Công nghệ bảo quản Nhật Bản: Cá đông lạnh hồi sinh?

Một con cá nhìn như đông đá bất ngờ hồi sinh sau khi được thả vào nước ấm thu hút sự chú ý của dư luận.

Công nghệ bảo quản Nhật Bản: Cá đông lạnh hồi sinh?
Theo đoạn video được quay ở Nhật Bản này, sau khi được thả vào nước ấm, con cá đông lạnh đang trong tình trạng bất động tan băng và nằm yên vài giây trong nước. Sau đó, nó đột ngột quẫy đạp trở lại.
Nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là sản phẩm dàn dựng, tuy nhiên, theo Dailymail, đây là một biện pháp bảo quản cá tươi thường thấy ở Nhật Bản. Theo đó, con cá sẽ được làm lạnh ở một mức nhiệt độ nhất định để làm chậm nhịp tuần hoàn, nhưng không đủ để giết chết nó.
Phương pháp này thường được áp dụng để giữ cho thịt cá tươi và mềm khi chế biến các món như sashimi (món gỏi cá sống nổi tiếng ở Nhật Bản).
Cong nghe bao quan Nhat Ban: Ca dong lanh hoi sinh?
Con cá tan băng và quẫy đạp mạnh ngay sau khi được "rã đông" 
Thực hư đoạn video "cá đông lạnh hồi sinh" như thế nào vẫn chưa được làm rõ nhưng công nghệ bảo quản thực phẩm của Nhật Bản đã nổi tiếng trên thế giới, trong đó có công nghệ CAS (Cells Alive System) - công nghệ bảo quản thực phẩm đông lạnh hiện đại, mà theo quảng cáo "nếm thử một con hào đông lạnh bằng CAS, dường như nó vừa được bắt lên còn nguyên hương vị biển".
Được ghi nhận là công nghệ làm lạnh tiên tiến, CAS có khả năng giữ cho màng và cấu trúc mỏng manh của tế bào các sản phẩm gần như nguyên vẹn trong thời gian dài (có thể kéo dài 10 năm, tùy theo mục đích bảo quản) cho nên sau khi rã đông, sản phẩm vẫn giữ được độ tươi ngon như mới thu hoạch. Vì vậy công nghệ CAS tạo ra các dòng sản phẩm ‘đông lạnh tươi’.
CAS khắc phục được hầu hết những nhược điểm của các phương pháp bảo quản thông dụng khác, ví dụ như sự biến tính sản phẩm ở phương pháp cấp đông, thời gian bảo quản ngắn ở phương pháp chiếu xạ, lượng chất bảo quản tồn dư trên sản phẩm, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe cho người sử dụng như với phương pháp dùng hóa chất.
Công nghệ CAS thuộc về Tập đoàn ABI của Nhật Bản và đã được nước này chuyển giao cho hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam nhằm bảo quản thủy sản, nông sản, thực phẩm.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 2013, CAS được kỳ vọng là một trong những phương pháp bảo quản sau thu hoạch góp phần giải quyết bài toán đầu ra cho nông sản, hải sản Việt Nam. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ CAS tại Việt Nam lại vấp phải rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tư.
Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ KH&CN), đơn vị tiếp nhận công nghệ, đồng thời là đầu mối chuyển giao CAS cho các nhà sản xuất trong nước có nhu cầu, cách đây vài năm đã thử nghiệm thành công công nghệ CAS đối với một số sản phẩm như quả vải, nhãn, cá ngừ và tôm.
Năm 2014, chuyến tàu đầu tiên chở 10 tấn vải thiều Bắc Giang được đông lạnh CAS đã cập bến Nhật Bản và được bán với mức giá 350 đến 400.000 đồng/kg.
Được biết, hệ thống máy CAS trang bị tại Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng có giá khoảng 20 tỷ đồng, chỉ bảo quản được 100kg mỗi giờ, một ngày bảo quản được 1 tấn. Doanh nghiệp muốn làm ít nhất phải đầu tư máy có công suất 1 tấn/giờ, giá khoảng 40 tỷ đồng, chưa kể phải đầu tư nhà xưởng và các thứ khác.
Bởi chi phí đắt đỏ nên không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng bỏ tiền ra để có được công nghệ bảo quản tiên tiến này.

Bắt được cá “thành tinh”, sững sờ sườn núi sạt lở hình con cá bị bắt

(Kiến Thức) - Do ảnh hưởng mưa bão, người dân bắt được cá khổng lồ, nhưng thật trùng hợp, ngày hôm sau sườn núi sạt lở đúng hình con cá "thành tinh" bị bắt.

Bắt được cá “thành tinh”, sững sờ sườn núi sạt lở hình con cá bị bắt
Bat duoc ca "thanh tinh", sung so suon nui sat lo hinh con ca bi bat
Mới đây, do ảnh hưởng của bão, hồ chứa Trường Đàm thuộc quận Hoàng Nham, thành phố Thai Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã mở cửa xả. Đây là lần mở cửa xả lũ lớn nhất kể từ năm 2007 đến nay. Trong thời gian xả lũ, nhiều loại cá vốn sinh sống trong hồ chứa cũng bị cuốn theo. Nhân cơ hội, rất đông người dân sống quanh khu vực gần đó đã mang theo các loại dụng cụ bắt cá đến để thu hoạch. 
Bat duoc ca "thanh tinh", sung so suon nui sat lo hinh con ca bi bat-Hinh-2
 Chỉ với những dụng cụ đơn giản, người dân có thể bắt được những con cá tươi ngon với trọng lượng lớn.

Chim bói cá đổi thực đơn săn giết ếch tàn nhẫn

(Kiến Thức) - Có lẽ đã quá chán thịt cá tươi, chim bói cá đổi thực đơn sang món thịt ếch. Đứng trên cây quan sát một lúc lâu, nó nhắm được con mồi mà mình mong muốn và chỉ một thời gian ngắn sau, chim bói cá đã săn mồi thành công.

Chim bói cá đổi thực đơn săn giết ếch tàn nhẫn
Mới đây, tại khu bảo tồn động vật hoang dã Pilanesberg thuộc thành phố Johannesburg, Nam Phi, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã nghiệp dư Antoinette Kloppers đã may mắn chụp được những hình ảnh vô cùng ấn tượng khi chim bói cá săn mồi.
 Mới đây, tại khu bảo tồn động vật hoang dã Pilanesberg thuộc thành phố Johannesburg, Nam Phi, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã nghiệp dư Antoinette Kloppers đã may mắn chụp được những hình ảnh vô cùng ấn tượng khi chim bói cá săn mồi

Hí hửng mua cá tươi, người đàn ông phát hiện điều giật mình...

(Kiến Thức) - Tưởng rằng mua được cá tươi ngon, người này háo hức quay trở về nhà để làm món cá. Chẳng ngờ, khi về nhà, vừa đặt túi cá xuống, "đôi mắt" của con cá bỗng nhiên rớt xuống, khiến anh giật mình.

Hí hửng mua cá tươi, người đàn ông phát hiện điều giật mình...
Trong những cẩm nang mẹo vặt khi đi chợ để mua cá tươi, nhiều hướng dẫn nói rằng, nên nhìn vào mắt cá để xác định xem con cá đó có tươi ngon hay không.
Tuy nhiên, do không nhìn kỹ, một cư dân mạng ở Kuwaiti đã rơi vào tình huống dở khóc dở cười, tưởng là mua được cá tươi, hóa ra mua phải con cá đã chết ươn từ lâu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới