Công an tại TP HCM nấu cháo giúp bệnh nhân nghèo

Các chiến sĩ công an nấu cháo, chia nhỏ thành từng bịch phát cho bệnh nhân nghèo đến khám tại Bệnh viện quận Thủ Đức.

Một năm nay, cứ đúng 5h45 vào mỗi sáng thứ sáu, các chiến sĩ Công an phường Tam Phú (quận Thủ Đức, TP HCM) lại chở thùng cháo đến đặt trước sân của Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức để phát miễn phí cho người dân. Đây là sáng kiến của trung tá Nguyễn Văn Tài, Trưởng Công an phường Tam Phú, nhằm giúp đỡ cho những bệnh nhân nghèo đến khám tại BV.
Nồi cháo của cái nghĩa, cái tình
5h30, anh Trần Trí Hiệp (bảo vệ dân phố phường Tam Phú, quận Thủ Đức) chở cháo đến trước cổng BV. Còn trung tá Nguyễn Văn Tài cùng các đồng nghiệp thì lo sắp đặt bàn ghế và các dụng cụ để phát cháo từ thiện. 15 phút sau, từng gói cháo nóng hổi được treo sẵn trên chiếc kệ nhỏ, người bệnh nào muốn ăn chỉ việc đến lấy.
Nhiều bệnh nhân đã tranh thủ đến để nhận cháo đã được chia sẵn. Có người lấy cho chính họ, cho bạn cùng phòng, người thân của mình. Nhiều người không biết đó là cháo miễn phí, móc tiền ra trả nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu và nụ cười thân thiện của các anh công an.
Tay cầm hai phần cháo, cô Nguyễn Đông Anh (quê Ninh Thuận) chia sẻ cô lên BV chăm sóc con phải nằm lại đây hơn hai tháng nay.
“Lúc đầu thấy mấy chú mặc áo công an tui không nghĩ là họ phát cháo đâu. Sau này, để ý thấy mỗi tuần mấy chú đều đến đây phát cháo miễn phí như vậy. Từ đó tôi ăn cháo của mấy chú nấu luôn, ngon mà nóng hổi. Với bệnh nhân nghèo như tụi tui thì như vậy là quá tử tế rồi” - cô Anh cười hớn hở.
Sự tử tế được lan tỏa
Trung tá Nguyễn Văn Tài, người khởi xướng nồi cháo tình nghĩa này, chia sẻ những lần đi thực tế ở BV, tận mắt chứng kiến nhiều hoàn cảnh ngặt nghèo của bệnh nhân, thức ăn không được như ý muốn. Xung quanh BV lại không có đồ ăn ngon nên anh đã trăn trở rất nhiều.
“Mình thấy nhiều người ở tỉnh lên thương lắm, có ăn thì mới có sức mà chăm bệnh chứ. Họ lại khó khăn, cuộc sống chẳng mấy khá giả. Lại thấy chỉ có cháo mới là món mà người bệnh dễ nuốt nhất khi bệnh. Người nhà mà muốn đổi khẩu vị thì cũng có thể dùng nên mới nghĩ ra việc nấu cháo phát cho mọi người”- trung tá Tài nói.
Các chiến sĩ công an nấu cháo, chia nhỏ thành từng bịch phát cho người bệnh nghèo đến khám tại BV quận Thủ Đức.
 Các chiến sĩ công an nấu cháo, chia nhỏ thành từng bịch phát cho người bệnh nghèo đến khám tại BV quận Thủ Đức.
Ban đầu, vì không biết lấy kinh phí đâu ra để làm nên trung tá Tài chủ động chia sẻ với anh em cùng công tác ở phường và được hưởng ứng nhiệt tình, mỗi người ngỏ ý góp một phần từ tiền lương để làm.
Để có được từng phần cháo nóng hổi như vậy đến tay mọi người, đó là công sức của những người đàn ông còn vụng về việc bếp núc. Cứ 17h30 chiều trước đó, anh Trần Trí Hiệp (bảo vệ dân phố phường Tam Phú) lại đi vo gạo để sẵn.
Mấy chiến sĩ công an sau khi làm xong việc ở phường thì chạy qua nhà anh Hiệp phụ giúp. Người xắt cà rốt, người bằm thịt, người cắt khoai tây để sẵn... Sáng sớm hôm sau, anh Hiệp thức dậy nhóm lửa, bắc lên nấu, họ lại cùng nhau nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng nhất.
Anh Hiệp chia sẻ điều kiện gia đình không khá giả nên anh chỉ biết giúp bằng cách là đảm nhiệm phần nấu chính rồi nhờ anh em phụ thêm. “Mình làm vậy cũng thấy vui lây. Tranh thủ chút thời gian là mình giúp được nhiều người có buổi sáng ngon miệng rồi. Nấu không biết có ngon không nhưng mọi người bảo ăn được là mình vui” - anh Hiệp cười hiền.
Trung tá Tài thì bảo không có anh Hiệp bảo vệ dân phố thì nồi cháo sẽ không duy trì lâu như thế được, vì đàn ông nên ai cũng không đủ kiên nhẫn ngồi cắt từng loại củ, quả như vậy. “May sao anh Hiệp nhiệt tình và có cái tâm nên mới duy trì được lâu dài như vậy. Chứ công an chúng tôi cũng bận nhiều chuyện nên nhiều khi không chu toàn” - trung tá Tài cười nói.
Sau này, có bệnh nhân đến BV khám, thấy hành động của các anh liền đến hỏi thăm. Người phụ nữ này đã xin góp 2 triệu đồng/tháng. Còn một người khác khi biết đến việc làm này cũng đã tài trợ gạo cho các anh.
“Giờ cứ hết gạo nấu, tôi gọi cho chị là chị chở xuống bỏ sẵn ở nhà anh Hiệp mà không lấy tiền. Chị bảo là muốn chung tay cùng làm việc tử tế với chúng tôi” - trung tá Tài nói.
“Công an sao không lo đi bắt cướp mà lại đi nấu cháo từ thiện?” - tôi hỏi. Các anh công an cười xòa nói rằng thay vì giờ đó ngủ nướng thêm chút thì tranh thủ dậy sớm để có nồi cháo ngon cho bà con. Mọi việc nấu và phát cháo diễn ra từ sáng sớm và xong trước giờ hành chính của mỗi sáng thứ sáu. Điện thoại của mọi người vẫn luôn trong chế độ sẵn sàng nghe để xử lý công việc khẩn.

