Công nghệ hàng không thay đổi ra sao sau hai cuộc CTTG?

Công nghệ hàng không thay đổi ra sao sau hai cuộc CTTG?

(Kiến Thức) - Chiến tranh luôn là nỗi ác mộng của nhân loại nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được những đóng góp về khoa học kỹ thuật mà nhân loại có được sau hai cuộc đại chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại.

Dù chiến tranh là điều không ai muốn nhưng thực tế đáng buồn là những công nghệ hàng không hiện đại nhất chúng ta đang sử dụng ngày nay phần lớn lại ra đời từ trong hai cuộc  chiến tranh thế giới. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Dù chiến tranh là điều không ai muốn nhưng thực tế đáng buồn là những công nghệ hàng không hiện đại nhất chúng ta đang sử dụng ngày nay phần lớn lại ra đời từ trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Đầu tiên là công nghệ máy bay nhiều tầng cánh. Công nghệ này ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất để các máy bay có thêm lực nâng - giải quyết được vấn đề động cơ công suất quá yếu. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Đầu tiên là công nghệ máy bay nhiều tầng cánh. Công nghệ này ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất để các máy bay có thêm lực nâng - giải quyết được vấn đề động cơ công suất quá yếu. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Tiếp theo đó là công nghệ súng máy gắn ở mũi máy bay. Việc gắn súng máy ở mũi máy bay sẽ khiến xạ thủ nhắm bắn chính xác hơn nhiều so với việc để súng máy ở hai bên cánh. Tuy nhiên gắn ở mũi thì đạn sẽ bắn vào cánh quạt và cánh quạt khi đó sẽ phải có tấm bọc giáp để làm đạn nảy ra khi tự dính đạn của mình. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Tiếp theo đó là công nghệ súng máy gắn ở mũi máy bay. Việc gắn súng máy ở mũi máy bay sẽ khiến xạ thủ nhắm bắn chính xác hơn nhiều so với việc để súng máy ở hai bên cánh. Tuy nhiên gắn ở mũi thì đạn sẽ bắn vào cánh quạt và cánh quạt khi đó sẽ phải có tấm bọc giáp để làm đạn nảy ra khi tự dính đạn của mình. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Những tấm giáp ở cánh quạt (hình tam giác như trong hình) làm giảm công suất của động cơ, giảm số vòng quay tối đa nhưng là cách duy nhất giữ cho cánh quạt máy bay nguyên vẹn khi sử dụng súng gắn ở mũi. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Những tấm giáp ở cánh quạt (hình tam giác như trong hình) làm giảm công suất của động cơ, giảm số vòng quay tối đa nhưng là cách duy nhất giữ cho cánh quạt máy bay nguyên vẹn khi sử dụng súng gắn ở mũi. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ nhất, hệ thống răng cưa đồng bộ được ra đời. Theo đó, khi cánh quạt quay đúng vào vị trí nòng súng hệ thống này sẽ ngắt không cho súng khai hoả và chỉ khai hoả khi cánh quạt không thẳng hướng với nòng súng. Kiểu thiết kế này ngay lập tức đã được không quân nhiều nước bắt chước nhau. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ nhất, hệ thống răng cưa đồng bộ được ra đời. Theo đó, khi cánh quạt quay đúng vào vị trí nòng súng hệ thống này sẽ ngắt không cho súng khai hoả và chỉ khai hoả khi cánh quạt không thẳng hướng với nòng súng. Kiểu thiết kế này ngay lập tức đã được không quân nhiều nước bắt chước nhau. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Khi động cơ đã phát triển đủ khoẻ để có thể tạo đủ tốc độ, lực nâng cho máy bay một tầng cánh, kiểu thiết kế này lại được quay trở lại, giảm thiểu lực cản không khí, cho phép máy bay bay được với tốc độ cao hơn. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Khi động cơ đã phát triển đủ khoẻ để có thể tạo đủ tốc độ, lực nâng cho máy bay một tầng cánh, kiểu thiết kế này lại được quay trở lại, giảm thiểu lực cản không khí, cho phép máy bay bay được với tốc độ cao hơn. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Vào giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, vỏ máy bay chủ yếu được làm bằng gỗ và giấy để giảm trọng lượng. Khi công nghệ luyện kim tiến bộ vượt bậc, hệ thống khung máy bay làm bằng nhôm và kim loại đã được ra đời, giúp máy bay chịu được độ vặn xoắn lớn hơn mà vẫn không tăng quá nhiều trọng lượng. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Vào giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, vỏ máy bay chủ yếu được làm bằng gỗ và giấy để giảm trọng lượng. Khi công nghệ luyện kim tiến bộ vượt bậc, hệ thống khung máy bay làm bằng nhôm và kim loại đã được ra đời, giúp máy bay chịu được độ vặn xoắn lớn hơn mà vẫn không tăng quá nhiều trọng lượng. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Pháo gắn trên máy bay cũng là một thiết kế vượt bậc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Khi mà khung máy bay được làm bằng kim loại, động cơ thậm chí còn được bọc thép thì pháo là hoả lực cần để hạ gục các loại máy bay hạng nặng khi mà súng máy thông thường sẽ bất lực trước các loại giáp trục hạng nặng được trang bị trên máy bay. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Pháo gắn trên máy bay cũng là một thiết kế vượt bậc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Khi mà khung máy bay được làm bằng kim loại, động cơ thậm chí còn được bọc thép thì pháo là hoả lực cần để hạ gục các loại máy bay hạng nặng khi mà súng máy thông thường sẽ bất lực trước các loại giáp trục hạng nặng được trang bị trên máy bay. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Hệ thống ngắm bằng quang điện cũng ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, cho phép xạ thủ nhắm trúng mục tiêu kể cả khi ngồi lệch người trên ghế lúc máy bay lượn. Hệ thống này ngày nay cũng được ứng dụng trong máy bay dân sự để phi công căn thẳng đường băng trong điều kiện thời tiết xấu. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Hệ thống ngắm bằng quang điện cũng ra đời trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, cho phép xạ thủ nhắm trúng mục tiêu kể cả khi ngồi lệch người trên ghế lúc máy bay lượn. Hệ thống này ngày nay cũng được ứng dụng trong máy bay dân sự để phi công căn thẳng đường băng trong điều kiện thời tiết xấu. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Động cơ phản lực - thứ động cơ ngày nay ứng dụng cực kỳ rộng rãi trong lĩnh vực dân sự cũng được ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Động cơ phản lực - thứ động cơ ngày nay ứng dụng cực kỳ rộng rãi trong lĩnh vực dân sự cũng được ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Ghế phóng thoát hiểm - trang bị tối thiểu của mọi loại chiến đấu cơ ngày nay cũng được ra đời trong thời gian này. Trước đó, khi ghế phóng chưa ra đời phi công phải tự trèo ra khỏi máy bay và nhảy dù. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Ghế phóng thoát hiểm - trang bị tối thiểu của mọi loại chiến đấu cơ ngày nay cũng được ra đời trong thời gian này. Trước đó, khi ghế phóng chưa ra đời phi công phải tự trèo ra khỏi máy bay và nhảy dù. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Cuối cùng là hệ thống tên lửa không đối không. Dù ra đời trong cuối chiến tranh Thế giới thứ hai và không đóng góp gì nhiều cho cuộc chiến, tuy nhiên hệ thống này cũng đã làm thay đổi bộ mặt của các cuộc không chiến ngày nay khi các phi công có thể bắn hạ nhau ở khoảng cách hàng trăm kilomets. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Cuối cùng là hệ thống tên lửa không đối không. Dù ra đời trong cuối chiến tranh Thế giới thứ hai và không đóng góp gì nhiều cho cuộc chiến, tuy nhiên hệ thống này cũng đã làm thay đổi bộ mặt của các cuộc không chiến ngày nay khi các phi công có thể bắn hạ nhau ở khoảng cách hàng trăm kilomets. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Mời độc giả xem Video: Hình ảnh hiếm hoi về cuộc tử chiến trên không trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

GALLERY MỚI NHẤT