Công ty truy nguồn gốc tổ tiên người Trung Quốc: Công nghệ hay lừa đảo?

Công ty xét nghiệm gen nói họ có thể xác định một người mang mấy phần dòng máu từ vùng nào, dân tộc nào, và bạn có thể là hậu duệ Hán Cao Tổ. Các chuyên gia hoài nghi tuyên bố này.

Đó là xét nghiệm thú vị. Chỉ với 449 nhân dân tệ (64 USD) và một mẫu nước bọt, công ty xét nghiệm gen di truyền Trung Quốc mang tên 23Mofang sẽ cho bạn một báo cáo gồm các thông tin về tổ tiên của bạn, nguy cơ các bệnh di truyền hay thậm chí là tửu lượng.
Công ty 23Mofang còn đặc biệt hơn ở chỗ cho biết bạn có phải hậu duệ của vị vua Trung Quốc nào đó hay không, theo South China Morning Post.
Công ty này ước tính khoảng 1,81%, tương đương 25,3 triệu người Trung Quốc là hậu duệ của Lưu Bang, người sau này trở thành Hán Cao Tổ, hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Hán kéo dài bốn thế kỷ.
“Khi chúng tôi làm khảo sát thị trường... khách hàng nói xét nghiệm gen chủ yếu dùng để kiểm tra huyết thống cha con”, Zhou Kun, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp 23Mofang, nói với South China Morning Post. “Xét nghiệm gen đang ngày càng phổ biến, và khách hàng nhận ra việc hiểu hơn về tổ tiên và sức khỏe là điều tốt”.
Cong ty truy nguon goc to tien nguoi Trung Quoc: Cong nghe hay lua dao?
Dù trở thành đề tài nóng hổi, kết quả xét nghiệm gen dường như dựa trên các nghiên cứu sơ sài, theo giới chuyên gia. Đồ họa: South China Morning Post. 
Bùng nổ thị trường xét nghiệm gen
Thị trường xét nghiệm gen đã tăng chóng mặt trong thập kỷ qua. Chi phí xét nghiệm đã giảm, và các công ty Mỹ như 23andMe và AncestryDNA cung cấp các bộ dụng cụ xét nghiệm với giá 99 USD.
Đầu năm nay, ước tính 26 triệu người tiêu dùng đã xét nghiệm gen với dịch vụ của các công ty chuyên xét nghiệm, theo báo cáo của MIT Technology Review. Năm 2018, số người mua bộ dụng cụ xét nghiệm nhiều hơn tất cả năm trước gộp lại.
Các công ty Trung Quốc, bao gồm 23Mofang và WeGene, tận dụng nhu cầu đang lên ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
So với Mỹ, thị trường Trung Quốc còn non trẻ. 23Mofang mới chỉ có 500.000 khách hàng trên 1,4 tỷ dân Trung Quốc. 23andMe (của Mỹ) thì đã có khoảng 10 triệu khách hàng.
Dù vậy, các công ty Trung Quốc như 23Mofang và WeGene đang tạo ra khác biệt bằng cách thay đổi xét nghiệm sao cho phù hợp với khách hàng Á Đông, mà các cơ sở dữ liệu của các công ty phương Tây vẫn chưa mô tả chi tiết.
Chẳng hạn, AncestryDNA, một công ty Mỹ, chỉ phân dòng máu châu Á ra một vài khu vực địa lý, bao gồm Trung Quốc, Trung và Bắc Á, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tương tự, 23andMe chia Đông Á ra thành người Trung Quốc, người Philippines, người Nhật và người Hàn.
Cong ty truy nguon goc to tien nguoi Trung Quoc: Cong nghe hay lua dao?-Hinh-2
 Zhou Kun, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp 23Mofang chuyên xét nghiệm gen di truyền, tại văn phòng ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên phía tây Trung Quốc. Ảnh: 23Mofang.
Còn cơ sở dữ liệu của 23Mofang bao gồm chủ yếu người Á Đông và các nhóm dân sống ở Trung Quốc. Những công ty này có thể phân ra nhóm dân tộc nhỏ hơn như Mãn, Choang, Duy Ngô Nhĩ.
“Trước đây, người Trung Quốc xét nghiệm nhận được báo cáo hài hước, như chỉ cho biết họ là người ‘Trung Quốc’”, ông Zhou nói. “Như một trò đùa. Tôi biết mình là người Trung Quốc rồi, tôi không cần phải xét nghiệm mới biết”.
Ông cho rằng người dùng muốn biết mình gốc gác từ dân tộc nào, và còn tò mò hơn xem họ có chung dòng máu với vị vua hay anh hùng lịch sử nào không, như Hán Cao Tổ hay Tư Mã Quang (nhà sử học, học giả, thừa tướng thời nhà Tống).
23Mofang thậm chí còn xét nghiệm xem gen của bạn có yếu tố vị tha hay không, hay bạn có chịu được áp lực không, hay da của bạn có dễ bị mụn không, ngoài một số xét nghiệm giúp bạn đoán nguy cơ bị bệnh tiểu đường, cườm nước hay thấp khớp.
