Công nghệ "mông má" thịt lợn nái thành thịt lợn rừng

Để có được thịt lợn rừng giả, Hậu chọn mua những con lợn nái già tuổi hết khả năng đẻ rồi mang về nhốt một thời gian cho tiêu bớt lớp mỡ...

Sáng 24/7, Công an huyện Phù Cát cho biết chủ tịch UBND huyện này vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Trương Văn Hậu (SN 1978, ngụ xã Cát Trinh, huyện Phù Cát) với số tiền gần 41 triệu đồng về các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, Hậu còn bị buộc tiêu hủy gần 850 kg thịt lợn nái chưa qua kiểm dịch.

Trước đó, ngày 20/7, Công an huyện Phù Cát bất ngờ kiểm tra thì phát hiện Hậu đang cặm cụi “chế biến” gần 1 tạ thịt lợn nái thành… thịt lợn rừng giả ngay tại nhà mình. Trước những chứng cứ không thể chối cãi, Hậu đã khai nhận về “lò sản xuất” lợn rừng giả khá tinh vi của mình.

Cong nghe mong ma thit lon nai thanh thit lon rung
 Dùng kim bắn lông 3 chấu cho giống thịt lợn rừng thật. (Ảnh minh họa).

Cụ thể, để có được thịt lợn rừng giả, Hậu chọn mua những con lợn nái già tuổi hết khả năng đẻ rồi mang về nhốt một thời gian cho tiêu bớt lớp mỡ. Sau đó, Hậu để nguyên con giết thịt, dùng đèn khò thui lớp da bên ngoài cho có màu vàng, tiếp đến dùng kim bắn lông 3 chấu cho giống thịt lợn rừng thật rồi đưa ra thị trường tiêu thụ với giá khoảng 120.000 đồng/kg. Với cách làm trên, mỗi ngày Hậu kiếm được tiền triệu từ việc biến thịt lợn nái già thành thịt lợn rừng giả.

Huyện Phù Cát được xem là nơi tập trung nhiều “lò chế biến” lợn rừng giả nhiều nhất tỉnh Bình Định. Ước tính, thời gian qua, mỗi ngày nơi này cung cấp hàng tấn thịt lợn rừng giả cho thị trường TP HCM và các tỉnh phía Nam, thu lợi bất chính hàng chục triệu đồng.

Trước tình trạng trên, thời gian qua, các lực lượng chức năng địa phương đã tăng cường kiểm tra và liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều vụ chế biến lợn rừng giả với số lượng lớn. Tuy nhiên, vấn nạn này vẫn cứ tồn tại dai dẳng ở địa phương.

Cong nghe mong ma thit lon nai thanh thit lon rung-Hinh-2
"Thịt lợn rừng" để lâu ngày và không được bảo quản đúng cách, thịt đã xỉn màu, bốc mùi hôi thối.. 

Trước đó, sáng 17/3, kiểm tra một xe tải chạy trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Quảng Phong (huyện Quảng Xương, Thanh Hoá), nhà chức trách địa phương phát hiện 9 thùng xốp đựng hơn 650 kg thịt và đuôi lợn. Tất cả đều là thịt lợn nái đã được thui sơ chế, lọc xương và mỡ, còn nguyên da.

Lái xe đồng thời là chủ hàng khai tên Phạm Văn Cương (quê xã Hải Tây, huyện Hải Hậu, Nam Định) cho hay thu gom số thực phẩm trên ở Nam Định và đang vận chuyển vào Nha Trang, Vũng Tàu để phân phối cho các nhà hàng. Do để lâu ngày và không được bảo quản đúng cách, thịt đã xỉn màu, bốc mùi hôi thối.

Theo cơ quan chức năng, trên bì của những mảng thịt lợn bị thu giữ có nhiều chấm nhỏ màu đen trông như lỗ chân lông. Đây là dấu kim nung đỏ sau đó châm thành lỗ màu đen để giả như thịt lợn rừng nhằm bán với giá cao.

Lực lượng quản lý thị trường Thanh Hóa đã lập biên bản tạm giữ phương tiện đồng thời xử phạt hành chính chủ xe hơn 24 triệu đồng.

Cong nghe mong ma thit lon nai thanh thit lon rung-Hinh-3
Thịt lợn rừng chuẩn. 

Dấu hiệu nhận biết thịt lợn rừng chuẩn

Đặc điểm bên ngoài: Lợn rừng chuẩn có da và lớp lông rất dày, mõm dài cứng để đào đất tìm kiếm thức ăn. Ngoài ra chúng còn có cặp nanh hàm dưới rất dài, chìa ra khỏi mồm và hơi cong.

Bên cạnh đó, lợn rừng có tai nhọn bé, các lỗ chân lông khá sát nhau, hốc mắt to, chân thon hơn so với khửu gối, đầu móng guốc thon và nhọn.

Đặc điểm lớp da và thịt: Thịt lợn rừng có da khá dày và cứng. Lớp thịt nạc gần như dính liền vào với da vì lớp mỡ ở giữa rất ít hoặc không có. Da lợn rừng chuẩn thì sần sùi, không bóng và trơn láng như da của lợn nhà nuôi hoặc lợn lai.

