Công ty Vĩnh Hưng làm đường đổi đất vàng: Tin sốc về cổ đông Vimedimex

(Kiến Thức) - Trong việc góp vốn vào Vĩnh Hưng - công ty được giao làm 1,6km đường đổi lấy 60 ha đất vàng Hà Nội - Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex chiếm tới 67,27% cổ phần. 3 cổ đông cá nhân còn lại cũng liên quan đến doanh nghiệp này.

Công ty Vĩnh Hưng làm đường đổi đất vàng: Tin sốc về cổ đông Vimedimex
Công ty CP Đầu tư phát triển Hạ tầng và Đô thị Vĩnh Hưng - doanh nghiệp được giao 1,6km đường đổi lấy 60 ha đất vàng Hà Nội, đang gây xôn xao dư luận hiện nay - là pháp nhân được sáng lập bởi nhiều cổ đông. Quá trình hoạt động doanh nghiệp này có sự thay đổi lớn về số lượng cổ đông và cơ cấu vốn góp, trong đó, có hai cổ đông tổ chức là Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex (chiếm 67,27% cổ phần) và Handico 7 (2% cổ phần). Các cổ đông còn lại là 3 cá nhân.
Tuy nhiên, điều bất ngờ là 3 cổ đông cá nhân này cũng ít nhiều có liên quan đến Vimedimex. Điều này khiến không ít ý kiến thắc mắc rằng: Liệu có phải Vĩnh Hưng thực chất là "phiên bản thu nhỏ" của Vimedimex? 
Cong ty Vinh Hung lam duong doi dat vang: Tin soc ve co dong Vimedimex
 Vimedimex hiện sở hữu hơn 67% vốn điều lệ tại Vĩnh Hưng. Ảnh: Báo Đầu tư Bất động sản.
Thông tin trên Báo Đầu tư Bất động sản cho hay, căn cứ theo tư liệu của Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội), Công ty Vĩnh Hưng đăng ký lần đầu ngày 14/7/2014 với mã số doanh nghiệp là: 0106599143; đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 9/12/2016.
Trong nội dung đăng ký kinh doanh cấp lần thứ 7, Công ty Vĩnh Hưng có trụ sở chính tại tầng 6, Tòa nhà Vimedimex Group, số 46 - 48, phố Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội; vốn điều lệ: 4.500 tỷ đồng.
Cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp này gồm: Công ty Vimedimex góp 67,27% (tương đương 3.027,15 tỷ đồng); Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà số 7 Hà Nội (Hadinco 7) góp 2% (tương đương 90 tỷ đồng); bà Mai Thị Hằng góp 20% (tương đương 900 tỷ đồng); ông Lê Xuân Tùng góp 10,73% vốn điều lệ (tương đương 482,85 tỷ đồng) và ông Nguyễn Quốc Cường trước đó góp 8,460 tỷ đồng (tương đương 2% vốn điều lệ), tuy nhiên hiện ông Cường đã chuyển nhượng cổ phần.
Như vậy, cổ đông lớn nhất của Công ty Vĩnh Hưng là Công ty Vimedimex (mã số doanh nghiệp 0300479760), đang niêm yết tại Sở GDCK TP.HCM (HOSE) với mã cổ phiếu VMD.
Theo VietTimes Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex hiện do bà Nguyễn Thị Loan (sinh năm 1970) là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Vimedimex.
Ngoài ra, bà Loan cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Hòa Bình (HBS). Ngày mới thành lập Công ty Vĩnh Hưng bà Loan cũng giữ vai trò là đại diện theo pháp luật, Chủ tịch HĐQT của Công ty này. Trước đó, bà Loan nguyên là Trưởng phòng QLRR của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giai đoạn 2006-2007.
