Công thức làm tương đen đặc sản phố núi

Hơn 20 năm nắm giữ bí quyết làm loại tương đen đặc sản phố núi, đều đặn mỗi tháng ông Nguyễn Hữu Cường (TP Pleiku, Gia Lai) bỏ túi 35-40 triệu đồng.

Cong thuc lam tuong den dac san pho nui

Ở tuổi 63, ông Nguyễn Hữu Cường (trú phường Ia Kring, TP Pleiku, Gia Lai) đã có 20 năm gắn bó với nghề làm tương đen - loại gia vị từ đậu nành lên men ăn kèm với món "phở 2 tô" nổi tiếng khắp vùng.

Cong thuc lam tuong den dac san pho nui-Hinh-2

Ông Cường tâm sự, năm 1979, vợ chồng ông khăn gói từ Đà Nẵng vào mảnh đất Gia Lai. Thời điểm đầu, ông làm việc tại một công ty thủy lợi. Thế rồi sau một thời gian, ông quyết định nghỉ việc để tập trung phụ vợ bán hàng ở chợ đêm. Cũng thời điểm này, ông thường xuyên ăn món "phở 2 tô" Gia Lai và biết được gia vị chính của món ăn là tương đen đều phải nhập về từ TP.HCM. Từ đó, ông Cường dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tự mình chế ra công thức món tương đen riêng biệt.

Cong thuc lam tuong den dac san pho nui-Hinh-3

Để có thêm kinh nghiệm, ông Cường lặn lội khắp các tỉnh thành, từ TP.HCM đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ, hễ ở đâu có nghề làm tương từ đậu nành là ông tìm đến. Ông cũng thu thập thêm kiến thức làm tương đen từ một người Hoa ở TP.HCM để tạ ra món tương đen của riêng mình.

Cong thuc lam tuong den dac san pho nui-Hinh-4

Sau khi học cách làm tương đen cơ bản, năm 2004, với vốn liếng ít ỏi của mình, ông mở xưởng sản xuất với những công cụ chế biến thô sơ. Ban đầu ông Cường không tránh khỏi những thất bại khi hương vị tương đen làm ra không đạt chuẩn, phải đổ bỏ cả tấn đậu. Thế nhưng không nản lòng, ông miệt mài nghiên cứu và cuối cùng đã tìm ra công thức chuẩn, phù hợp với khẩu vị của người Gia Lai.

Cong thuc lam tuong den dac san pho nui-Hinh-5

Nguyên liệu để làm tương đen là đậu nành, muối hạt và mật mía. Đậu sau khi hấp chín sẽ được trải lớp mỏng trên mẹt lớn và đưa vào phòng kín ủ từ 7-10 ngày để lên men.

Cong thuc lam tuong den dac san pho nui-Hinh-6

Sau đó dùng muối hạt pha loãng bằng nước để độ mặn đạt chuẩn rồi cho vào chum ủ với đậu lên men trước đó. Ủ trong chum càng lâu thì tương càng thơm. Cuối cùng là công đoạn nấu tương và đóng gói sản phẩm. "Quan trọng nhất là công đoạn ủ lên men. Khi ủ đậu trong phòng kín phải căn nhiệt độ để trong vòng 7-10 ngày đậu lên men đúng như yêu cầu. Lượng muối khi pha nước cũng phải thật chuẩn thì sản phẩm mới thành công", ông Cường nói.

Cong thuc lam tuong den dac san pho nui-Hinh-7

Từ quy mô sản xuất nhỏ lẻ, xưởng tương đen của ông Cường ngày càng mở rộng. Năm 2010, ông đầu tư mua máy móc, thiết bị tự động để thay thế cách nấu tương truyền thống bằng củi. 

Cong thuc lam tuong den dac san pho nui-Hinh-8

Theo ông Cường, nấu tương đen bằng điện có ưu thế là nhiệt độ luôn ổn định, vòng đảo tự động nên đều, chất lượng mẻ tương cao hơn nấu củi mà còn giúp hạ giá thành sản phẩm bán ra.

Cong thuc lam tuong den dac san pho nui-Hinh-9

Mỗi ngày, ông Cường sản xuất được hơn 600kg tương đen. Giá bán loại tương đen bình thường là 13.000 đồng/kg, tương đen đặc biệt là 18.000 đồng/kg. Trừ chi phí, mỗi tháng ông Cường lãi trên 35 triệu đồng. Sản phẩm tương đen xưởng ông Cường phủ rộng khắp từ các quán ăn bình dân đến nhà hàng hạng sang trong và ngoài tỉnh.

