Công điện hỏa tốc ứng phó với cơn bão số 2

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão (cơn bão số 2). Đến 7h ngày 6/6, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ vùng tâm bão.

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai vừa có công điện hỏa tốc gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định cùng các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Công Thương.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, sáng ngày 5/6, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão (cơn bão số 2).
Vị trí và hướng di chuyển của cơn bão số 2.

Vị trí và hướng di chuyển của cơn bão số 2.

Vào hồi 7h ngày 5/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km.
Đến 7h ngày 6/6, vị trí tâm bão ở khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 111,3 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía đông đảo Hải Nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ vùng tâm bão.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 15,0 đến 21,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 108,0 đến 113,0 độ Kinh Đông. Cấp rủi ro thiên tai cấp 3.
Vùng nguy hiểm trong những giờ tiếp theo căn cứ vào bản tin của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia.
Để chủ động đối phó với diễn biến của bão số 2, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin; thông báo, hướng dẫn cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển để thoát ra, hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.
Đồng thời tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có yêu cầu.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia tiếp tục cung cấp các bản tin dự báo kịp thời, chính xác vùng ảnh hưởng của bão để cơ quan chức năng và nhân dân chủ động ứng phó.
Các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các địa phương có phương án đảm bảo an toàn co khách du lịch, duy trì thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống, sẵn sàng giúp đỡ địa phương khi có yêu cầu.
Bộ Ngoại giao chủ động làm việc với các nước trong khu vực để có biện pháp hỗ trợ cho ngư dân và tàu thuyền tránh trú bão khi cần thiết.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất do bão số 2 Nida

(Kiến Thức) - Theo cảnh báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 Nida, một số tỉnh miền Bắc có thể xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
 

Cũng theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng nay, bão số 2 Nida đã đi sâu vào đất liền Trung Quốc và suy yếu thành một vùng áp thấp nhiệt đới.
Hình ảnh minh họa.
 Hình ảnh minh họa.

Bão số 2 hướng vào đất liền miền Bắc: Khẩn trương ứng phó

(Kiến Thức) - Bão số 2 với sức gió mạnh cấp 7-8 đang hướng vào đất liền các tỉnh Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Hiện các Bộ ban ngành và người dân đang khẩn trương ứng phó…

Họp khẩn ứng phó bão số 2
Thông tin mới nhất về diễn biến cơn bão số 2 vừa được Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương phát đi vào lúc 21h ngày 15/7 cho biết, hồi 19h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 210km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10. Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và còn có khả năng mạnh hơn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.