Covid-19 có giống dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918?

Hơn 100 năm trôi qua kể từ khi dịch cúm Tây Ban Nha khiến nhiều người thiệt mạng trên toàn thế giới. Nó cũng không có nhiều điểm tương đồng với đại dịch Covid-19 đang diễn ra.

Covid-19 có giống dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918?

Dịch bệnh, hay nói cách khác theo thuật ngữ hiện đại là dịch bệnh truyền nhiễm, tác động đến những nỗi sợ hãi bản năng nhất của chúng ta.

Con người đã sống với dịch bệnh từ cách đây ít nhất 10.000 năm, kể từ khi tổ tiên của chúng ta bắt đầu canh tác và xây dựng các khu định cư kiên cố.

Covid-19 co giong dich cum Tay Ban Nha nam 1918?
Các binh sĩ Mỹ được điều trị vì mắc dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 trong bệnh viện. Ảnh: Alamy. 

So sánh khập khiễng?

Trong cuộc chiến này, dường như dịch bệnh luôn có ưu thế. Chúng biết rõ chúng ta, tấn công vào những thứ mà chúng ta vẫn coi là điểm mạnh so với các loài khác - tính xã hội, tính cộng đồng và ham muốn bàn tán về mọi thứ.

Chúng luôn đi trước một bước, biến những điểm mạnh đó thành điểm yếu, và một khi chúng xuất hiện, tất cả những gì chúng ta có thể làm chỉ là hạn chế thiệt hại.

Vì dịch bệnh là thứ đáng sợ, không ngạc nhiên khi mọi người luôn đem một dịch bệnh mới ra so sánh với dịch bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử - dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Nhưng liệu đây có phải là so sánh khập khiễng?

Virus gây bệnh, Sars-CoV-2, là chủng virus mới ở người, có nghĩa là trên lý thuyết tất cả chúng ta đều không có khả năng miễn dịch với nó. Nó rất dễ lây lan, nhưng chúng ta chưa thể xác định khả năng gây chết người của nó. Một cách để đo lường khả năng này là tính tỷ lệ tử vong theo ca bệnh được xác nhận (CFR).

Cho tới giờ WHO xác định tỷ lệ này là 3,4% dù một số tính toán gần đây của các chuyên gia tính tỷ lệ đó là khoảng 1,4%, và nếu đó là chính xác thì thật sự đáng báo động.

Các nhà khoa học vẫn đang tranh luận về CFR của dịch cúm Tây Ban Nha 1918, nguyên nhân là khi đó chưa có phương pháp xét nghiệm đáng tin cậy để xác định người bệnh nhiễm cúm, nhưng con số thường được trích dẫn là 2,5%.

Covid-19 co giong dich cum Tay Ban Nha nam 1918?-Hinh-2
Covid-19 mới xuất hiện và chưa thể khẳng định tỷ lệ tử vong của dịch bệnh sẽ ở mức 3% trong thời gian tới. Ảnh: AP. 

Covid-19 mới xuất hiện được gần 3 tháng, và những dữ liệu về nó là chưa mang tính tổng quát. Hầu hết giới nghiên cứu đồng ý rằng sẽ mất một thời gian để chúng ta biết CFR thật sự.

Để so sánh, những dịch bệnh khác trong thế kỷ 20 như bệnh cúm châu Á năm 1957 hay dịch cúm Hong Kong năm 1968 đều có tỷ lệ tử vong ở mức gần 0,1% - giống với dịch cúm mùa hiện nay. Đại dịch H1N1 năm 2009 cũng khiến hơn 600.000 người thiệt mạng.

Bài học cũ

Một điểm khác biệt lớn giữa dịch cúm Tây Ban Nha và Covid-19 đó là đại dịch năm 1918 chủ yếu ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi từ 20 đến 40, trong khi nạn nhân ưa thích của Covid-19 lại là những người trên 60 tuổi.

Trên thực tế lý do chính khiến đại dịch năm 1918 trở nên khủng khiếp là vì nó đã làm kiệt quệ lực lượng lao động chính trong xã hội, vào thời điểm mà các chính phủ không có hệ thống phúc lợi dành cho trẻ em và người già.

Thậm chí, virus gây ra Covid-19 và virus gây ra các đại dịch cúm cũng thuộc hai họ khác nhau. Sars-CoV-2 thuộc gia đình corona, với những anh em khác của nó đã gây ra dịch SARS năm 2002-2003 và MERS vào năm 2012.

SARS và MERS cũng gây chết người nhiều hơn so với Covid-19 ở thời điểm này, với tỷ lệ tử vong lần lượt là 10% và 36%. Tuy nhiên cách 3 dịch bệnh này lây lan thì rất tương đồng.

Nếu như virus gây bệnh cúm lây lan nhanh chóng và phân bổ đồng đều trong mỗi cụm dân cư, thì virus corona có xu hướng lây nhiễm theo cụm.

Về lý thuyết, đặc tính này giúp việc kiểm soát sự lây lan của virus corona là dễ dàng hơn so với virus gây bệnh cúm, và thực tế là cả MERS và SARS đều được kiểm soát trước khi chúng lây ra toàn cầu.