Cong thuc lam tuong den dac san pho nui-Hinh-10

Ông Cường đã đăng ký bản quyền cho tương đen và có đầy đủ chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm. Thời gian tới, ông Cường dự định mở thêm các cơ sở làm tương đen trên địa bàn TP Pleiku. Đồng thời tích cực nghiên cứu đưa sản phẩm tương đen xuất khẩu để giới thiệu giá trị ẩm thực của địa phương ra thị trường nước ngoài.

Người Nhật có cả kho món ăn giúp tăng đề kháng, sống thọ trăm tuổi

Nhật Bản là quốc gia có tỉ lệ người sống thọ rất cao. Bí quyết sống thọ không phải là dùng thuốc bổ mà đến từ chính những thực phẩm bình dị họ dùng hàng ngày.

Matcha

Matcha được làm từ lá trà xanh, bỏ cuống và nghiền thành bột. Thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa gấp 137 lần so với các loại trà xanh khác. Nó có tác dụng giúp làm giảm tổn thương tế bào và chống lại các bệnh mãn tính. Uống matcha cũng có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim bằng cách giảm cholesterol "xấu" và tăng cường trao đổi chất.

Ăn quá nhiều xì dầu gây hại cho sức khỏe như thế nào?

Xì dầu là loại gia vị quen thuộc với nhiều gia đinh, có thể dùng để chấm hoặc nêm nếm trong nấu ăn.

Nguy cơ ung thư

Trong quá trình lên men của xì dầu, protein mục nát phân giải sinh ra nhiều chất dạng amin, trong trường hợp sinh tồn của axit nitơ sẽ tổng hợp thành chất nitrosamine gây ung thư, những loại xì dầu được sản xuất từ các xưởng có công nghệ kém sẽ rất dễ bị nhiễm nấm.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ảnh hưởng đến tuyến giáp

Trong xì dầu có chứa goitrogens, hóa chất này làm gián đoạn quá trình tổng hợp hormon thyroidal, nguyên nhân trực tiếp gây suy giảm tuyến giáp.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý

Do xì dầu có nguyên liệu chủ yếu là đậu nành nên thường chứa chất isoflavones. Tiêu thụ quá nhiều chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý cho cả nam và nữ, ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể con người.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hàm lượng muối cao được thêm vào khi bắt đầu lên men trong quá trình sản xuất xì dầu có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, gây bệnh tim mạch, huyết áp,…

Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Do các chất hóa học độc hại có trong xì dầu nên nó không an toàn đối với phụ nữ mang thai. Việc ăn nhiều xì dầu có thể gây hại đến sự phát triển của thai nhi.

Lưu ý khi sử dụng nước tương xì dầu trong bữa ăn

- Không quá lạm dụng nước mắm, nước tương, không sử dụng thay cho muối. Một người bình thường không nên dùng quá 6g muối mỗi ngày. Vậy thì tính ra, 100ml nước tương bạn cần sử dụng trong vòng 3 ngày để đảm bảo tính an toàn, ngăn ngừa bệnh tật.

- Trong quá trình sử dụng cần đậy kín nắp, bảo quản ở nơi có nhiệt độ thấp. Với những loại đã bị mốc, biến chất không nên sử dụng.

- Khi uống thuốc để điều trị những bệnh như: huyết quản, dạ dày, đường ruột,...tuyệt đối không nên ăn các món có nêm nếm nước tương. Bởi chúng sẽ gây ra tác dụng phụ như: buồn nôn, ói mửa,...

Cách lựa chọn xì dầu tốt cho sức khỏe

- Đầu tiên phải xác định mục đích của việc sử dụng xì dầu làm nước chấm hay để nấu ăn. Nếu là xì dầu dùng để chấm thì cần phải chọn đúng loại cực kỳ chất lượng, nguồn gốc đảm bảo để có thể ăn trực tiếp mà không gây hại cho cơ thể.

- Còn đối với loại xì dầu dùng để nấu ăn thì khi chế biến phải chú ý nấu nóng lên rồi mới được ăn, tức là phải khử trùng trước khi ăn.

- Khi chọn xì dầu, điều quan trọng nhất là phải xem chỉ số 'nitơ acid amin' trong bảng thành phần dán trên chai xì dầu. Xì dầu tốt hay không tốt (dinh dưỡng và chất lượng) chủ yếu nằm ở tiêu chuẩn này.

- Thông thường, hàm lượng 'nitơ acid amin' càng cao chất lượng xì dầu càng cao, hương vị cũng sẽ càng đậm đặc. Dựa theo tiêu chí này, có thể phân xì dầu thành các loại khác nhau.

- Xì dầu đạt chất lượng: hàm lượng 'nitơ acid amin' không thấp hơn 0,4g/100ml.

- Xì dầu đặc biệt: hàm lượng 'nitơ acid amin' có thể đạt đến 0,8g/100ml.  

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.