Cũng theo VietTimes, 3 cá nhân ông Nguyễn Quốc Cường, bà Mai Thị Hằng và ông Lê Xuân Tùng góp vốn thành lập Công ty Vĩnh Hưng cũng có liên quan đến Vimedimex và HBS - nơi mà bà Loan làm Chủ tịch HĐQT.
Trong đó, ông Nguyễn Quốc Cường sinh năm 1977, địa chỉ thường trú tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội hiện đang giữ vai trò là Tổng Giám đốc Vimedimex và Ủy viên HĐQT Công ty Cổ phần chứng khoán HBS.
Bà Mai Thị Hằng sinh năm 1962, địa chỉ thường trú tại quận Đống Đa, Hà Nội cũng đang làm Ủy viên HĐQT Công ty CP chứng khoán HBS.
Đáng chú ý, ông Lê Xuân Tùng có địa chỉ thường trú tại quận Đống Đa, Hà Nội trùng với hộ khẩu thường trú của bà Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch HĐQT Vimedimex, Chủ tịch HĐQT Công ty HBS. Ông Tùng là cổ đông lớn của Vimedimex bởi đến ngày 24/08/2017 nắm giữ 1.141.150 cổ phiếu (chiếm 7,39%).
Theo VietTimes, ông Lê Xuân Tùng chính là con trai bà Nguyễn Thị Loan.
Trang VietTimes cho rằng, nếu so sánh cổ phần góp vốn thành lập doanh nghiệp này thì Vimedimex góp 67,27% lớn hơn rất nhiều so với Handico 7 (chỉ là 2%). Thậm chí tỷ lệ cổ phần góp vốn của Handico 7 còn thấp hơn cả của các cá nhân Mai Thị Hằng (20%),  Lê Xuân Tùng (10,73%).
Điểm đáng chú ý nữa, Công ty Cổ phần Chứng khoán Hòa Bình (HBS) nơi bà Loan làm Chủ tịch HĐQT được thành lập năm 2008 thì Handico chính là một trong những cổ đông sáng lập thành lập doanh nghiệp này.
"Qua đó, càng thấy được mối quan hệ chặt chẽ lâu năm của Vimedimex, Handico, Vĩnh Hưng và Công ty chứng khoán HBS" - trang VietTimes nhận định.
Bên cạnh đó, theo VietTimes, ngay từ khi thành lập (2014), đến năm 2015, khi bắt đầu thực hiện dự án, cơ cấu cổ phần vốn góp thành lập Công ty Vĩnh Hưng đã có sự thay đổi lớn.
Tuy là cổ đông trong Công ty Vĩnh Hưng nhưng các cá nhân Nguyễn Quốc Cường và Mai Thị Hằng đồng thời đều giữ những vị trí quan trọng tại Vimedimex và Công ty Chứng khoán HBS. Còn ông Tùng là cổ đông lớn của Vimedimex, lại là con trai của bà Nguyễn Thị Loan - Người đồng thời là Chủ tịch HĐQT của cả Vimedimex và HBS. Trong khi đó tỷ lệ vốn góp doanh nghiệp nhà nước Handico 7 theo thời gian lại sụt giảm nhanh chóng.
Mặc dù đồng ý cho Handico 7 và Vimedimex thành lập Công ty Vĩnh Hưng thực hiện dự án nhưng sự thay đổi cơ cấu cổ đông này theo nhiều ý kiến liệu có "nằm ngoài tầm kiểm soát" của Thành phố Hà Nội?
Dẫn giải cho câu hỏi này, VietTimes cho rằng: "Đến Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cũng phải khuyến cáo làm rõ pháp nhân của Công ty Vĩnh Hưng và trách nhiệm, quyền lợi giữa các bên để tránh phát sinh khiếu nại trước và sau quá trình thành lập do sự xuất hiện thêm 03 cổ đông cá nhân chưa phù hợp với chấp thuận của UBND Thành phố Hà Nội (Văn bản số 3132/KH&ĐT-ĐT ngày 24/9/2015)".

