COVID-19: Bác gái bệnh nhân thứ 17 trở nặng, chuyên gia hội chẩn liên tục

Đêm qua, bệnh nhân COVID-19 là bác gái bệnh nhân 17 có diễn biến nặng, 3 lần ngừng tuần hoàn. Ngoài ra, 5 người khác phải thở máy.
 

COVID-19: Bác gái bệnh nhân thứ 17 trở nặng, chuyên gia hội chẩn liên tục
Đến 18h ngày 8/4, Việt Nam có tổng số 251 bệnh nhân COVID-19 điều trị tại 17 cơ sở khám chữa bệnh. Những bệnh nhân nặng, theo phân tuyến điều trị đang được chữa trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM.
Nhiều bệnh nhân hiện điều trị ở tuyến tỉnh, bệnh viện chuyên khoa Lao Phổi và bệnh viện huyện.
Có điểm đáng mừng là số lượng bệnh nhân nhập viện vì dương tính ít hơn số bình phục. Tỷ lệ bệnh nhân chữa khỏi chiếm hơn 50%, hiện chúng ta đã có 126 bệnh nhân chữa khỏi.
COVID-19: Bac gai benh nhan thu 17 tro nang, chuyen gia hoi chan lien tuc
Hiện có 5 bệnh nhân COVID-19 phải thở máy, 1 ca đặt ECMO 
Đơn cử, trong 5 ngày gần đây (từ 4-8/4), liên tục ghi nhận số ca mắc mới chỉ khoảng 1- 4 ca (tổng 5 ngày là 14 ca), trong khi đó, cùng thời gian này, đã có 41 ca khỏi bệnh.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết trong 125 bệnh nhân đang điều trị, đa số các bệnh nhân đang được điều trị theo đúng phác đồ nền của Bộ Y tế. Các chuyên gia cũng nghiên cứu, học hỏi những phác đồ mới của các nước, đưa vào thử nghiệm trong điều trị.
Hiện có 5 bệnh nhân phải thở máy và 1 bệnh nhân phải lọc máu, đặt máy tim phổi nhân tạo – ECMO, đó là bệnh nhân 91 (phi công Vietnam Airlines) đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM.
"Đêm qua, bệnh nhân là bác gái bệnh nhân thứ 17 có diễn biến nặng, 3 lần ngừng tuần hoàn. Dưới sự chỉ đạo của BCĐ Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, hỗ trợ hội chẩn từ các chuyên gia hàng đầu về Hồi sức tích cực, cấp cứu, hô hấp…, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã rất tích cực điều trị, đến nay bệnh nhân đã tạm ổn định" - PGS Khuê cho biết.
Trước đó, bệnh nhân này có diễn biến suy hô hấp nặng, đã được đặt ECMO từ ngày 19/3 tới ngày 4/4, chuyển sang thở máy. Bệnh nhân có bệnh lý nền là rối loạn tiền đình. Các chuyên gia đang cân nhắc, xem xét việc đặt lại ECMO cho bệnh nhân này hay không.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng cho biết, Bộ Y tế đang tích cực triển khai một số nhóm giải pháp và một số biện pháp khác.
Đơn cử, Tiểu Ban điều trị (BCĐ Quốc gia phòng chống dịch COVID-19) đang chỉ đạo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, cùng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và hệ thống các bệnh viện chuyên ngành Huyết học tiến hành lấy máu và chiết tách huyết tương của những người bệnh đã khỏi bệnh, để chúng ta có thể nghiên cứu, sử dụng cho những người bệnh nặng theo phác đồ mà Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo.
Cùng với đó, Tiểu ban Điều trị đã thường xuyên họp để cập nhật những phác đồ khác của một số nước như Cuba, Nhật Bản, Pháp… đang khuyến cáo.
Một vấn đề mới được PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề cập là hiện nay các bệnh viện truyền nhiễm đầu ngành được giao điều trị bệnh nhân COVID-19, trong đó khá nhiều bệnh nhân có nền bệnh lý rất nặng, cần chuyên khoa sâu.
Cụ thể, có ít nhất 17 trường hợp bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đều là người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, ung thư...
"Nếu chúng ta đã điều trị cho các bệnh nhân này âm tính với SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, có thể chuyển họ sang các cơ sở có điều kiện hồi sức cấp cứu, điều trị chuyên khoa sâu thì sẽ tốt hơn"- ông Khuê nói.
Chủ trương này, theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Tiểu Ban Điều trị cùng các bệnh viện đầu ngành đang phối hợp thực hiện. "Chúng tôi cũng đang lập một mạng lưới những bệnh viện có các chuyên khoa đầu ngành giỏi, sâu cùng các thầy thuốc có kinh nghiệm điều trị, nhằm mục tiêu cứu chữa được các bệnh nhân COVID-19 nặng, cũng như các bệnh nhân COVID-19 có bệnh nền khi đã hết giai đoạn điều trị trong Bệnh viện Bệnh nhiệt đới", ông Khuê cho hay.

