Công chúa cuối cùng của triều Thanh là ai?

Dù không phải con gái của Hoàng đế nhưng bà được Hoàng thất và quần thần đặc biệt kính trọng.

Công chúa cuối cùng của triều Thanh là ai?

Đó là Vinh Thọ Cố Luân Công chúa (còn gọi là Vinh Thọ Công chúa hay Đại Công chúa), con gái của Cung Thân vương Dịch Hân. Năm 1862, để bày tỏ lòng biết ơn với Dịch Hân, Từ Hi Thái hậu đã phong ông làm Nghị chính vương, đồng thời đưa con gái của ông vào cung nuôi nấng và phong làm Cố Luân Công chúa. Lúc đó Vinh Thọ Công chúa chỉ mới 8 tuổi (năm 1862).

Theo Thanh sử cảo, Vinh Thọ Công chúa là công chúa cuối cùng của triều đại nhà Thanh, dù không phải con gái của Hoàng đế nhưng bà được Hoàng thất và quần thần đặc biệt kính trọng.

Vinh Thọ Công chúa có tính cách điềm đạm, luôn thận trọng trong lời nói và hành xử. Ngay cả khi đối mặt với Từ Hi Thái hậu đầy quyền lực, bà cũng không bao giờ tâng bốc bản thân hay buông lời xu nịnh, và là một trong số ít người dám thẳng thắn phê bình Từ Hi Thái hậu.

Vinh Thọ Công chúa luôn một lòng với Từ Hi Thái hậu, quá trình sống ở hậu cung từ bé bà đã tập cho mình khả năng quan sát kĩ lưỡng và giải quyết mọi việc công tư phân minh. Bà rất ghét thái giám Lý Liên Kiệt nhưng luôn hòa thuận với mọi người trong cung.

Vinh Thọ Công chúa là người ít nói nhưng một khi đã cất lời, Từ Hi Thái hậu gần như đều gác lại mọi chuyện để lắng nghe. Có lẽ, vào thời điểm đó ngoại trừ sự yêu thương thì Từ Hi Thái hậu cũng sợ Đại Công chúa đến 3 phần.

Cong chua cuoi cung cua trieu Thanh la ai?
Vinh Thọ Công chúa.

Theo lời truyền tụng, Từ Hi Thái hậu rất thích mặc những y phục xa hoa rực rỡ, nhưng Vinh Thọ Công chúa không vui khi thấy điều này. Bà đã nói một câu tương đối khó nghe: Lãng phí như vậy để làm gì? Ngài chẳng qua chỉ là một bà góa lớn tuổi của triều Thanh mà thôi, lại còn có tâm trạng làm đẹp sao, để người ngoài đàm tiếu...

Sau lần bị chỉ trích thẳng thắn đó, mỗi khi Vinh Thọ Công chúa đến gặp, Từ Hi Thái hậu đều chọn mặc y phục tương đối đơn giản, cũng không dám trang điểm quá nhiều hay mang thêm trang sức. Cung nhân đều nói, Vinh Thọ Công chúa giống mẹ của Từ Hi Thái hậu hơn.

Lại một lần khác, Từ Hi Thái hậu bí mật cho người may một y phục lộng lẫy từ gấm vóc Giang Nam, tốn không ít bạc. Lúc đó, Thái hậu đã lớn tiếng căn dặn cung nữ, thái giám không được cho Vinh Thọ Công chúa biết. Nhưng không biết bằng cách nào, Vinh Thọ Công chúa cũng biết được, liền chạy đến "giáo huấn" Từ Hi Thái hậu một lần nữa.

Tuy nhiên, Vinh Thọ Công chúa không phải vì được yêu thương mà sinh ra kiêu căng, không xem ai ra gì. Bà đã dựa vào năng lực của bản thân, nâng cao uy vọng của mình trong cung mới khiến ai cũng nể phục và nghe theo.

Cong chua cuoi cung cua trieu Thanh la ai?-Hinh-2
Vinh Thọ Công chúa ngồi chính giữa hàng trước.

Mặt khác, Từ Hi Thái hậu dù độc đoán nhưng không có nghĩa bà không biết lý lẽ. Trên thực tế bà hoàn toàn có thể sử dụng quyền lực để biện minh cho bản thân, thậm chí có thể trách phạt và đuổi Vinh Thọ Công chúa ra khỏi cung. Nhưng bà đã không làm điều đó, trước sự phê bình của công chúa, bà đã nghe theo lẽ phải. Trong lịch sử, ngoài Vinh Thọ Công chúa, Từ Hi Thái hậu còn nể sợ vài người khác nữa.

Về sau, Vinh Thọ Công chúa được gả cho Phú Sát Chí Đoan, con trai của Cố Luân Ngạch phò Phú Sát Cảnh Thọ. Nhưng đáng tiếc, sau 5 năm chung sống, Phú Sát Chí Đoan qua đời vì bệnh nặng. Năm đó bà mới 17 tuổi và không có con.

 Thấy Vinh Thọ Công chúa còn trẻ nhưng đã mất chồng, Từ Hi Thái hậu đã rước bà vào cung. Năm 1924, Vinh Thọ Công chúa qua đời, hưởng thọ 70 tuổi. 

Hé lộ cuộc đời cay đắng khác xa phim của các Cách Cách triều Thanh

Rất nhiều tác phẩm có liên quan đến các Cách Cách thời nhà Thanh đều mô tả cuộc sống của họ luôn tràn ngập sự vui vẻ và hạnh phúc. Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược hoàn toàn.

