Công trình quân sự 'bất khả chiến bại' nổi tiếng của Việt Nam

Trải qua nhiều cuộc binh biến, công trình quân sự này của Việt Nam vẫn đứng vững. Giờ đây, nó trở thành di tích lịch sử nổi tiếng, là niềm tự hào của nước ta.

Công trình quân sự nổi tiếng của Việt Nam: Suốt trăm năm không đội quân nào xuyên thủng nổi

Năm 1630, theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng một công trình lũy quân sự ở bờ nam sông Nhật Lệ (nay là Đồng Hới, Quảng Bình), có tên là Lũy Thầy, hay còn gọi là lũy Đào Duy Từ. Công trình này nhằm bảo vệ Đàng Trong trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài.

Cong trinh quan su 'bat kha chien bai' noi tieng cua Viet Nam

Lũy Thầy

Thời điểm đó, Lũy Thầy vô cùng đồ sộ, đến mức nhân dân còn lưu truyền câu thơ: “Khôn ngoan vượt được Thanh Hà/Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”. Quả thật vậy, sau hơn 100 năm sau, Lũy Thầy vẫn sừng sững, đứng vững trước nhiều cuộc chiến mà không hề bị xuyên thủng.

Lũy Thầy còn được gọi là Lũy Đào Duy Từ vì đây là vị quan chỉ huy thiết kế, xây dựng công trình. Ông quê ở phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Với tài đức của mình, Đào Duy Từ được chúa Nguyễn vô cùng kính nể, còn gọi ông là thầy. Người dân gọi thành lũy ông xây là Lũy Thầy cũng phần nào để bày tỏ lòng tôn kính đến vị đại quan này.

Cong trinh quan su 'bat kha chien bai' noi tieng cua Viet Nam-Hinh-2

Lại nói về Lũy Thầy, nơi đây có 3 chiến lũy chính là lũy Trường Sa, lũy Trấn Ninh, lũy Trường Dục. Lũy được xây từ Đầu Mâu đến cửa Nhật Lệ, dài đến 12km. Qua thời gian, chiến tranh, nay Lũy Thầy chỉ còn di tích của 3 cửa là cửa Tấn Nhật Lệ, cửa Lý chính Đại quan môn (sau đổi là Võ Thắng Quan, còn gọi là cổng Thượng), cửa vào Dinh Quảng Bình (còn gọi là Quảng Bình Quan).

Cong trinh quan su 'bat kha chien bai' noi tieng cua Viet Nam-Hinh-3

Lũy Thầy được đắp bằng đất và đá, phía ngoài đóng cọc bằng gỗ lim, phía trong đóng cọc tre. Chiều cao trung bình của lũy là từ 3 – 6m, rộng 6m, cao 5 tầng. Lũy kiên cố đến mức voi hay ngựa cũng có thể đi lại được. Lũy Thầy xây dọc sông Nhật Lệ nên độ khó đánh phá lại càng cao.

Cong trinh quan su 'bat kha chien bai' noi tieng cua Viet Nam-Hinh-4

Lịch sử chép lại, năm 1774, trong lúc chúa Nguyễn đang đối phó với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ, Trịnh Sâm đã sai tướng Hoàng Ngũ Phúc đánh vào Phú Xuân (Huế). 3 vạn quân do Hoàng Ngũ Phúc vượt sông Gianh, kết hợp với việc tướng giữ thành ngầm dâng Lũy Thầy nên dễ dàng nam tiến và bắt được Trương Phúc Loan mang về kinh trị tội.

Vì sao Lũy Thầy ở Quảng Bình “có cánh cũng không thể vượt qua“?

Với lợi thế tự nhiên và cách xây dựng khoa học, Lũy Thầy gần như bịt kín các lối ra vào Đàng Trong và hoàn toàn khống chế các mũi tấn công khi có chiến sự xảy ra...

Vi sao Luy Thay o Quang Binh “co canh cung khong the vuot qua
 Được nhà quân sự Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng theo lệnh chúa Nguyễn nhằm mục đích bảo vệ Đàng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở Quảng Bình, Lũy Thầy hay Lũy Nhật Lệ là một công trình quân sự nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. 