Nhiều nơi có nồi cháo tình nghĩa của công an

Đầu tháng 10/2016, CLB thiện nguyện “Sao Tháng Tám” của Học viện Chính trị CAND phát động chương trình “Nồi cháo tình thương 1.000 đồng” tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. CLB sẽ nấu cháo và dành tặng 100 suất cháo miễn phí cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Viện. Cho đến nay, chương trình nhận được sự ủng hộ của đông đảo mọi người.

Còn tại BV Đa khoa huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng), từ đầu năm 2016 đến nay, người bệnh ở đây đều được phát cháo miễn phí. Đây là chương trình do đại tá Trần Quyết Liệt, Trưởng Công an huyện Mỹ Tú, khởi xướng. Đại tá Liệt có dịp đến BV Mỹ Tú và thấy người nghèo điều trị tại đây có bữa ăn sáng rất đạm bạc.

Để cải thiện bữa ăn này, ông Liệt bàn với lãnh đạo BV là chuyển từ cháo trắng từ thiện sang cháo thịt và việc này sẽ do công an huyện đảm trách. Từ đó đến nay, nồi cháo nghĩa tình vẫn được duy trì để giúp đỡ cho người bệnh nghèo.

Khi thấy người đến nhận cháo dần vơi đi, các chiến sĩ công an lại xách từng phần cháo lên từng phòng của khoa Nhi để phát. Sở dĩ họ phát tận phòng vì sợ người chăm bệnh có con nhỏ không tiện đi xa.

Chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, các chiến sĩ công an đã phát trung bình 300 - 400 suất cháo cho những bệnh nghèo ở đây.

Toàn cảnh cơn bão số 10 càn quét miền Trung

(Kiến Thức) - Bão số 10 đổ bộ với sức gió giật cấp 14-15 đã khiến hàng nghìn ngôi nhà bị tốc mái, cây xanh gãy đổ và đặc biệt là đã có thương vong ở các tỉnh miền Trung.

