Công an TP HCM truy lùng 38 đầu nậu đất

Chỉ riêng tại địa bàn xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh, TP HCM) hiện có 38 đầu nậu đất nông nghiệp đang hoạt động rầm rộ. Công an TP HCM đã , lên danh sách và bắt đầu vào cuộc truy lùng những người này.

Sáng 17-5, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đã cùng lãnh đạo TP, sở, ngành có chuyến thị sát tình hình xây dựng không phép, sai phép tại ấp 4A, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP HCM.

Báo cáo trước lãnh đạo Thành ủy TP HCM, đại diện huyện Bình Chánh cho biết hiện trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A có 38 đầu nậu đất nông nghiệp đang ngang nhiên lộng hành, thậm chí khi nhà bị cưỡng chế, một số đối tượng còn tấn công lực lượng công vụ.

Theo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM, vi phạm đất đai trên địa bàn huyện Bình Chánh nhìn chung không giảm, trong 4 tháng đầu năm 2020 xử lý 114 trường hợp, lập biên bản thì nhiều nhưng xử lý không bao nhiêu và thực hiện cưỡng chế chưa đạt.

"Những công trình tồn tại ngay mặt tiền đường thì tại sao không phát hiện? Nhà xây dựng trong một tháng, hàng tuần có giao ban trong hệ thống chính trị thì tại sao cán bộ ấp, công an không nắm được? Việc xử lý còn chồng chéo, đặt gạch xây nhà thì phải xác định là xây dựng, còn sai như thế nào thì sẽ xử lý tiếp tục; giữa các bộ phận sai phạm đất đai hay xây dựng rồi dùng dằng. Đến nay, trên địa bàn huyện có hơn 10.000 công trình vi phạm không phép", đại diện Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM nhấn mạnh.

Cong an TP HCM truy lung 38 dau nau dat

Bảng nghiêm cấm san lấp, mua bán, phân lô bán nền trái phép tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. 

Trong Chỉ Thị 23-CT/TU ngày 25-7-2019 của Thành ủy TP HCM về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố; việc xử lý xây dựng không phép, trái phép có một điểm rất quan trọng là xử lý các đầu nậu nhưng Bình Chánh chưa xử lý được trên địa bàn.

Ngoài ra, việc xử lý thông tin, khắc phục vi phạm còn chưa ổn. Có hiện tượng lực lượng chức năng bị đe dọa khi cưỡng chế công trình vi phạm. Việc này Ủy Ban kiểm tra Thành ủy đã yêu cầu Công an huyện Bình Chánh vào cuộc.

Đại tá Đinh Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Công an TP HCM, cho biết sau vụ Lê Hoài Bảo (nguyên cán bộ kinh tế phụ trách địa chính xã Vĩnh Lộc A) bị tuyên 2 năm tù thì việc vi phạm có lắng dịu nhưng sau đó lại rơi vào tình trạng như hiện nay. Tại xã Vĩnh Lộc A, hiện có 38 đầu nậu và Công an TP HCM đã chỉ đạo tập trung xử lý quyết liệt xử lý, kể cả cán bộ có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Theo ông Dương Ngọc Hải, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP HCM, chưa có đầu nậu nào bị xử lý hình sự thể hiện việc chấp hành quyết định chưa nghiêm; công tác lập biên bản xử lý còn lúng túng.

"Đối với 38 đầu nậu đất có danh sách cần phân loại xử lý: các đơn vị chức năng ở huyện Bình Chánh phải nhanh chóng vào cuộc, có thể xử lý hình sự tội lừa đảo, đưa hối lộ, vi phạm quy định về xây dựng, quản lý đất đai… Đối với 36 vụ đã chuyển cơ quan điều tra thì cần phân loại, rà soát và xử lý nghiêm. Đối với 157 trường hợp vi phạm vừa phát hiện thì phải phân loại xử lý đầu nậu hay người mua đất mắc vi phạm", ông Dương Ngọc Hải nhấn mạnh.

5 năm phát hiện 3.658 tỉ đồng sai phạm quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đô thị

Trong 5 năm, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện sai phạm với số tiền gần 3.685 tỉ đồng, 19.297 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 3.151 tỉ đồng, 13.231 ha đất; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý 534 tỉ đồng, 6.067 ha đất.

Trong giai đoạn từ khi luật Đất đai 2013 có hiệu đến hết năm 2018, ngành Thanh tra đã tiến hành 4.289 cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, 21 cuộc thanh tra có nội dung liên quan đến việc quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đô thị...

