Công điện hỏa tốc ứng phó bão Trà Mi sắp vào Biển Đông

Áp thấp nhiệt đới ở khu vực phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão Trà Mi (bão Trami) và dự báo sẽ di chuyển vào Biển Đông trong vài ngày tới.

Theo Trung Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 22/10, khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 21/10 đến 3 giờ ngày 22/10 có nơi trên 40 mm như Kỳ Hoa (Hà Tĩnh) 96,8 mm, Thạch Hãn (Quảng Trị) 40,6 mm, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) 47,8 mm…
Dự báo, ngày và đêm 22/10, ở khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30 - 70 mm, có nơi trên 90 mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (hơn 90 mm/6 giờ). Từ ngày 23.10, mưa lớn giảm dần. Cơ quan khí tượng cũng cho biết, đêm qua, áp thấp nhiệt đới ở khu vực phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão Trà Mi (bão Trami). Hướng di chuyển của bão được dự báo đi vào Biển Đông.
Cong dien hoa toc ung pho bao Tra Mi sap vao Bien Dong
Dự báo đường đi và hướng di chuyển của tâm bão. 
Bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc. Đến 16 giờ ngày 22/10, vị trí tâm bão trên vùng biển phía Đông Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-75km/giờ), giật cấp 11. Sóng biển cao từ 3-4 m. Dự báo khoảng ngày 25/10, bão có khả năng di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 6. Từ khoảng chiều và đêm 24/10, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông (phía Đông kinh tuyến 118,5 độ Kinh Đông) có gió mạnh dần lên cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12; biển động rất mạnh, sóng cao từ 3.0-5.0m, mưa dông kèm theo lốc xoáy nguy hiểm.
Trong 24 giờ qua khu vực Trung Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to, phổ biến từ 80-120 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm như Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 306 mm, Tam Trà (Quảng Nam) 231 mm và gây ngập lụt một số khu vực. Từ 21/10 đến đêm 22/10, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định tiếp tục có mưa từ 50-100 mm, cục bộ có nơi trên 150 mm, mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp và lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Để ứng phó với mưa lớn ở miền Trung và cơn bão có khả năng đi vào Biển Đông này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định. Cụ thể, để chủ động ứng phó với mưa lớn, áp thấp nhiệt đới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo.
Đồng thời thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu du lịch) đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Song song, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương cần triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; chủ động di dời, sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
Bên cạnh đó, tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở. Đồng thời bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính. Tổ chức vận hành và triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, công trình đang thi công; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương chỉ đạo cơ quan phát thanh, truyền hình và các cơ quan thông tin đại chúng địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến thời tiết, thiên tai đến các cấp chính quyền và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó. Cạnh đó, trực ban nghiêm túc (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).
>>> Xem thêm video: Số phận những đứa trẻ mồ côi sau bão YAGI
  

Bão số 4 giật cấp 17, miền Trung mưa to từ chiều 27/9

Dự báo bão số 4 khi cách đất liền Đà Nẵng-Bình Định khoảng 170km có sức gió giật cấp 17. Từ chiều 27/9, Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên mưa to đến rất to.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (26/9), bão Noru đã vượt qua khu vực phía Nam của đảo Lu-dông (Philippines), đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 4 năm 2022.

Lúc 4h, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 810km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 230km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Bao so 4 giat cap 17, mien Trung mua to tu chieu 27/9

Dự báo hướng đi của bão số 4. Ảnh: NCHMF

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km.

Đến 4h ngày 27/9, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 111,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có xu hướng mạnh thêm.

Tới rạng sáng ngày 28/9, vị trí tâm bão cách đất liền Đà Nẵng-Bình Định khoảng 170km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 17.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền khu vực Trung Trung Bộ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 4h ngày 29/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực trên khu vực phía Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ 20-25km/h, suy yếu và tan dần.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: Vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11; vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

Từ trưa 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội.

Từ tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. Toàn bộ tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão.

Từ gần sáng ngày 28/9, khu vực ven biển từ Quảng Trị trở vào đến Ninh Thuận có gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10; ven biển khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, từ sáng sớm ngày 28/9 có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9; giật cấp 12-13; khu vực Kon Tum, Gia Lai ngày 28/9 có gió mạnh dần lên 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Từ chiều 27/9 đến ngày 28/9 ở khu vực từ Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên mưa to đến rất to, giông kèm gió giật mạnh, lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi trên 350mm. Từ 28-30/9 mưa có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ.

Cấp độ rủi ro thiên tai:

Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: Cấp 4

Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: Cấp 3.

Bao so 4 giat cap 17, mien Trung mua to tu chieu 27/9-Hinh-2

Quảng Nam yêu cầu sơ tán dân trước 9h ngày 27/9 để ứng phó bão Noru

Tối 25/9, UBND tỉnh Quảng Nam vừa phát đi công điện khẩn gửi sở, ban, ngành địa phương về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão Noru.

Bao so 4 giat cap 17, mien Trung mua to tu chieu 27/9-Hinh-3

Thủ tướng yêu cầu 16 tỉnh, thành khẩn trương, quyết liệt ứng phó bão Noru

Thủ tướng vừa yêu cầu 16 tỉnh thành từ Thanh Hoá đến Bình Thuận hoãn các cuộc họp không thật sự cấp bách để tập trung ứng phó với siêu bão Noru.

Bao so 4 giat cap 17, mien Trung mua to tu chieu 27/9-Hinh-4

Xem xét cấm đường, cho học sinh nghỉ học để ứng phó siêu bão Noru

Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, căn cứ vào tình hình siêu bão Noru, các địa phương có thể cân nhắc phương án cấm đường và cho học sinh nghỉ học.

Siêu bão Mawar đã mạnh lên cấp kỷ lục và tiến gần Philippines

Siêu bão Mawar đã mạnh lên cấp 5, cấp cao nhất trên thang cảnh báo bão quốc tế, và tiến gần Philippines. Đây là cơn bão mạnh nhất được ghi nhận kể từ 2021.

Sieu bao Mawar da manh len cap ky luc va tien gan Philippines

Ảnh vệ tinh chụp bão Mawar. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Đêm 26/5, tâm bão Mawar nằm cách đảo Luzon của Philippines khoảng 1.400 km về phía Đông. Theo Trung tâm Cảnh báo bão liên hợp của Hải quân Mỹ, bão Mawar có sức gió mạnh 297 km/h. Bão hiện di chuyển về hướng Tây với tốc độ 27 km/h, theo New York Times.

Siêu bão Mawar liệu có đi vào Biển Đông?

Cơ quan khí tượng thủy văn của Việt Nam theo dõi sát diễn biến siêu bão Mawar đang di chuyển hướng vào Philippines. Theo dự báo, siêu bão này ít có khả năng vào Biển Đông.

Theo Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (Pagasa) cho biết lúc 5h sáng 27/5, siêu bão Mawar đang cách đảo Luzon khoảng 1.320km về phía Đông.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.