Hé lộ cuộc đời cay đắng khác xa phim của các Cách Cách triều Thanh
Không được gần gũi mẹ ruột

Sự thật gây choáng chưa từng hé lộ về cách cách triều Thanh

(Kiến Thức) - "Cách cách" là danh hiệu cao quý dành cho các cô gái xuất thân quyền quý dưới triều Mãn Thanh. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết đằng sau danh hiệu vương giả ấy lại chứa đựng những sự thật giật mình...

Sự thật gây choáng chưa từng hé lộ về cách cách triều Thanh
Su that gay choang chua tung he lo ve cach cach trieu Thanh
"Cách cách" là tước hiệu dành cho con gái danh gia vọng tộc dưới triều Đại Thanh. "Cách cách" chính là âm dịch của tiếng Mãn Châu, đối chiếu sang tiếng Hán có nghĩa tương đương như "Tiểu thư" hoặc "Tỷ tỷ".  
Su that gay choang chua tung he lo ve cach cach trieu Thanh-Hinh-2
 Những năm đầu Hậu Kim, con gái của Đại Hãn, Bối Lặc được xưng là "cách cách". Ví dụ như trưởng nữ của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích được gọi là "Đông Quả cách cách", thứ nữ được xưng là "Nộn Triết cách cách".
Su that gay choang chua tung he lo ve cach cach trieu Thanh-Hinh-3
Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực sau khi kế vị cha vào năm Sùng Đức nguyên niên (năm 1636) đã theo quy định tiền lệ của triều Minh đổi cách xưng hô với các con gái của hoàng đế thành "Công chúa", đồng thời quy định con gái do hoàng hậu (tức chính cung) sinh ra được gọi là "Cố Luân công chúa".  
Su that gay choang chua tung he lo ve cach cach trieu Thanh-Hinh-4
Các con gái do các phi tử khác hoặc con nuôi của hoàng hậu thì được xưng là " Hòa Thạc công chúa". Tước vị "cách cách" dần dần được chuyên dùng cho con gái của các Vương công quý trụ (dòng dõi quý tộc). 
Su that gay choang chua tung he lo ve cach cach trieu Thanh-Hinh-5
Ví dụ như Thứ nữ Mã Ca Đáp của Hoàng Thái Cực và Hiếu Đoan Văn hoàng hậu khởi phong là Cố Luân trưởng công chúa sau được đổi thành "Vĩnh Ninh trưởng công chúa" và cuối cùng đổi thành "Ôn Trang trưởng công chúa". 
Su that gay choang chua tung he lo ve cach cach trieu Thanh-Hinh-6
Thuận Trị năm thứ 17 nhà Thanh bắt đầu chia tước vị "cách cách" thành 5 bậc khác nhau: Đứng đầu là con gái của Thân vương được xưng là "Hòa Thạc cách cách" tiếng Hán gọi là " Quận chúa". Bậc thứ hai là con gái của Thế tử, Quận vương được xưng là "Đa La cách cách" tiếng Hán gọi là "Huyện chúa". Bậc thứ ba là con gái của Đa La Bối Lặc cũng xưng là "Đa La cách cách", tiếng Hán gọi là "Quận quân". 
Su that gay choang chua tung he lo ve cach cach trieu Thanh-Hinh-7
 Bậc thứ 4 con gái của Bối tử được xưng là "Cố Sơn cách cách", tiếng Hán là "Huyện Quân". Bậc thứ 5 là con gái của Trấn quốc công, phụ quốc công được gọi là "cách cách", tiếng Hán là "Hương Quân". Ngoài ra, con gái của cấp dưới "công" được gọi là "Tôn nữ", và cách xưng "cách cách" vẫn được sử dụng thông dụng cho đến cuối triều Mãn Thanh, đầu thời kỳ Dân Quốc mới dần dần biến mất.
Su that gay choang chua tung he lo ve cach cach trieu Thanh-Hinh-8
Ngoài ra, theo một số thông tin không được ghi chép chính thức cho rằng, triều Thanh từ "Cách cách" còn được dùng để xưng hô cho phụ nữ có địa vị cao quý trong xã hội. Ví dụ, dưới thời kỳ Khang Hy, trong báo cáo của phủ Nội vụ có gọi Tô Ma Lạt Cô (thị nữ của Hiếu Trang Văn hoàng hậu, người từng nuôi dưỡng và chăm sóc Khang Hy) là "Tô Ma Lạt ngạch niết (tức mẹ) cách cách" điều này chứng tỏ bà tuy chỉ là một thị nữ không có xuất thân hoàng tộc cao quý nhưng là người có địa vị và được tôn trọng nên vẫn được gọi là cách cách. 
Su that gay choang chua tung he lo ve cach cach trieu Thanh-Hinh-9
Cũng có ghi chép rằng, đối với những tiểu thư dòng dõi quý tộc tuy không được chính thức phong hiệu nhưng vẫn được xưng là "cách cách". Trong "Thanh Bái Loại Sao" có ghi:" Con gái của Thân vương xưng là quận chúa, con gái của quận vương, bối tử, bối lặc, phụ quốc công được gọi là Huyện Chúa. Ngoài danh xưng là Công chúa ra, tuy có tư cách là Quận chúa, Huyện chúa nhưng chưa được phong hiệu chính chức thì vẫn được gọi chung là cách cách. (Ảnh minh họa các cách cách triều Mãn Thanh).

Những vị phi tần có kết cục bi thảm nhất triều Thanh

Đằng sau vẻ ngoài hoa lệ, Tử Cấm Thành chứa đựng rất nhiều câu chuyện thương tâm. Dưới đây là những vị phi tần có kết cục bi thảm nhất triều Thanh. Người chết trong oan khuất, người an táng không thụy hiệu.

Những vị phi tần có kết cục bi thảm nhất triều Thanh
Đại phi A Ba Hợi: Bị ép tự vẫn để tuẫn táng

Đọc nhiều nhất

Tin mới