“Xét nghiệm kiểu này, chúng tôi không cố chẩn đoán bệnh”, Zhou nói. “Chúng tôi chỉ hướng dẫn để giúp người dùng sống tốt hơn, hay thay đổi thói quen để giảm nguy cơ”.
Lạc quan về tương lai, Zhou nói cuộc sống có thể được số hóa và tính toán với sự trợ giúp của công nghệ xét nghiệm di truyền, tạo cơ hội đoán bệnh hay nghiên cứu. Nhưng 23Mofang hiện giờ chưa hợp tác với bệnh viện nào, và vẫn đang tập trung vào xây dựng cơ sở dữ liệu.
Theo Zhou, ở giai đoạn hiện tại của ngành công nghiệp xét nghiệm gen, 23Mofang đặt mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu 50 triệu người, như vậy đòi hỏi công ty phải được khách hàng đón nhận rộng rãi. Hiện đa số người dùng 23Mofang đến từ thành phố lớn, học vấn cao, làm công sở.
"Chỉ để tham khảo"
Theo Zheng Chaogu, phó giáo sư ở đại học Hong Kong, chuyên về khoa học thần kinh và di truyền, những xét nghiệm này chỉ để tham khảo.
Trên thực tế, những bài báo khoa học tìm thấy mối tương quan giữa một số gen nhất định và các đặc điểm nhất định, và 23Mofang dùng đó làm cơ sở cho các kết quả xét nghiệm. Nhưng ông Zheng chỉ ra rằng đó không phải là các nghiên cứu mang tính kết luận. (Tương quan không đồng nghĩa với nguyên nhân - hệ quả).
Chẳng hạn, để xác định xem một người là người Hán phương bắc hay người Hán phương nam, 23Mofang dựa vào một nghiên cứu 1.700 người Trung Quốc từ 26 tỉnh, loại đi các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải vì có nhiều dân nhập cư.
“Với mỗi nghiên cứu, đều có một số giả thiết nhất định, và nếu muốn tin vào kết quả, bạn phải tin vào các giả thiết đó”, ông Zheng nói với South China Morning Post.
“Số lượng mẫu người Trung Quốc trong nghiên cứu này khá giới hạn, chỉ dưới 2.000 người, so với dân số 1,4 tỷ người. Để đạt được sự chắc chắn cao, bạn cần hàng triệu người thì mới có độ tin cậy về mặt thống kê trong việc phân biệt người Hán phương bắc và phương nam”.
Cong ty truy nguon goc to tien nguoi Trung Quoc: Cong nghe hay lua dao?-Hinh-3
 Trên thực tế, nghiên cứu mà 23Mofang dựa vào không đạt tiêu chuẩn về số lượng người được khảo sát. Ảnh: Reuters.
Với các xét nghiệm “vui” như liệu một người có vị tha hay không, ông Zheng nói kết quả dựa trên một nghiên cứu của Đức: lấy mẫu gen từ trên má của đối tượng nghiên cứu, và hỏi xem họ có sẵn sàng quyên góp tiền hay không.
Nghiên cứu này đã được các tác giả ghi rõ là “nhằm mục đích khám phá” và không kiểm soát các yếu tố khác rất quan trọng như điều kiện kinh tế của những người tham gia.
“Từ góc độ khoa học, tất nhiên những nghiên cứu này là bước đầu trong việc hiểu sâu hơn xem gen nào có thể tạo nên đặc điểm nào”, ông Zheng nói.
“Nhưng trừ khi bạn có thể tạo ra được đột biến gen trên mô hình động vật để xác nhận rằng đột biến gen nhất định gây ra đặc điểm nhất định, sẽ không thể kết luận chắc chắn”.
Một số kết quả xét nghiệm khác, được 23Mofang coi là chắc chắn, lại là những xét nghiệm không mới, đã được bệnh viện dùng rộng rãi, như xét nghiệm chứng không dung nạp lactose, nói nôm na là uống sữa tươi dễ bị đau bụng.
Khi nhu cầu từ khách hàng tăng cao, các lo ngại về quyền riêng tư cũng được đặt ra.
“Bạn không biết họ sẽ làm gì với mẫu gen của bạn... không có quy định, họ có thể làm nhiều điều vi phạm quyền riêng tư”, ông Zheng nói.
Ông cũng chỉ ra các công ty hiện không có lãi, vì giá cả các thiết bị xét nghiệm không cao. “Họ đang chịu mất tiền để xây dựng cơ sở dữ liệu”, ông cho biết.
Ông kêu gọi những ai muốn xét nghiệm gen hãy đọc kỹ điều khoản dịch vụ để biết các thông tin về gen sẽ được dùng thế nào. “Như mọi sự đánh đổi khác, nếu muốn xét nghiệm để biết có nguy cơ gì hay để cải thiện cuộc sống, bạn phải hy sinh một phần riêng tư”, ông nói.

