án thi THPT quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng phù hợp.
Hỗ trợ 6 nhóm đối tượng trong 3 tháng
Về gói hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng nêu rõ Chính phủ thống nhất cao dự thảo Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan rà soát kỹ, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Thủ tướng ký ban hành theo thẩm quyển.
Thủ tướng nêu rõ nguyên tắc hỗ trợ: Hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất việc làm, không bảo đảm mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19. Không hỗ trợ dàn trải mọi đối tượng. Bảo đảm nguyên tắc cả người lao động, doanh nghiệp và Chính phủ cùng chia sẻ khó khăn, trong đó Chính phủ hỗ trợ một phần với mức phù hợp trong khả năng, nguồn lực. Việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
Về nội dung hỗ trợ, Thủ tướng đề nghị tính toán việc hỗ trợ 6 nhóm đối tượng trong 3 tháng với các mức nêu trong dự thảo Nghị quyết chặt chẽ hơn nhưng phải đúng nguyên tắc hỗ trợ nêu trên.
Nêu rõ vai trò của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng đề cập đến việc giảm giá điện, nước, dịch vụ internet, viễn thông, giảm ít nhất việc thải hồi người lao động. Thủ tướng hoan nghênh việc Bộ Công Thương, EVN giảm giá điện 10% với tổng số tiền khoảng 11.000 tỷ đồng. Tổng giá trị của gói hỗ trợ giá dịch vụ viễn thông vào khoảng 15.000 tỷ đồng.
Những ai được hưởng hỗ trợ do ảnh hưởng của COVID-19?
Sáng 1/4, Chính phủ thảo luận dự thảo Nghị quyết với mục tiêu hỗ trợ bằng tiền cho hàng triệu người lao động và người nghèo bị giảm thu nhập do đại dịch COVID-19.
Theo đó các mức hỗ trợ người lao động bị thất nghiệp, những hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được đưa ra như sau:
Hộ nghèo: 1 triệu đồng/người/tháng.
Một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội, người có công: 500.000 đồng/người/tháng.
Hộ kinh doanh cá thể phải tạm ngừng kinh doanh gặp khó khăn nhất do dịch COVID-19: 1 triệu đồng/tháng.
Người lao động tự do không có hợp đồng, mất việc hoặc không có việc làm: 1 triệu đồng/người/tháng.
Người lao động có hợp đồng làm việc với DN nhưng phải nghỉ việc, làm việc bán thời gian, nghỉ không lương giảm thu nhập: 1,8 triệu đồng/người/tháng (tương đương 50% lương tối thiểu).
Trước mắt, thời gian hỗ trợ là 3 tháng 4, 5, 6 năm nay. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn cùng chi trả thêm ít nhất là 50% lương tối thiểu hàng tháng. Nếu doanh nghiệp không đủ nguồn để chi trả, DN được vay Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam với lãi suất ưu đãi.

>>> Mời độc giả xem video Thủ tướng công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc

Nguồn: VTC Now.

Bến xe Mỹ Đình đìu hiu, vắng tanh người giữa dịch COVID-19

(Kiến Thức) - Sau lệnh tạm dừng toàn bộ hoạt động của xe hợp đồng và xe du lịch trên 9 chỗ có điểm đi/đến Hà Nội và TP HCM từ 0h ngày 30/3 đến hết ngày 15/4/2020, nhiều người không biết đã ra đợi xe vài giờ đồng hồ, bến xe cũng vắng tanh.

Ben xe My Dinh diu hiu, vang tanh nguoi giua dich COVID-19

Ghi nhận của PV Kiến Thức tại bến xe Mỹ Đình, Hà Nội rất nhiều người đã phải đợi cả giờ đồng hồ thậm chí vài giờ đồng hồ mới có xe để về quê. Anh Hoàng Quốc Bảo chia sẻ: "Tôi đã ở bến xe gần 3 tiếng, đây là lần đầu tiên tôi bắt xe về Bắc Kạn khó như này. Trước đó xe về quê nhiều lắm. Tôi cũng hiểu đang bệnh dịch COVID-19, mọi thứ khó khăn chung nên phải chấp nhận thôi, có xe về quê là tốt rồi".

Ben xe My Dinh diu hiu, vang tanh nguoi giua dich COVID-19-Hinh-2
 Theo Công văn hỏa tốc số 2917 do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn ký ngày 29/3, kể từ 0h ngày 30/3 đến hết ngày 15/4/2020, tạm dừng toàn bộ hoạt động của xe hợp đồng trên 9 chỗ và xe du lịch trên 9 chỗ có điểm đi/đến Hà Nội và TP.HCM.

Lây lan dịch bệnh cho từ 2 người trở lên sẽ phải đối mặt mức phạt nào?

Theo Tòa án Tối cao, người có trách nhiệm nếu không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp chống dịch COVID – 19 dẫn tới hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm...

Lay lan dich benh cho tu 2 nguoi tro len se phai doi mat muc phat nao?
Ảnh: Tiền Phong. 

Bà bầu bị 2 anh em ruột tra tấn suốt 2 tuần tới sảy thai

(Kiến Thức) - Chị Y. tới nhà Dũng chơi thì bị 2 anh em người này cùng Khang dùng dây trói và tra tấn như thời Trung cổ khoảng 2 tuần khiến chị này sẩy thai.
 

Ngày 1/4, Viện KSND huyện Bình Chánh, TP HCM đã hoàn tất việc truy tố và chuyển giao hồ sơ nhóm bị can gồm: Nguyễn Minh Dũng (SN 1982, là chủ mưu) và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1991, là em gái của Dũng) và Trần Nhật Khang (SN 2000, cùng ngụ huyện Bình Chánh) về tội “bắt giữ người trái pháp luật”, “Cố ý gây thương tích” và “tàng trữ trái phép chất ma túy” cho TAND cùng cấp.

Ba bau bi 2 anh em ruot tra tan suot 2 tuan toi say thai
Dũng tại cơ quan công an. 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.