Góc khuất dự án The Eden Rose sau siêu quảng cáo: Bị mương thối bủa vây

(Kiến Thức) - Dự án The Eden Rose với danh nghĩa của chủ đầu tư là VimeFulland liệu có thực sự là dự án vàng với "tràng" quảng cáo có cánh, khi sự thật "bị bủa vây" bởi những mương nước thải, nhà xưởng...?

Góc khuất dự án The Eden Rose sau siêu quảng cáo: Bị mương thối bủa vây

Như Kiến Thức đã đưa tin, nhiều dân cư đang phản đối việc di dời mộ tại nghĩa trang thôn Vực, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội để bàn giao mặt bằng cho Công ty CP đầu tư BĐS Thanh Trì làm đường giao thông, kết nối khu dân cư với dự án The Eden Rose. Vụ việc này khiến nhiều độc giả tò mò về quy mô, diện mạo của dự án The Eden Rose.

Quảng cáo “vàng”...

Được quảng cáo là tổ hợp các căn biệt thự, villa, shophouse liền kề cao cấp, thiết kế theo phong cách kiến trúc kiểu Mỹ hiện đại, lấy cảm hứng từ hoa hồng, dự án The Eden Rose tọa lạc trên khu đất 8ha tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, do Công ty Cổ phần đầu tư BĐS Thanh Trì - Vimefulland (thuộc Tập đoàn dược phẩm Việt Nam Vimedimex) làm chủ đầu tư. 
Tính đến nay, dự án The Eden Rose đã thi công xong phần thô của các phân khu biệt thự, liền kề. Hiện dự án đang trong quá trình hoàn thiện và xây dựng tiện ích, dự kiến sẽ bàn giao vào Quý III/2018.
Theo nhân viên tư vấn dự án: “Hiện hơn 100 lô liền kề dự án đã bán gần hết, chỉ còn khoảng 30 lô, các lô biệt thự thì còn nhiều hơn. Chủ đầu tư cũng hai lần tăng giá dự án, nhiều khách của em mua đợt đầu giờ tính ra lãi cả mấy trăm triệu rồi. Không mua nhanh sẽ mất cơ hội…”.
Một phần dự án Eden Rose.
 Một phần dự án Eden Rose.
Theo những lời giới thiệu “có cánh", dự án The Eden Rose sở hữu vị trí đắc địa, liền kề Khu đô thị Cầu Bươu, Công viên Chu Văn An và Khu đô thị The Manor Central Park. Bốn mặt, bốn hướng dự án giáp nhiều tuyến đường quan trọng mang ý nghĩa phát triển chiến lược của khu vực phía Tây và Đông Nam Thủ đô như: Đường Vành đai 3, đường 70A, đường nội đô Kim Giang, đường Bằng Liệt giáp bán đảo Linh Đàm...
Phối cảnh dự án The Eden Rose. Ảnh: edenrose.com.vn.
 Phối cảnh dự án The Eden Rose. Ảnh: edenrose.com.vn.
Ngoài ra, The Eden Rose Thanh Trì còn nằm trong chuỗi đô thị hiện đại khu phía Tây và Đông Nam Hà Nội: KĐT Dương Nội, KĐT Biệt thự cao cấp Park City, khu đô thị Văn Phú… với nhiều dịch vụ tiện ích có sẵn như: Bệnh viện K, Bệnh viện Quân Y, ga Hà Đông...
Chưa hết, dự án tiếp tục được quảng bá rất nhiều tiện ích: "Với tiện ích đồng bộ an ninh, cây xanh, khu vui chơi giải trí, môi trường sống trong lành và hệ thống giao thông thuận tiện... những căn biệt thự liền kề The Eden Rose là bức tranh tổng hòa những nét tinh túy của kiến trúc hiện đại và truyền thống, của sự mềm mại, quyến rũ và vững chãi, khoáng đạt, sẽ đem đến không gian sống đẳng cấp nhất".
Để thêm phần thuyết phục khách hàng, dự án The Eden Rose còn được đem so sánh với những dự án khác như: "Hấp dẫn hơn Ecopark", "rẻ hơn Bitexco", "cạnh tranh với Vinhomes"...
Nếu nghe những lời quảng cáo như "rót mật" thế này, không ít người sẽ coi đây là dự án "siêu" lý tưởng và không ngại "xuống tiền". Tuy nhiên, sự thật có hoàn toàn đúng như vậy?
Sự thật sốc: Bốc mùi xú uế, lối vào "bá đạo"