Clip toàn cảnh bão đổ bộ tại các tỉnh miền Trung: (Nguồn: VTC)

15h03: Trả lời VOV, ông Nguyễn Đức Hòa - Phó trưởng phòng Dự báo Hạn vừa và Hạn dài Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, mưa do bão số 10 sẽ còn duy trì mạnh đến tận chiều tối nay, sau đó mưa cũng sẽ giảm dần từ đêm.

Ngày mai vẫn còn mưa tuy nhiên mức độ và cường độ sẽ giảm hơn. Tổng lượng mưa từ trưa nay đến hết ngày mai, dự kiến ở các tỉnh từ Trung bộ, đặc biệt là khu vực Bắc và Trung trung bộ sẽ có mưa lớn. Tổng lượng mưa từ 100 đến 150mm, một số nơi sẽ trên 200mm.

Với lượng mưa lớn như vậy, chúng tôi khuyến cáo người dân khả năng gây lũ quét và sạt lở đất là rất cao. Đặc biệt là ở các tỉnh vùng núi của phía Tây các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và có thể là Thừa Thiên Huế.

14h34: Sau khi càn quét các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Ba Đồn (Quảng Bình) và Hương Khê, Cẩm Xuân, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), hiện tâm bão số 10 nằm sát biên giới Việt - Lào, sức gió giảm còn cấp 8-9 (tối đa 90 km/h).

14h25: Đến thời điểm này, ở Quảng Bình đã có 1 người chết, 6 người bị thương, 13 ngôi nhà sập hoàn toàn, 49.155 ngôi nhà bị tốc mái, 1.500 nhà bị ngập.

13h44: Tuy không nằm trong vùng tâm bão đi qua, nhưng Nghệ An vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn từ cơn bão số 10. Tới thời điểm hiện tại, một số tuyến đê xung yếu đang có nguy cơ bị vỡ. Chính quyền cùng người dân đang tập trung gia cố đê.

 

Mời độc giả xem clip người dân gia cố đê sông Mai Giang: (Nguồn: Báo Nghệ An)

13h21: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TW, lúc 13h chiều nay (15/9), vị trí tâm bão ở ngay trên khu vực các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13-14.

Trong 3 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 20-25km/h.

Hà Tĩnh vẫn đang mưa lớn, gió to quật đổ nhiều cây xanh.
 Hà Tĩnh vẫn đang mưa lớn, gió to quật đổ nhiều cây xanh.

Theo đại diện Trung tâm khí tượng, với cường độ bão cũng như vùng mây bao phủ lớn, bão số 10 tan chậm. Người dân vùng tâm bão không nên ra đường trong chiều nay.

13h17: Mặc dù nằm cách xa vùng tâm bão, tuy nhiên sóng to gió lớn đã khiến hai tàu bị chìm ở Quảng Ninh. Rất may thuyền viên trên cả hai tàu đều thoát nạn.

Theo đó, khoảng 9 giờ sáng, tàu xi măng lưới thép dùng làm pông tông để sửa chữa máy cho các phương tiện tại khu vực cảng Cái Rồng của anh Hà Văn Quân (SN 1979, trú tại thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) đã bị chìm khi đang neo đậu. Thời điểm bị chìm trên tàu có 7 người sau đó đều được lực lượng cứu hộ cứu nạn kịp thời ứng cứu đưa vào bờ an toàn.

Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân ban đầu được cho là do gió to, sóng lớn khiến tàu bị va vào kè bê tông dẫn tới rạn nứt nước tràn vào trong làm tàu bị chìm.

Cảng vụ Quảng Ninh hướng dẫn các tàu du lịch di chuyển về nơi tránh trú an toàn.
 Cảng vụ Quảng Ninh hướng dẫn các tàu du lịch di chuyển về nơi tránh trú an toàn.

Cũng trong sáng nay, một tàu du lịch trên đường tránh bão đi qua khu vực cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đã bị chìm, thời điểm xảy ra vụ việc trên tàu có ba thuyền viên. Ba thuyền viên sau đó cũng được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ an toàn.

Ông phạm Hồng Thắng giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh cho biết, đến 8 giờ sáng nay đã dừng lệnh cấp phép rời bến đối với các tàu du lịch, toàn bộ 468 tàu du lịch đã di chuyển về nơi tránh trú. Riêng trường hợp hai tàu bị chìm rất may không gây thiệt hại về người các thuyền viên đều được lực lượng cứu hộ đưa vào bờ

12h40: Hiện tại, mưa bão vẫn đang hoành hành dữ dội tại Hà Tĩnh, trong khi các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An...sức gió giảm dần.

12h26: Theo báo Quảng Bình, do ảnh hưởng của bão số 10, ở đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 14; Cửa Việt (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 8, giật cấp 13; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 11, giật cấp 13 và Tp. Đồng Hới (Quảng Bình) gió giật cấp 12.

Gió bão khiến bảng hiệu cửa hàng Viettel tan tành.
 Gió bão khiến bảng hiệu cửa hàng Viettel tan tành.
 

12h12: Tại Thừa Thiên Huế, hiện đã có những thiệt hại ban đầu do bão số 10 khiến ông Ngô Văn Hiền (39 tuổi, trú tại thôn Lưu Hiền Hòa, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền) đi chăm sóc cây cao su trên đường về qua sông Ô Lâu bị nước cuốn, tử vong. Nạn nhân khác là cháu Nguyễn Thị Như Ý 03 tuổi, ở tại Phong Chương bị thương do lốc xoáy làm tốc mái nhà, ngói rơi vào đầu.

Cây cối gãy đổ trên một con đường ở TT-Huế. Nguồn: Infonet
 Cây cối gãy đổ trên một con đường ở TT-Huế. Nguồn: Infonet

Toàn tỉnh hiện có 260 nhà bị tốc mái, trong đó: Huyện Phong Điền 35 nhà (xã Phong Chương 35 nhà); Thị xã Hương Thủy 210 nhà (phường Thủy Phương 100 nhà, Thủy Dương 100 nhà, Thủy Thanh 10 nhà); thành phố Huế 15 nhà (An Đông 15 nhà). Về sản xuất, huyện Phú Vang có 63 ha nuôi trồng thủy sản hạ triều bị ngập. Sạt lở bờ biển dài khoảng 700m, sâu từ 5-10m, đoạn qua thôn Hải Thành, thị trấn Thuận An.

Một số tuyến tuyến đường Tôn Đức Thắng, Bà Triệu, Hùng Vương (thành phố Huế)... bị ngập úng từ 0,2 - 0,25m; nhiều cây xanh lâu năm trên địa bàn thành phố Huế và thị xã Hương Thủy bị gãy đổ.

11h52: Tổng Cục Đường bộ vừa có công văn khẩn gửi các nhà đầu tư dự án BOT đường bộ, theo đó Tổng cục yêu cầu thực hiện việc xả trạm khi có yêu cầu của QLĐB II để phục vụ di dân, các phương tiện đi tránh bão và vận tải hành khách, hàng hóa. (Xem chi tiết >> Ứng phó bão số 10, yêu cầu xả hàng loạt trạm BOT)

11h40: Theo TTDBKTTVTW, hồi 11 giờ trưa nay ngày 15/09, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14-15.

Bão số 10 đã đổ bộ vào lúc 10-11h trưa nay với sức gió lớn. Nguồn: Nchmf
Bão số 10 đã đổ bộ vào lúc 10-11h trưa nay với sức gió lớn. Nguồn: Nchmf

Dự báo trong 06 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Trị và suy yếu dần. Đến 16 giờ ngày 15/09, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 105,6 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90 km/giờ), giật cấp 12.

Dự báo trong 06 đến 12 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau là một vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào.

Trong ngày và đêm nay, ở các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Nghệ An tiếp tục có mưa to đến rất to (100-200mm, riêng Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nơi trên 300mm).

Từ trưa nay đến hết ngày 16/09, ở Thanh Hóa, các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và Sơn La có mưa vừa, mưa to đến rất to (50-150mm, có nơi trên 200mm).

11h32: Trưa ngày 15/9, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Lê Đình Sơn đã có mặt cùng đoàn công tác chỉ đạo ứng phó bão số 10 tại xã Kỳ Xuân (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Chỉ đạo cấp ủy chính quyền địa phương tiếp tục rà soát vùng nguy hiểm di rời dân, Bí thư Lê Đình Sơn nhấn mạnh: “Tính mạng con người là quan trọng nhất. Chính quyền cũng như người dân tuyệt đối không được chủ quan".

 

Tại Hà Tĩnh, người dân phát hiện anh anh Trần Văn Lập (SN 1987, trú tại thôn Thành Hải, xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tử vong tại nhà hàng Cúc Bổng ở Khu du lịch Xuân Thành. Nguyên nhân do anh Lập bị trượt chân ngã khi kiểm tra công tác ứng phó với bão tại khu vực nhà hàng.

11h21: Hiện nay, các đoàn tàu Bắc - Nam đã phải dừng lại tại ga Vinh và Huế để tránh bão. Tổng Cty Đường sắt vừa cho hay, hầu hết nhân sự thuộc Ban Giám đốc Tổng Cty đã vào “trực chiến” tại Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Sáng nay, Chủ tịch Đường sắt Việt Nam cũng đã vào miền Trung để chỉ đạo công tác chạy tàu cũng như khắc phục các sự cố trên hệ thống đường ray, đến nay chưa thiệt hại nào được báo về.

Sóng biển dữ dội tại bờ biển Quảng Trị sáng nay. Nguồn ảnh: infonet
 Sóng biển dữ dội tại bờ biển Quảng Trị sáng nay. Nguồn ảnh: infonet

11h19: Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đến 8 giờ sáng nay (15/9), 4 tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị sóng đánh chìm khi đang trên đường tránh bão số 10.

11h12: Vietnam Airlines hủy 12 chuyến bay do ảnh hưởng của bão số 10

Trưa 15/9, Vietnam Airlines (VNA) thông báo do ảnh hưởng của cơn bão số 10 (có tên quốc tế là Doksuri) hãng đã hủy 12 chuyến bay trên các đường bay giữa Hà Nội/TP.HCM – Vinh/Đồng Hới/Thanh Hóa (VN 1264/65, 1266/67, 1268/69, 1714/15, 7400/01, 1270/71)

Các sân bay Đà Nẵng, Huế sẽ được VNA khai thác lại sau 14h ngày 15/9. Tại các sân bay Đồng Hới (Quảng Bình), Vinh (Nghệ An), Thọ Xuân (Thanh Hóa), VNA sẽ tiếp tục không khai thác đến hết ngày 15/9.

11h10: Theo Tiền Phong, 10h28 phút sáng nay tại Hà Tĩnh, sóng biển dâng cao tràn sâu vào trong đất liền, uy hiếp tới nhà cửa của người dân các xã ven biển.

Còn tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh, gió giật ở đây được ghi nhật đạt cấp 14-15, khiến hàng trăm nhà dân bị tốc mái.

Nước biển tràn vào khu dân cư. Nguồn ảnh: Tiền Phong
 Nước biển tràn vào khu dân cư. Nguồn ảnh: Tiền Phong

11h06: Theo Zing, một khu rừng cao su của gần 700 hộ dân ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã bị bão đánh đổ hơn 30% diện tích.

10h45: Ảnh hưởng bước đầu do bão gây ra tại Hà Tĩnh.

- Tại huyện Cẩm Xuyên: Hiện nay trên địa bàn 4 thôn Hải Bắc, Hải Nam, Xuân Nam, Xuân Bắc xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên đã bị ngập 800 nhà dân, nước đã dâng lên 20cm và tiếp tục dâng cao do ảnh hưởng của bão.

Trung tâm TP Hà Tĩnh mưa nặng hạt, cây đổ ngổn ngang. Nguồn ảnh: Báo Khám Phá
 Trung tâm TP Hà Tĩnh mưa nặng hạt, cây đổ ngổn ngang. Nguồn ảnh: Báo Khám Phá

- Tại thị xã Kỳ Anh: Xã Kỳ Thịnh tốc mái 02 phòng học trường mầm non; 2 cột điện bị đổ gãy; xã Kỳ Hà làm tốc mái nhà bưu điện, trường mầm non và 7 nhà dân.

10h40: Vietnamnet dẫn lời ông Phạm Văn Đức, cán bộ Cảng vụ Hà Tĩnh đang có mặt tại Trung tâm điều hành Cảng vụ Sơn Dương cho hay, qua kiểm tra thiết bị đo gió của công ty Formosa, hiện vùng biển Sơn Dương gió đã giật tới cấp 12, dao động khoảng 25-30m/s. Đặc biệt có những thời điểm lên tới 40m/s, tương đương sức gió cấp 14.

