Công ty cho nhân viên 5000 USD/năm để đi du lịch

Ngoài ra, vào mùa hè, nhân viên của công ty này chỉ phải làm việc 4 ngày/tuần mà thôi.

Khi được hỏi tại sao không cho nhân viên của mình quá nhiều đặc quyền, hầu hết các CEO đều trả lời rằng do chi phí tốn kém và thiếu nguồn lực. Tuy nhiên, với Jason Fried – CEO của công ty phát triển web Basecamp, anh sẵn sàng mang đến cho nhân viên những quyền lợi “không tưởng”, miễn là họ làm việc hiệu quả.
Jason chia sẻ: “Tôi luôn muốn làm nhiều điều hơn nữa để nhân viên của mình cảm thấy hạnh phúc và thoải mái hơn. Chỉ là tôi hơi thiếu ý tưởng cho điều đó thôi.
Cong ty cho nhan vien 5000 USD/nam de di du lich
Jason Fried – CEO của công ty phát triển web Basecamp 
Cách tiếp cận của công ty Basecamp đối với chế độ phúc lợi của nhân viên đó là coi mức sống tiêu chuẩn của họ là ưu tiên hàng đầu. Vì thế, ngoài mức lương khá cao, chế độ thăm khám sức khỏe định kì, bảo hiểm, hưu trí, tiền thưởng, chính sách ngày nghỉ… mỗi nhân viên của công ty này còn được nhận 5000 USD để đi du lịch hằng năm. Bên cạnh đó, các nhân viên còn được nhận 100 USD/tháng cho các dịch vụ mát xa tại gia, 100 USD để mua thực phẩm tươi sống, 16 tuần nghỉ phép nếu sinh con… Vào mùa hè, nhân viên của Basecamp chỉ cần làm 4 ngày/tuần, tương đương với 32 giờ làm việc.
Một trong những lí do đơn giản nhất khiến Basecamp có thể thực hiện được tất cả những chế độ phúc lợi tuyệt vời trên đó là bởi quy mô công ty còn khá nhỏ, họ chỉ có khoảng 50 nhân viên. Ngoài ra, cũng do nguồn vốn của công ty là tự huy động và không có ban giám đốc.
Bất cứ khi nào một nhân viên có ý tưởng về chế độ mới, họ sẽ chia sẻ nó lên một trang truyền thông nội bộ, sau đó những thành viên còn lại của công ty sẽ bỏ phiếu và nếu số đông tán thành ý tưởng, Jason sẽ xem xét việc thực thi.
Jason cho biết: “Chúng tôi có thể thỏa thích làm những gì mình muốn và luôn đưa ra quyết định một cách nhanh chóng. Về cơ bản thì, nếu nhân viên yêu cầu điều gì đó hợp lý, tôi chẳng có lý do gì để từ chối cả”.
Theo chia sẻ của Jason, rất hiếm khi có nhân viên tự rời bỏ Basecamp. Công ty thành lập từ năm 1999 và vẫn hoạt động tốt cho tới ngày hôm nay. Một vài người xin nghỉ việc trong năm đầu tiên vì cảm thấy không phù hợp với công việc, nhưng nếu vượt qua 1 năm thử thách thì thường họ sẽ gắn bó rất lâu. Tại công ty, hiện có hơn 60% nhân viên đã làm việc được trên 4 năm. Chế độ phúc lợi hấp dẫn có thể là một trong những lí do tạo ra kết quả này.

Top 10 công ty khủng khiếp nhất nước Mỹ

(Kiến Thức) - Danh sách 10 công ty lớn nhất nước Mỹ được tạp chí Fortune công bố dựa trên thống kê về doanh thu, số nhân viên...

Top 10 cong ty khung khiep nhat nuoc My

1. Wal-Mart, doanh thu năm 2014: 485,62 tỷ USD, số nhân viên: 2,2 triệu người. Với 11.500 cửa hiệu ở 28 quốc gia, quy mô rộng lớn của chuỗi siêu thị bán lẻ của Wal-Mart là điều không ai có thể phủ nhận. Wal-Mart cũng là nhà sử dụng lao động lớn nhất ở Mỹ. Wal-Mart được tạp chí Fortune xếp hạng vị trí đầu bảng trong danh sách 500 công ty lớn nhất nước Mỹ.

Hàng loạt sai phạm tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

(Kiến Thức) - Thanh tra Chính phủ vừa kết luận hàng loạt sai phạm tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam như chỉ định nhà thầu Trung Quốc sai quy định, sai phạm trong quản lý "đất vàng"....

Sau hơn 2 năm thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã công bố Kết luận số 2222/KL - TTCP ngày 26/8/2016 về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Bản Kết luận gồm 36 trang này nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt các sai phạm lớn tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về quyết định và quản lý thực hiện các dự án đầu tư máy móc thiết bị; Gói thầu EP Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt; góp vốn kinh doanh ngoài ngành bằng quyền thuê đất và tài sản gắn liền với đất tại 80 Lý Thường Kiệt và 22 Phan Bội Châu… gây lãng phí, kém hiệu quả.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.