Màu sắc: Thịt lợn rừng có màu sắc nhạt hơn, không có màu đỏ thẫm như thịt lợn nhà và có mùi hôi khá đặc trưng.

Hương vị của thịt lợn rừng: Thịt lợn rừng dù chế biến thế nào thì thịt vẫn giữ được vị ngọt đậm đà đặc trưng, không ra nhiều nước, săn hơn hẳn so với các thịt lợn lai, tự nuôi khác.

Bì lợn rừng dày và khô, phải cho vào chế biến trong vòng 15 - 25 phút thì thịt mới giòn và ăn được. Còn thịt lợn lai, lợn nuôi nhà thường có nhiều mỡ, thịt mềm và bì mềm, không giòn như thịt lợn rừng.

Ngoài ra để nhận biết thịt lợn rừng chuẩn, người nội trợ nên kiểm tra bằng cách bứt thử lỗ chân lông ở trên bì lợn xem ba lông ấy là thật hay giả. Vì lợn rừng thật thường có ba sợi lông chụm vào một chỗ, một số cơ sở thường làm giả thịt lợn rừng bằng cách bắn thêm lông vào.

Bên cạnh đó, để tránh mua phải thịt lợn rừng giả, người tiêu dùng nên chọn mua lợn rừng tại những cơ sở uy tín, đáng tin cậy, có giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh… Không nên mua ở những địa điểm không rõ nguồn gốc, xuất xứ của thịt lợn.

Thịt lợn sề siêu lợi nhuận và cực độc hại

Theo một số người thì ăn thịt lợn sề, gái đẻ có thể bị mất sữa hoặc bị hậu sản. Không những thế thịt lợn sề còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Do thịt lợn sề chế biến thành lợn rừng, dê, bò, đà điểu mang lại siêu lợi nhuận cho nên một số các thương lái đã bất chấp, dùng mọi thủ đoạn, tán tận lương tâm để trục lợi.

Một người dân ở cạnh một thương lái (xin được giấu tên) cho biêt: "Lợn sề, lợn chết được thu gom từ các đầu nậu với giá rẻ, sau đó đem bán lại cho những thương lái có hầm lạnh để dự trữ và chế biến các loại. Nầm lợn sề cũng được trộn vào nầm dê. Thực khách có sành ăn đến mấy cũng chào thua, không biết đâu mà lần.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngoài ra, các thương lái còn làm theo đơn đặt hàng của các quán nhậu, nhà hàng. Làm theo đơn, thì người bán hàng không cần bắn lông mà chỉ dùng đèn khò đốt phần bì cho vàng, giòn để đánh lừa vị giác của khách ăn".

Theo kinh nghiệm dân gian thì thịt lợn sề cực độc đối với gái đẻ hoặc người mới ốm dậy. Bà Nguyễn Thị Thanh, người Bắc Giang cho biết: "Bản thân lợn sề đã rất độc với gái đẻ, lợn ốm thì còn nguy hại hơn, có thể dẫn đến mất sữa, hoặc bị hậu sản. Nếu ăn phải thịt lợn sề để trong hầm lạnh lâu ngày, bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng".

Anh Nguyễn Công Thể, một người dân ở Đắk Lắk cho biết: "Ở tỉnh này có một thương lái mỗi ngày sản xuất 2 tấn thịt lợn sề giả lợn rừng mang vào các trung tâm thành phố để tiêu thụ. Để thay thế cho lợn rừng thật đang trở nên vô cùng khan hiếm thì hiện nghề nuôi lợn rừng ở Đắk Lắk rất phát triển. Tuy vậy, nguồn heo này vẫn không đủ cung cấp cho các nhà hàng chuyên về đồ rừng. Vì vậy, việc làm thịt heo rừng giả diễn ra khá phổ biến, khiến cơ quan chức năng vô cùng lúng túng, khó kiểm soát. Nạn làm giả thịt lợn rừng không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ của người dân mà còn làm ảnh hưởng đến những người chăn nuôi chân chính ơ Đắk Lắk".            

Ông Đỗ Ngọc Dũng, trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục kiểm lâm Đắk Lắk cho hay: Khi kiểm tra các điểm bán dạo lợn rừng trên đường thì họ đều xuất trình được giấy tờ mua từ các trại nuôi lợn hợp pháp. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể xác định được thịt lợn họ đang bán có ứng với giấy tờ mua trên hay không. Để xử lý và ngăn cấm cũng rất khó vì họ thường bày bán thịt lợn rừng thật, giả lẫn lộn. Trong khi, các ngành chức năng chưa có máy móc hỗ trợ để kiểm tra độ chính xác.

(Theo Người đưa tin)

Công nghệ chế biến thịt thú rừng bá đạo ít ai ngờ

Bằng “công nghệ” in ấn và các phụ gia trôi nổi, cơ sở của bà Nguyễn Thị Ngọc Thy đã chế biến thịt heo phế phẩm thành thịt thú rừng.

Không chỉ cơ sở của bà Thy, trên thực tế, trên thị trường còn nhiều đối tượng tìm mọi cách “thay tên, đổi họ” cho thịt heo thành thịt bò, thịt heo rừng giá cao…

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.