Người Trung Quốc đang nắm giữ các tổ chức quốc tế nào?

Sự việc cựu giám đốc Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) người Trung Quốc, Meng Hongwei bị bắt giữ, sau đó từ chức khiến những quan chức Trung Quốc nắm giữ vị trí trọng yếu tại các cơ quan quốc tế khác nhận được sự chú ý.

Theo SCMP, từ năm 1978 tới nay Trung Quốc không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế và tham gia vào các tổ chức liên chính phủ nhằm tìm kiếm những bệ phóng phát triển. Những tổ chức như Ngân hàng thế giới, Tổ chức tiền tệ quốc tế và các cơ quan Liên Hợp Quốc ngày càng có sự xuất hiện của nhiều người Trung Quốc tại các vị trí trọng yếu.
Nguoi Trung Quoc dang nam giu cac to chuc quoc te nao?
Meng Hongwei, cựu giám đốc Interpol người Trung Quốc "mất tích" sau đó được công bố đang bị điều tra vì cáo buộc tham nhũng. (Ảnh: TIME) 
Liu Zhenmin, Phó Tổng thư ký về kinh tế xã hội tại Liên Hợp Quốc (LHQ)
Nhận chức vụ năm 2017, Liu Zhenmin thay thế Wu Hongbo – một nhà ngoại giao Trung Quốc khác giữ chức từ năm 2012. Theo trang web của LHQ, ông Liu chịu trách nhiệm cố vấn cho Tổng thư ký LHQ về các vấn đề kinh tế-xã hội và hướng dẫn ban thư ký LHQ hỗ trợ cho các công việc theo Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.
Sự nghiệp ngoại giao của ông Liu bắt đầu từ năm 1982 khi ông làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc phụ trách các vấn đề châu Á, biên giới và hàng hải. Ông từng liên quan đến nhiều cuộc đàm phán quốc tế đa phương, bao gồm đàm phán biến đổi khí hậu cho Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris.
Nguoi Trung Quoc dang nam giu cac to chuc quoc te nao?-Hinh-2
Liu Zhenmin (ở giữa) giữ chức Phó Tổng thư ký LHQ từ năm 2017. (Ảnh: UN TV) 
Zhang Tao, Phó Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Nguoi Trung Quoc dang nam giu cac to chuc quoc te nao?-Hinh-3
Zhang Tao, Phó Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. (Ảnh: Scoopnest) 
Cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc được bổ nhiệm vào IMF năm 2016. Ông tiếp nối người tiền nhiệm Zhumin, một quan chức Trung Quốc trước đó cũng từng là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Trung Quốc nắm giữ 6,09% quyền bỏ phiếu của IMF – con số lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản, theo thông tin từ website của IMF.
Yi Xiaozhun, Phó Tổng giám đốc Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Nguoi Trung Quoc dang nam giu cac to chuc quoc te nao?-Hinh-4
Yi Xiaozhun. (Ảnh: Twitter) 
Từng là Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Yi hiện tại đang trong nhiệm kỳ thứ hai với vai trò Phó Tổng giám đốc WTO.
Ông là người Trung Quốc đầu tiên đảm nhận vị trí này. Trước đó ông từng là Đại sứ Trung Quốc tại WTO, người đàm phán chính trong quá trình Trung Quốc gia nhập tổ chức. Ông cũng tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại khu vực và đa phương trong thời gian làm tại Bộ Thương mại Trung Quốc.
Liu Fang, Tổng thư ký Tổ chức hàng không dân sự quốc tế (ICAO)
Nguoi Trung Quoc dang nam giu cac to chuc quoc te nao?-Hinh-5
Liu Fang, Tổng thư ký Tổ chức hàng không dân sự quốc tế ICAO. (Ảnh: OAC) 
Từng là quan chức trong cơ quan hàng không Trung Quốc, bà Liu đang trong nhiệm kỳ thứ 2 tại ICAO, kể từ khi giữ chức năm 2015.
Bà Liu trước đó làm việc cho ICAO trong nhiều vai trò từ năm 2007, là người phụ nữ đầu tiên và người Trung Quốc đầu tiên giữ vị trí hiện tại trong lịch sử 70 năm của tổ chức quốc tế này.
Tổ chức được thành lập năm 1944 và phụ trách thiết lập tiêu chuẩn an toàn và quy tắc cho vận chuyển hàng không dân sự.
Zhao Houlin, Tổng thư ký Liên minh viễn thông quốc tế (ITU)

Có bao nhiêu công dân Canada đang bị Trung Quốc bắt giữ?