Bà Annelies Wilders-Smith, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm mới tại Trường y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, cho rằng những so sánh khập khiễng với bệnh cúm đã khiến nhiều chính phủ phương Tây chủ quan, không có các biện pháp mạnh mẽ cần thiết để ngăn chặn Covid-19 khi còn có thể.

"Thiệt hại trong ngắn hạn của việc kiềm chế virus có vẻ là cao. Nhưng nó thấp hơn nhiều so với thiệt hại trong dài hạn nếu như không kiềm toả", bà Wilders-Smith nhận định. 

Có một bài học mà có vẻ như chúng ta lần nào cũng phải học lại mỗi khi có một đại dịch mới xuất hiện - đó là xu hướng bài ngoại và đổ lỗi cho người khác. Vào năm 1918, trước khi đại dịch bị gọi là dịch cúm Tây Ban Nha, người Brazil gọi nó là bệnh cúm Đức, người Senegal gọi đó là bệnh cúm Brazil, người Ba Lan gọi nó là bệnh Bolshevik còn người Đan Mạch thì cho rằng đó là "bệnh cúm từ miền Nam".

Trên thực tế, Tây Ban Nha trung lập trong Thế Chiến I và báo chí nước này được tự do dưa tin về dịch cúm, các nước khác do không muốn ảnh hưởng đến ý chí chiến đấu của binh sĩ nên đã kiểm soát thông tin gắt gao về bệnh dịch, và đó là lý do bệnh dịch được gọi là dịch cúm Tây Ban Nha.

Đến năm 2020, điều đó dường như đã lặp lại, bây giờ thì mọi người bắt đầu đổ lỗi cho người Trung Quốc hoặc người gốc Á.

Mời quý độc giả xem video: Ngồi trên xe cũng được xét nghiệm virus corona ở Hàn Quốc.

Ảnh lịch sử hiếm có về bệnh viện điều trị Covid-19 ở Sài Gòn

(Kiến Thức) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới ở TP HCM chính là một trong những bệnh viện điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. Đây là bệnh viện lâu đời nhất của thành phố - được biết đến trong lịch sử với tên gọi Bệnh viện Chợ Quán.

Ảnh lịch sử hiếm có về bệnh viện điều trị Covid-19 ở Sài Gòn
Anh lich su hiem co ve benh vien dieu tri Covid-19 o Sai Gon
Cổng chính của Bệnh viện Chợ Quán trước 1975. Khánh thành năm 1864, bệnh viện Chợ Quán là bệnh viện lâu đời nhất ở Sài Gòn. Năm 1901, Bệnh viện Chợ Quán trở thành Trung tâm huấn luyện Y khoa, từ năm 1902 là bệnh viện đa khoa trong đó có khoa tâm thần.
Anh lich su hiem co ve benh vien dieu tri Covid-19 o Sai Gon-Hinh-2
Cánh cổng có tấm biển "Khu Bịnh tâm trí miễn phí" ở Bệnh viện Chợ Quán xưa. Từ năm 1904, bệnh viện này là nơi điều trị “bệnh nhân tâm trí” (tâm thần). Từ 1954 – 1957, bệnh viện mang tên Viện Bài lao Ngô Quyền, 1957 lấy lại tên Bệnh viện Chợ Quán. 

Giữa mùa dịch Covid-19, Trung Quốc khôi phục nền kinh tế thế nào?

(Kiến Thức) - Theo một thống kê, dịch Covid-19 do virus Corona chủng mới gây ra có thể khiến Trung Quốc mất hơn 196 tỉ USD trong 2 tháng đầu năm 2020. Trước tình hình này, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp để kích thích và khôi phục nền kinh tế.

Giữa mùa dịch Covid-19, Trung Quốc khôi phục nền kinh tế thế nào?
Giua mua dich Covid-19, Trung Quoc khoi phuc nen kinh te the nao?
 Sự bùng phát của dịch Covid-19 do virus Corona gây ra từ đầu năm 2020 đến nay đã và đang gây tác động mạnh đối với kinh tế Trung Quốc.

Covid-19: Anh chấp nhận 60% dân số nhiễm, tạo miễn nhiễm bầy đàn... nên làm?

(Kiến Thức) - Trưởng cố vấn khoa học Chính phủ Anh, chuyên gia Patrick Vallance cho hay sẽ cần khoảng 60% dân số Anh nhiễm virus corona chủng mới để tạo được "miễn dịch cộng đồng". Giải pháp này được một số chuyên gia cho rằng quá mạo hiểm khi chưa có văcxin ngừa COVID-19.

Covid-19: Anh chấp nhận 60% dân số nhiễm, tạo miễn nhiễm bầy đàn... nên làm?
Hiện dư luận Anh cũng như thế giới xôn xao trước giải pháp mà Trưởng cố vấn khoa học Chính phủ Anh, chuyên gia Patrick Vallance đưa ra để đối phó với dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19).

Đọc nhiều nhất

Tin mới