Công ty ở Phú Quốc không tiếp khách Trung Quốc vào mua hàng
(Kiến Thức) - Công ty sản xuất rượu sim ở Phú Quốc dán thông báo tại điểm kinh doanh với nội dung không nhận khách người Trung Quốc để ngăn ngừa virus corona.
Gia Hân
Từ ngày 30 Tết Canh Tý đến nay, du khách đến cửa hàng kinh doanh của công ty sản xuất rượu sim ở xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) đều thấy tờ giấy dán trên các cột gỗ với nội dung: "Công ty rượu Sim Sơn không tiếp nhận khách từ Trung Quốc. Xin chân thành cám ơn".
Bà Lê Thị Kim Sơn (57 tuổi, chủ cơ sở rượu Sim Sơn) cho biết thông báo này nhằm hạn chế lượng khách Trung Quốc đến tham quan, mua sắm tại doanh nghiệp trong thời điểm dịch bệnh do virus corona gây ra đang bùng phát ở Trung Quốc.
Thông báo của công ty sản xuất rượu sim.
Theo bà Sơn, khách đến cơ sở sản xuất rượu sim không đơn thuần là đến mua hàng mà còn thử rượu. Nhiều người thử rượu chung một chiếc ly thì rất nguy hiểm. Do đó, cơ sở thông báo không nhận khách Trung Quốc, mong họ thông cảm.
"Người kinh doanh ai cũng cần doanh thu. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất vẫn là sức khỏe của các thành viên trong gia đình, của công ty và cộng đồng. Khi tình hình ổn lại, chúng tôi sẽ gỡ thông báo và tiếp nhận khách bình thường", bà Kim Sơn nói.
Đến Nha Trang nhiều du khách không khỏi giật mình, cứ tưởng đang ở một xứ nào đó ở bên nước ngoài do biển hiệu toàn bằng ngôn ngữ Trung Quốc và Nga.
Với những du khách lần đầu đến Nha Trang sẽ rất ngạc nhiên bởi dọc các con phố, biển hiệu toàn bằng tiếng nước ngoài, từ nhà hàng, khách sạn, quán ăn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đến tờ rơi quảng cáo.
4 năm về trước, để đáp ứng nhu cầu của "làn sóng Nga" ồ ạt đến Nha Trang - Khánh Hòa, các biển hiệu được viết hoàn toàn bằng tiếng nước này.
Khoảng 3 năm trở lại đây, khách Trung Quốc đến Nha Trang tăng đột biến. Từ đó, các của hàng, dịch vụ được mở ra, biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc bắt đầu "chiếm ưu thế" so với tiếng Nga.
Một số cửa hàng chọn cách vừa phục vu khách Nga, vừa khách Trung Quốc nên biển hiệu được ghi 2 thứ tiếng. Tuy nhiên, những cửa hàng như thế này chỉ xuất hiện ở trung tâm thành phố, nơi tập trung phục vụ 2 dòng khách nói trên.
Còn ở ngoại thành hoặc xa trung tâm, do chỉ phục vụ khách Trung Quốc, các nhà hàng, quán ăn ghi biển hiệu chủ yếu bằng tiếng Tàu. Trong ảnh là một nhà hàng trên đường Phạm Văn Đồng (TP Nha Trang).
Theo luật Quảng cáo, biển hiệu phải viết bằng tiếng Việt; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn tiếng Việt.
Một cửa hàng trên đường Nguyễn Thiện Thuật (TP Nha Trang) giới thiệu dịch vụ của cửa hàng hoàn toàn không có tiếng Việt, chỉ có tiếng Trung Quốc và Nga.
Những cửa hàng có biển được ghi chi chít bằng tiếng nước ngoài như thế này tràn ngập ở Nha Trang. "Ở Sài Gòn cũng có phố Tây, nhưng biển hiệu tiếng nước ngoài không nhiều như ở đây. Mỗi lần ra Nha Trang du lịch mà cứ ngỡ như đang ờ phố Tàu, phố Nga. Rất buồn", anh Nguyễn Mạnh Hùng, du khách ở TP.HCM nói.
Một số hộ kinh doanh chuyên phục vụ khách Trung Quốc nên tên trái cây, đơn giá đều được thể hiện hoàn toàn bằng tiếng Trung.
Theo một cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Khánh Hòa, đơn vị này có kiểm tra thường xuyên, nhưng khi đi đến nơi, những tờ rơi, biển hiểu tạm thời bị cất đi nên rất khó xử lý.
Một quán giải khát trên đường Trần Quang Khải chuyên bán cho khánh Nga và Trung Quốc. "Mình bán cho ai thì ghi tiếng của nơi đó để dễ cho khách đến mua. Mấy cái này cũng đi thuê người ta viết, chứ mình có biết tiếng Trung hay tiếng Nga đâu", chị Nhuần bán trái cây nói.
"Trên thực tế, những cửa hàng chuyên bán cho khách Trung Quốc họ không in tiếng Việt. Bởi họ nghĩ, ít tiếp khách Việt nên không cần thiết ghi. Nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở, nhưng sau đó họ không khắc phục", cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Khánh Hòa nói.
Ma trận tiếng nước ngoài trong một con hẻm trên đường Nguyễn Thiện Thuật. "Ở đây từ khách trọ, đến dịch vụ ăn uống chỉ phục vụ người nước ngoài, không có người Việt nên không cần phải ghi tiếng Việt Nam. Phiền phức mà không cần thiết", chủ một quán ăn trong hẻm 120, đường Nguyễn Thiện Thuật, chia sẻ.
Các biển như thế này được dựng, dán ở khắp các con hẻm ở khu phố Tây Nha Trang. Dù rất mất ỹ quan, tuy nhiên khồng hề có sự kiểm tra, cũng như nhắc nhở của phường, thành phố hoặc cơ quan quản lý văn hóa cấp tỉnh ở Khánh Hòa.
"Nhu cầu người Trung Quốc thuê phòng trọ rất lớn. Tôi mới xây một dãy 30 phòng trọ, vừa xong thì có người Trung Quốc đến thuê thời hạn 6 tháng, trả tiền một lần. Không biết họ làm gì, nhưng rất kín tiếng, ít giao tiếp với người lạ lắm", ông Bình, chủ một khu trọ ở phường Phước Long (TP Nha Trang) cho biết.
Dịch vụ cho thuê xe máy được ghi bằng tiếng Nga.
"Sắp tới sở sẽ đưa tiêu chí thi đua xét công nhận hộ gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa việc chấp hành quy định về viết đặt tên biển hiệu, bảng quảng cáo", ông Nguyễn Khắc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Khánh Hòa, nói.
Resort ở Khánh Hòa ưu ái khách Trung Quốc, nơi khác thì sao?
(Kiến Thức) - Khu nghỉ dưỡng Diamond Bay Condotel & Resort có hẳn khu vực riêng ở bãi biển cho khách Trung Quốc đang gây xôn xao dư luận. Trước đó, có nhà hàng chỉ phục vụ khách Trung, nơi khác lại từ chối, nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều.
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Dưa hấu Densuke chỉ trồng được ở phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) có màu đen bóng, có phần thịt quả giòn, độ ngọt cao hơn các giống dưa hấu khác và ít hạt hơn.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.