Mò được báu vật 44 tỷ dưới sông, 3 năm sau nhận kết đắng

Một người đàn ông Trung Quốc đã phát hiện một kho báu dưới sông, tuy nhiên, sau ba năm, anh lại bị cảnh sát bắt giữ vì bán các di vật văn hóa quốc gia.

Mo duoc bau vat 44 ty duoi song, 3 nam sau nhan ket dang
Vào năm 2005, sau khi sông Mân ở Tứ Xuyên, Trung Quốc tràn bờ, chính quyền địa phương đã quyết định nạo vét và bảo dưỡng con sông. Trong quá trình này, nhiều di vật văn hóa đã được phát hiện. Năm 2010, chính phủ Trung Quốc tiếp tục đưa sông Mân vào danh sách “đơn vị” bảo vệ di tích văn hóa.

Ngắm thành phố cổ của Đức được công nhận Di sản thế giới

Thành phố Lubeck chứa đựng khu phố cổ xưa nhất còn sót lại từ thời trung cổ, đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Ngam thanh pho co cua Duc duoc cong nhan Di san the gioi

Lubeck là một trong các thành phố cảng Baltic lớn nhất, cổ xưa nhất của Đức, được hình thành từ năm 1143. (Ảnh: IT, DW)

Ngam thanh pho co cua Duc duoc cong nhan Di san the gioi-Hinh-2
Thành phố Lubeck chứa đựng khu phố cổ xưa nhất còn sót lại từ thời trung cổ, đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Ngam thanh pho co cua Duc duoc cong nhan Di san the gioi-Hinh-3
Đến Lubeck, bạn sẽ được ngắm nhìn những lâu đài cổ kính, nhà thờ cổ và tu viện uy nghiêm. Những công trình tại đây hầu hết đều được lưu giữ và bảo tồn gần như nguyên vẹn.
Ngam thanh pho co cua Duc duoc cong nhan Di san the gioi-Hinh-4
Bảo tàng Holstentor là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất ở Lubeck. Công trình này được xây dựng vào thế kỷ 15 để bảo vệ thành phố khỏi bị xâm lược.
Ngam thanh pho co cua Duc duoc cong nhan Di san the gioi-Hinh-5
Tòa thị chính Lubeck là một trong những biểu tượng lịch sử và kiến trúc quý báu của thành phố cổ Lubeck. Với kiến trúc pha trộn nổi bật giữa phong cách Gótik và Rönesans, tòa thị chính là một tuyệt tác nghệ thuật thế kỷ 13 và đã được UNESCO công nhận là một phần của Di sản thế giới. 
Ngam thanh pho co cua Duc duoc cong nhan Di san the gioi-Hinh-6

Nhà thờ Thánh Mary, nằm ở trung tâm thành phố cổ Lubeck, là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại của phong cách Gótik Ba Lan.

Ngam thanh pho co cua Duc duoc cong nhan Di san the gioi-Hinh-7
Ngày nay, du khách đến Lubeck có thể khám phá những con ngõ nhỏ dẫn từ đường chính vào sân sau của các ngôi nhà trong khu phố cổ.
Ngam thanh pho co cua Duc duoc cong nhan Di san the gioi-Hinh-8
Thời điểm tốt nhất để đến thăm thành phố Lubeck là từ tháng 5 đến tháng 9. Trong khoảng thời gian này, thời tiết ôn hòa và có nhiều hoạt động ngoài trời để bạn thưởng thức.
Ngam thanh pho co cua Duc duoc cong nhan Di san the gioi-Hinh-9
Thành phố Lubeck nằm gần biển Baltic. Du khách đến đây chắc hẳn sẽ có những giây phút thư giãn thoải mái và trải nghiệm tuyệt vời.
Ngam thanh pho co cua Duc duoc cong nhan Di san the gioi-Hinh-10
Đặc biệt, thành phố Lubeck còn nổi tiếng bởi nền công nghiệp sản xuất bánh kẹo và rượu vang. Ngon nhất phải kể đến là đặc sản rượu vang Rotspon, thưởng thức cùng những viên kẹo hạnh nhân ngon tuyệt. 

>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thăm hòn đảo kỳ lạ, nơi "dư thừa" hàng nghìn nam giới

Đọc nhiều nhất

Tin mới