Chị Nguyễn Minh Hải (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, gần đây, nhiều bạn trẻ chia sẻ công thức làm đẹp từ rau má khiến chị khá bất ngờ. Lâu nay, chị vẫn biết đến công dụng giải nhiệt của rau má nhưng chưa từng tiếp cận tài liệu nào nói về tính năng làm lành sẹo của cây rau má.
“Tôi khá bất ngờ khi nhiều người nhắc đến công dụng làm đẹp của cây rau má và cũng muốn áp dụng thử xem hiệu quả đến đâu. Vì cây rau má cũng là một vị thuốc nên mình nghĩ rằng dù có dùng “quá liều” cũng sẽ không gây hại”, chị Hải nói.
Rau má có công dụng làm đẹp rất hiệu quả (Ảnh minh họa). |
Học theo các “bí quyết” làm đẹp trên mạng, không chỉ riêng chị Hải, nhiều người đều khẳng định công dụng trị sẹo trên cả tuyệt vời của cây rau má.
Nhiều công thức trị sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm do mụn bằng rau má được chia sẻ trên mạng:
+ Trị sẹo lõm: Sau khi bạn mua rau má về, ngâm trong nước muối loãng trong vòng 15 phút. Rửa sạch, giã nát hoặc xay nát, lọc lấy nước, cho thêm một ít đường vào cho dễ uống. Sau đó, bạn có thể lấy bã rau má dùng đắp mặt hoặc rửa mặt bằng nước rau má tươi.
+ Trị sẹo lồi: Rau má rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước hòa đều với mật ong. Bôi nước rau má và mật ong lên vùng da bị sẹo lồi, mát xa nhẹ nhàng và rửa lại bằng nước ấm sau 30 phút.
+ Trị sẹo thâm do mụn: Bạn nên chọn mua loại rau má nhỏ, sau đó rửa cho thật kỹ, ngâm nước muối rồi vớt ra, nghiền nát rau má sao thành dạng bột mịn. Tiếp theo, vệ sinh vết sẹo thật sạch sau đó lấy rau má đã nghiền thành bột mịn đắp vào chỗ sẹo ngày đắp 2 lần. Kiên trì thực hiện liên tục trong 4 tháng. Các vết sẹo sẽ biến mất nhờ đặc tính trên của cây rau má. Chúng sẽ làm mờ hoàn toàn các vết sẹo lâu năm.
Theo Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), rau má là vị thuốc tốt có rất nhiều công dụng. Trong Đông y, rau má là vị thuốc mát, vị ngọt hơi đắng, tính bình, không độc, giải nhiệt, giải độc...
Rau má là loại nguyên liệu đã được các nhà khoa học chứng minh và nghiên cứu cho thấy có tác dụng hỗ trợ làm lành vết thương giúp liền sẹo nhờ được kích thích bằng việc sản xuất các chất keo, collagen trong các mô sẹo và nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới cho những vết sẹo cũ, làm cho làn da mịn màng.
Cũng theo Lương y Vũ Quốc Trung, trong rau má có nhiều hoạt chất tốt như: các loại vitamins B1, B2, B3, C và K, beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese, phosphorus... Tuỳ theo khu vực trồng hoặc mùa thu hoạch, tỷ lệ các hoạt chất có thể khác biệt ở một số vùng khác nhau.
Rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.
Cũng liên quan đến bài thuốc về rau má, theo anh Dương Trung Hiếu (Võ Nhai, Thái Nguyên) - một người chuyên nghiên cứu về cây dược liệu cho hay, trong rau má còn có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào trong vùng da, giúp da nhanh chóng phục hồi những hư tổn như khô sạm, ít đàn hồi.
Anh Hiếu cho hay, ngoài tác dụng trị sẹo hiệu quả, rau má cũng có nhiều tác động đến việc chăm sóc da toàn diện. Vậy nên, các chị em đừng nên bỏ qua một bí quyết trị sẹo, mụn từ cây rau má.
Cách làm và điều trị sẹo, mụn trứng cá, rôm sẩy, mẩn ngứa:
Rau má lấy về, rửa sạch, phơi khô mang nghiền nhỏ mịn để dùng luyện với keo mạch nha cô viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 3 - 6 viên trước bữa ăn, cộng thêm đắp ngoài. Bột rau má trộn với cao lá cây dâu và đắp, hiệu quả rõ rệt sau một tháng điều trị.
Mời quý độc giả xem video cách làm đẹp bằng dầu dừa (nguồn VTC):