Công ty nào khiến Huawei “lao đao” khi ngừng hợp tác?

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh hàng loạt công ty công nghệ quay lưng với Huawei, công ty ARM có trụ sở tại Anh quyết định ngừng hợp tác với Huawei. Điều này được cho là ảnh hưởng lớn nhất đến hãng smartphone Trung Quốc Huawei.

Những ngày gần đây, dư luận thế giới theo dõi sát sao việc Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm các công ty Mỹ làm ăn với Huawei khi chưa có được sự đồng ý của chính phủ Mỹ. Trong bối cảnh này, công ty ARM thuộc sở hữu của tập đoàn SoftBank (Nhật Bản) quyết định ngừng hợp tác với hãng smartphone Trung Quốc Huawei.
Sở dĩ ARM có động thái trên là vì công ty này chịu ảnh hưởng bởi lệnh cấm do tồn tại bản ghi nhớ nội bộ ghi rõ thiết kế chip của hãng bao gồm các công nghệ đi kèm có nguồn gốc từ Mỹ.
ARM phát triển và thiết kế một số bộ xử lý ở Austin, Texas và San Jose, California, Mỹ. Điều này khiến công ty ARM bắt buộc phải tuân theo quy định mới về việc cấm giao dịch, hoạt động với Huawei của Tổng thống Trump.
Cong ty nao khien Huawei “lao dao” khi ngung hop tac?
 ARM ngừng hợp tác với Huawei khiến hãng smartphone Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng. 
ARM được phát triển bởi ARM Holdings - hãng thiết kế chip xử lý có trụ sở ở Anh. ARM Holdings Hermann Hauser thành lập năm 1990. Khác với nhiều tập đoàn sản xuất chip xử lý trên thế giới, ARM chỉ thiết kế và bán sản phẩm thay vì tạo ra vi mạch CPU, GPU hoàn chỉnh.
Hiện kiến trúc ARM được rất nhiều công ty bán dẫn trên thế giới mua bản quyền, trong số này có Huawei. Hãng smartphone Trung Quốc này dựa vào ARM để thiết kế kiến trúc chip cho bộ xử lý Kirin.
ARM được đánh giá là một công ty nhỏ trong làng công nghệ thế giới khi doanh thu năm 2018 là hơn 1,8 tỷ USD. Con số này thấp hơn rất nhiều so với doanh thu của Huawei (104 tỷ USD), Apple (265 tỷ USD), Intel (55 tỷ USD) hay Qualcomm (22,7 tỷ USD).

Video: Lượng người rao bán điện thoại Huawei tăng mạnh (nguồn: VTC Now)

Tuy nhiên, dù là công ty nhỏ, việc ARM ngừng hợp tác với Huawei sẽ khiến hãng điện thoại Trung Quốc này gặp nhiều khó khăn trong việc tự thiết kế chíp cho riêng mình.
Cụ thể, Huawei sẽ có thể mất nhiều năm để có thể nghiên cứu, phát triển và sản xuất một chíp xử lý. Trong trường hợp ấy, Huawei sẽ có thể phải mua chip từ các hãng khác như Samsung (Exynos) hoặc MediaTek hoặc tự tạo cấu trúc CPU, GPU mới.
Một số chuyên gia nhận định khi không còn hợp tác với ARM, tương lai của Huawei không hề sáng sủa. Bởi hiện tại vẫn chưa có hãng nào ký thỏa thuận cung cấp thiết kế chip cho điện thoại. Theo đó, giấc mơ mở rộng thị phần ra toàn thế giới của Huawei sẽ gặp nhiều chông gai và khó khăn hơn rất nhiều.

Chuyến du đấu kỳ lạ của Đội tuyển Trung Quốc năm 1978

Các câu lạc bộ (CLB) lớn ở châu Âu hiện giờ đã quen với việc du đấu Trung Quốc mỗi mùa hè, nhưng ít người biết điều đó đã được bắt đầu từ năm 1978.

Năm đó, Trung Quốc chào đón đội 2 lần vô địch Cúp C1 Inter Milan và đội ĐKVĐ Cúp C2 Sporting Lisbon, cũng như đưa đội tuyển quốc gia có chuyến du đấu đầu tiên tới Nam Mỹ và Tây Âu.

Ảnh hiếm diện mạo Trung Quốc những năm 1870 - 1946

(Kiến Thức) - Một số hình ảnh chụp Trung Quốc những năm 1870 - 1946 đem đến cho công chúng góc nhìn chân thực, sống động về cuộc sống của người xưa.

Anh hiem dien mao Trung Quoc nhung nam 1870 - 1946
Hình ảnh một gia đình Trung Quốc những năm 1870 - 1946

Đọc nhiều nhất

Tin mới