Bác sĩ xin tiền lắp máy tạo nhịp tim cứu bệnh nhân nặng

(Kiến Thức) - Khoa Nội tim mạch - Lão học, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa đặt máy tạo nhịp tim cứu một bệnh nhân có nguy cơ tử vong. Đáng nói chi phí đặt máy là do các bác sĩ xin tài trợ cho bệnh nhân.

Bác sĩ xin tiền lắp máy tạo nhịp tim cứu bệnh nhân nặng

Máy thở nào cần cho điều trị bệnh nhân COVID-19, Việt Nam đáp ứng được bao nhiêu?

Hơn 5.000 máy thở mà Việt Nam đang có là máy thở xâm nhập. Nhưng để chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản dịch bệnh COVID-19 ở giai đoạn cao hơn, Việt Nam đã lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị, trong đó có máy thở xâm nhập và không xâm nhập...
 
 

Máy thở nào cần cho điều trị bệnh nhân COVID-19, Việt Nam đáp ứng được bao nhiêu?
Dịch bệnh COVID-19 đang lan rộng và diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 15% số bệnh nhân COVID-19 sẽ chuyển bệnh nặng hơn, tới giai đoạn khó thở và có thể phải dùng tới máy thở để hỗ trợ hô hấp, duy trì sự sống. Nhiều nước trên thế giới rơi vào tình trạng thiếu máy thở. Các công ty chạy đua với nhau để sản xuất, thậm chí ngay cả hãng sản xuất ô tô của Mỹ đã bắt đầu chuyển sang sản xuất mặt hàng y tế này.
Tại Việt Nam, thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, hiện cả nước có 5.245 máy thở (riêng Hà Nội hiện có khoảng 260 chiếc). Chính vì thế, trong trường hợp xảy ra ở cấp độ từ 3.000 người mắc bệnh COVID-19, Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động được với số lượng máy thở và các trang thiết bị để theo dõi điều trị cho người bệnh. Ban Chỉ đạo cũng cho biết, trong tình hình huống dịch COVID-19 xảy ra ở cấp độ 3-4, dự kiến có thể huy động được 1.315 máy thở.

Thủ tướng: Giãn cách xã hội đã có hiệu quả bước đầu nhờ người dân tuân thủ tốt

(Kiến Thức) - Thủ tướng cho biết, Chỉ thị số 15, 16 làm cuộc sống của người dân thay đổi. Ở giai đoạn này, sự chấp hành của người dân là yếu tố quan trọng nhất. Người dân đã tuân thủ tốt, nhờ đó, công tác chống dịch đạt một số kết quả tích cực.

Thủ tướng: Giãn cách xã hội đã có hiệu quả bước đầu nhờ người dân tuân thủ tốt
Chiều 6/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 khi việc cách ly toàn xã hội bước sang ngày thứ 6.
Thủ tướng nói rằng, có tín hiệu tích cực khi mà trong những ngày qua, số ca nhiễm mới ít, số ca ra viện tăng và trong xã hội xuất hiện nhiều tấm gương tương thân, tương ái.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.