Ghi nhận trên thực tế của Kiến Thức cho thấy, viễn cảnh của dự án không được như những “mỹ từ” bóng bẩy trên quảng cáo.
Thứ nhất, về vị trí, dự án The Eden Rose Thanh Trì không hoàn toàn "liền kề” khu đô thị The Manor Central Park khi khoảng cách này vào khoảng hơn 3 km.
Đặc biệt theo lời giới thiệu, một mặt tiền của The Eden Rose Thanh Trì có đường thông ra phố Kim Giang. Thế nhưng, ghi nhận trên thực tế của Kiến Thức vào ngày 10/5/2018 cho thấy, con đường này chưa hình thành, muốn vào dự án phải đi qua khu vực sản xuất đầy bụi bặm của Công ty TNHH bê tông Sông Đà.
Tại khu vực này có một căn nhà cấp 4 lụp xụp, vừa là quán nước chè, bán chăn đệm tồn vừa là nơi đón khách đến tham quan dự án. Ở đây luôn có các nhân viên tư vấn dự án túc trực.
Quán nước - nơi đón khách đến tham quan dự án Eden Rose.
 Quán nước - nơi  đón khách đến tham quan dự án Eden Rose.
Theo giới thiệu của nhân viên tư vấn, dự án còn có thêm một lối vào khác từ đường Phan Trọng Tuệ. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Kiến Thứcđến nay con đường này vẫn "chẳng thấy đâu" và không biết bao giờ mới được mở trong khi thời điểm bàn giao nhà đã cận kề. 
Như vậy, dự án The Eden Rose Thanh Trì có tới 4 lối dẫn vào nhưng cả 4 lối này đều lâm vào cảnh nhếch nhác, bụi bặm, chật chội, thậm chí có lối chưa được mở. Không hiểu, dựa vào đâu mà Eden Rose có thể quảng cáo với khách hàng rằng dự án có "giao thông thuận tiện" hay "vị trí đắc địa"!? 
Không chỉ thế, nhược điểm rất dễ nhận thấy của dự án này đó là "bốc mùi" xú uế ở khắp nơi. Theo tìm hiểu của Kiến Thức, đường dẫn vào dự án tại thời điểm PV khảo sát (tháng 5/2018) chỉ là một ngõ nhỏ có sẵn trong khu dân cư thôn Vực, xã Thanh Liệt, Thanh Trì. Bên cạnh đó, một mương nước thải đen ngòm, bốc mùi xú uế nằm ngay cổng dự án cũng khiến nhiều người qua đây phải bịt mũi khó chịu.
Đường dẫn vào dự án tại thời điểm đó chỉ là một ngõ nhỏ có sẵn, rộng chưa đầy 2m.
Đường dẫn vào dự án tại thời điểm đó chỉ là một ngõ nhỏ có sẵn, rộng chưa đầy 2m.
Con mương nước thải đen ngòm, bốc mùi xú uế ngay cổng dự án.
Con mương nước thải đen ngòm, bốc mùi xú uế ngay cổng dự án.
Theo người dân sống tại thôn Vực, những mương nước này tập kết nước thải của các khu dân cư, nhà xưởng sản xuất xung quanh. Hiện con mương dẫn nước thải từ khu vực được quy hoạch để xây dựng dự án Eden Rose ra sông Kim Giang vẫn chưa hoàn thành. Vậy nên mùi xú uế không ngày nào người dân ở đây không phải gánh chịu.
“Hiện tại chủ yếu cư dân bản địa sống tại đây, nước thải đã nhiều rồi, không biết sau này khi các dự án đi vào hoạt động, cư dân kéo về đông đúc thì tình trạng ô nhiễm còn gia tăng như thế nào?", một người dân thôn Vực lo lắng.
Mương nước thải này tập kết nước thải của các khu dân cư, nhà xưởng sản xuất xung quanh.
 Mương nước thải này tập kết nước thải của các khu dân cư, nhà xưởng sản xuất xung quanh.
Ngoài hệ thống mương nước thải nêu trên, vị trí dự án cách sông Tô Lịch chỉ vài trăm mét. Vậy nên nếu di chuyển vào khu vực dự án này từ hướng đường Kim Giang và sông Tô Lịch sẽ là một "cực hình" bởi mùi hôi thối khó chịu cũng như vấn đề giao thông.
Ngoài ra, dự án còn được bao bọc bởi các nhà máy cao su, cơ khí... nên vấn đề môi trường, tiếng ồn cũng phải được cân nhắc.
Mời quý độc giả xem video "Vỡ ống cống, dân khổ sở vì mùi hôi thối". Nguồn: VTC1HD