Khiếu kiện liên quan đến đất đai giảm xuống 60%
Cụ thể, từ năm 2014 đến 2018, cả nước phát sinh trong 342.710 đơn khiếu nại với 156.071 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước, thì khiếu nại về đất chiếm trên 60% số này.
5 nam phat hien 3.658 ti dong sai pham quy hoach, quan ly, su dung dat do thi
 Bán đảo Sơn Trà là một điểm nóng đất đai của Đà Nẵng

Từ ngày 1.7.2014 đến 31.12.2018, trụ sở Tiếp công dân T.Ư đã tiếp 17.934 lượt công dân có khiếu nại về đất đai, chiếm 62,2% tổng số công dân; xử lý 15.015 đơn khiếu nại đủ điều kiện, trong đó có 10.834 đơn liên quan đến lĩnh vực đất đai, chiếm 72%.
Theo kết quả tổng hợp của ngành tài nguyên và môi trường, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường mà ngành nhận được đã có xu hướng giảm (năm 2014 là 14.260 đơn, năm 2015 là 13.510 đơn, năm 2016 là 12.673 đơn, năm 2017 là 13.918 đơn và năm 2018 là 13.022 đơn).
Tại Bộ Tài nguyên - Môi trường, trước năm 2014, mỗi năm Bộ nhận được 6.000 - 10.000 đơn. Từ năm 2014 đến nay đã giảm dần (năm 2014 nhận 4.021 lượt đơn, năm 2015 nhận 3.373 lượt đơn, năm 2016 nhận 3.579 lượt đơn, năm 2017 nhận 3.235 lượt đơn và năm 2018 nhận 3.059 lượt đơn). Các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài chủ yếu phát sinh trước khi luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực.
Kết quả xử lý đơn thư gửi tới Bộ Tài nguyên - Môi trường cho thấy: đơn khiếu nại về đất đai chiếm 70% (đa số do áp dụng chính sách, pháp luật đất đai trước năm 2013); trong đó khiếu nại liên quan đến quyết định thu hồi đất khoảng 26%; khiếu nại liên quan đến giá bồi thường khoảng 21%; khiếu nại liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khoảng 22%; khiếu nại liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính, cho thuê đất... khoảng 1%.
Tuy vẫn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số đơn thư khiếu nại (trên 60%), nhưng từ sau khi luật Đất đai 2013 ra đời, số đơn khiếu nại đã giảm 38% so với giai đoạn trước; số vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước giảm 58%.
Ngoài khiếu nại về giá đất, phương án bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; khiếu nại đòi lại đất cũ đã qua các thời kỳ thực hiện chính sách cải tạo nông nghiệp, cho thuê, cho mượn… gần đây phát sinh một số khiếu nại liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi tài sản công, cải tạo chung cư cũ...

Đã chuyển cơ quan điều tra 71 vụ, 91 đối tượng

Trong giai đoạn từ khi luật Đất đai 2013 có hiệu đến hết năm 2018, ngành Thanh tra đã tiến hành 4.289 cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, phát hiện sai phạm hơn 1.373 tỉ đồng, 40.185 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 368 tỉ đồng, 9.022 ha đất và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý hơn 1.004 tỉ đồng, 31.163 ha đất; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm điểm, xử lý hành chính 2.931 tổ chức, 14.120 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 71 vụ, 91 đối tượng.
Thanh tra Chính phủ đã tiến hành 21 cuộc thanh tra có nội dung liên quan đến việc quy hoạch, quản lý, sử dụng đất tại đô thị, trong đó: đã ban hành 14 kết luận thanh tra; 7 cuộc thanh tra đang xây dựng báo cáo và hoàn thiện kết luận. Qua 14 kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện sai phạm quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đô thị với số tiền gần 3.685 tỉ đồng, 19.297 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 3.151 tỉ đồng, 13.231 ha đất; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý 534 tỉ đồng, 6.067 ha đất. Ngoài xử lý về mặt tài sản, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị kiểm điểm, xử lý hành chính nhiều tập thể, cá nhân có liên quan, chuyển cơ quan điều tra 1 vụ (liên quan đến chuyển nhượng 10 cơ sở đất tại Đà Nẵng, đều có liên quan đến Vũ "nhôm").
Ngoài ra, các cơ quan hành chính nhà nước cũng đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước, trả lại cho tập thể, công dân 1.398 tỉ đồng, 772 ha đất; kiến nghị xử lý vi phạm hành chính 1.538 người (đã xử lý 1.180 người), chuyển cơ quan điều tra 40 vụ, 36 đối tượng

Phải báo cáo Bộ Xây dựng nếu giao dịch bất động sản từ 300 triệu đồng tiền mặt trở lên

Bộ Xây dựng yêu cầu báo cáo các giao dịch đáng ngờ, các giao dịch tiền mặt từ 300 triệu đồng trở lên về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) và Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Theo đó, thực hiện nhiệm vụ được giao của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020. Trong đó, có giao Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc đối tượng báo cáo thực hiện báo cáo theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.