(Kiến Thức) - Căng thẳng giữa Trung Quốc và Canada leo thang vì các vụ bắt công dân của nhau gần đây. Được biết, Trung Quốc đã bắt giữ ít nhất 13 công dân Canada sau khi Ottawa bắt Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu hồi đầu tháng 12/2018.

Co bao nhieu cong dan Canada dang bi Trung Quoc bat giu?
 Ngày 14/1, Tòa thượng thẩm thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc đã tuyên án tử hình với công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg vì tội buôn ma túy. Phán quyết của Toà án Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Ottawa vẫn chưa "hạ nhiệt" sau các vụ bắt công dân của nhau trong thời gian gần đây. Ảnh: NY Times.
Co bao nhieu cong dan Canada dang bi Trung Quoc bat giu?-Hinh-2
 Trước đó, ngày 1/12/2018, Canada đã bắt Giám đốc tài chính của Tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu từ phía Mỹ. Mỹ cáo buộc bà Mạnh vi phạm lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt với Tehran (Iran). Ảnh: SCMP.
Co bao nhieu cong dan Canada dang bi Trung Quoc bat giu?-Hinh-3
Ngay lập tức, Bắc Kinh đã có những động thái đáp trả Ottawa. Giới chức Ottawa ngày 3/1 thông báo, kể từ sau vụ bắt bà Mạnh Vãn Chu, 13 công dân Canada đang làm việc tại Trung Quốc đã bị bắt giữ, trong đó có cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor. Ảnh: CP24.com. 
Co bao nhieu cong dan Canada dang bi Trung Quoc bat giu?-Hinh-4
 Cụ thể, ngày 10/12, Michael Kovrig, người từng là nhà ngoại giao của Canada, bị bắt ở Trung Quốc. Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group) thông tin về việc Michael Kovrig, cố vấn cấp cao của tổ chức này tại Đông Bắc Á, bị giam giữ tại Trung Quốc. Ảnh: CG.
Co bao nhieu cong dan Canada dang bi Trung Quoc bat giu?-Hinh-5
 Truyền thông Trung Quốc tuyên bố ông Kovrig bị bắt vì bị nghi ngờ tham gia vào "các hoạt động tổn hại đến an ninh quốc gia". Ảnh: TS. 
Co bao nhieu cong dan Canada dang bi Trung Quoc bat giu?-Hinh-6
 Tờ báo South China Morning Post đưa tin, Kovrig có thể nói tiếng Quan thoại. Ông làm việc như một chuyên gia toàn thời gian cho Nhóm Khủng hoảng Quốc tế từ tháng 2/2017. Ảnh: CNBC. 
Co bao nhieu cong dan Canada dang bi Trung Quoc bat giu?-Hinh-7
 Tiếp đến, ngày 13/12, trang Guardian dẫn lời Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cho hay, một công dân nước này đã bị tạm giữ bởi Chính phủ Trung Quốc, sau trường hợp của cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig. Ảnh: Reuters.
Co bao nhieu cong dan Canada dang bi Trung Quoc bat giu?-Hinh-8
Công dân Canada này được xác định là Michael Spavor, sống ở Trung Quốc và điều hành công ty Paektu Cultural Exchange chuyên cung cấp dịch vụ du lịch đến Triều Tiên. Ông Spavor được cho là người đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức chuyến đi tới Bình Nhưỡng của Dennis Rodman, cựu siêu sao bóng rổ NBA. Ảnh: BusinessLive.
Co bao nhieu cong dan Canada dang bi Trung Quoc bat giu?-Hinh-9
 Giới chức ngoại giao Canada xác nhận đã tiếp cận với Kovrig lần đầu tiên vào ngày 14/12 và ông Michael Spavor ngày 16/12. Ảnh: G&M.
Co bao nhieu cong dan Canada dang bi Trung Quoc bat giu?-Hinh-10
 Ngày 19/12, người phát ngôn của Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada xác nhận công dân thứ ba của nước này đã bị nhà chức trách Trung Quốc bắt. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về vụ bắt giữ này không được tiết lộ. Ảnh: ABC.
Co bao nhieu cong dan Canada dang bi Trung Quoc bat giu?-Hinh-11
 Ngoài ra, nhiều công dân Canada khác cũng bị bắt khi đang làm việc tại đất nước Trung Quốc. Một số người đã được trả tự do sau đó. Ảnh: WION.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.