Quảng cáo dự án Iris Garden - Vimefulland: Dựa bóng “ông lớn” để câu khách?

(Kiến Thức) - Nhiều bài quảng cáo dự án về Iris Garden, Vimefulland đã không ngần ngại lấy tên của những thương hiệu bất động sản khác, từ "bé" đến "lớn" để so sánh. Nhiều khách hàng cho rằng, hành động này nhằm "hạ bệ" đối thủ hoặc câu khách cho chính mình.

Quảng cáo dự án Iris Garden - Vimefulland: Dựa bóng “ông lớn” để câu khách?
Mới đây, phản ánh đến Báo điện tử Kiến Thức, chị N.T.M.H (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, do có nhu cầu mua nhà để đầu tư nên gần đây chị thường xuyên truy cập vào các trang mạng nhằm tìm hiểu thông tin các dự án bất động sản đang mở bán.
Tuy nhiên, điều khiến chị N.T.M.H không hài lòng là trên bảng tin Facebook hay Zalo của chị liên tục xuất hiện hình ảnh quảng cáo về dự án Chung cư Iris Garden (30 Trần Hữu Dực – K2, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nhuệ Giang - Thương hiệu bất động sản Vimefulland thuộc Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex làm chủ đầu tư. Đáng nói là dự án Iris Garden này lại được bài quảng cáo trực tiếp so sánh với các dự án thuộc chủ đầu tư khác có vị trí liền kề hoặc gần với mình.

Quảng cáo của Iris Garden - Vimefulland: Chơi xấu, hạ bệ đối thủ để giành khách?

(Kiến Thức) - Để quảng bá "câu khách" mua căn hộ dự án Iris Garden của Vimefulland, nhiều bài quảng cáo cho dự án đã dùng dự án ít tên tuổi khác để so sánh, làm bàn đạp với những lời lẽ thiếu tôn trọng đối thủ...

Quảng cáo của Iris Garden - Vimefulland: Chơi xấu, hạ bệ đối thủ để giành khách?
Iris Garden (Đường Trần Hữu Dực, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội) là dự án do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nhuệ Giang làm chủ đầu tư, đơn vị phát triển là Vimefulland - thương hiệu bất động sản thuộc Tập đoàn Vimedimex.
Như Kiến Thức đã phản ánh, gần đây nhiều khách hàng bày tỏ bức xúc khi nhận được những thông tin quảng cáo về dự án Iris Garden, trong đó có nhiều thông tin phản cảm, thậm chí "hạ bệ" đối thủ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.