Sóng đánh cao hơn 10m tại Thiên Cầm, Hà Tĩnh.
 Sóng đánh cao hơn 10m tại Thiên Cầm, Hà Tĩnh.

10h33: Tại Hà Tĩnh, Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh đang trực tiếp chỉ đạo ứng phó bão số 10.

Ảnh dân sơ tán đến nơi an toàn ở xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ảnh: Phan Tấn Linh, Giám đốc Sở Thông tin truyền thông Hà Tĩnh.
 Ảnh dân sơ tán đến nơi an toàn ở xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ảnh: Phan Tấn Linh, Giám đốc Sở Thông tin truyền thông Hà Tĩnh. 

Ở thị xã Kỳ Anh, thời điểm hiện tại có gió giật cấp 11, cấp 12, mưa rất to, toàn bộ thị xã đã mất điện, công tác sơ tán hơn 1.200 hộ dân ở 7 xã ven biển đã được hoàn tất.

Tại huyện Lộc Hà đã di dời xong 2.688 hộ dân với 11 nghìn nhân khẩu ven biển về nơi an toàn.

Huyện Cẩm Xuyên cũng đã sơ tán 3.652 hộ dân.

10h31: Theo thông tin của báo Quảng Bình, cổng chào bằng sắt trên đường Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới đã bị đổ sập trong mưa bão. Nhiều cây xanh, biển quảng cáo cũng bị thổi tung, nhiều tuyến phố bị ngập úng.

Cổng chào bằng sắt bị sập.
 Cổng chào bằng sắt bị sập.

10h09: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quảng Bình, tình hình hiện tại gió bão ở Quảng Bình rất mạnh. Ghi nhận lúc 9h30 tại TP Đồng Hời, gió bão giật cấp 12, mưa lớn 100-150mm, có nơi tới 200mm.

Quang cảnh chợ Đồng Hới tan tác sáng nay.
 Quang cảnh chợ Đồng Hới tan tác sáng nay.

10h02: Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay, tâm bão đang cách Đèo Ngang khoảng 40km, khu vực này đang bị ảnh hưởng rất lớn từ cơn bão. Mưa lớn tại khu vực này sẽ kéo dài đến đêm nay (15/9).

Ảnh vệ tinh tâm bão số 10. Nguồn: Nchmf
 Ảnh vệ tinh tâm bão số 10. Nguồn: Nchmf

10h: Theo thông báo từ SGD UBND TP Đà Nẵng, để phòng tránh cơn bão số 10, từ chiều nay 15/9 tất cả các học sinh, sinh viên toàn thành phố được nghỉ học.

Trời Đà Nẵng cả sáng nay sầm sì, có mưa, biển động, tuy nhiên không ít người vẫn ra chơi biển bất chấp nguy hiểm có thể xảy ra khi bão về. Nguồn: camera.0511
 Trời Đà Nẵng cả sáng nay sầm sì, có mưa, biển động, tuy nhiên không ít người vẫn ra chơi biển bất chấp nguy hiểm có thể xảy ra khi bão về. Nguồn: camera.0511

Trước đó, tại Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, các sở GD&ĐT gửi công điện khẩn cho học sinh nghỉ học để phòng chống bão lũ. Các đơn vị, trường học cần thường xuyên giữ liên lạc qua nhiều kênh thông tin (điện thoại cố định, di động, email, tin nhắn, thông báo bằng loa đài, thông báo bằng miệng…) để giúp phụ huynh, sinh viên, học sinh kịp thời nắm bắt thông tin, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cơn bão gây ra.

9h48: Theo Tiền Phong, bắt đầu từ sáng nay, tỉnh Quảng Bình sơ tán người dân tại các vùng xung yếu, cửa sông, ven biển đến nơi an toàn. UBND tỉnh Quảng Bình giao việc sơ tán dân cho UBND các huyện chủ động và phải hoàn thành trước 12 giờ trưa nay, trước khi bão đổ bộ vào bờ.

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Bình, đến 8h sáng nay (15/9), tỉnh đã tổ chức di dời 6.420 hộ với 21.117 nhân khẩu trên tổng số 11.738 hộ với 43.239 nhân khẩu dự kiến cần phải di dời.

Mời độc giả xem clip tình hình mưa bão tại Đồng Hới, Quảng Bình: (Nguồn: Facebook Nguyễn Tiến Thành)

9h41: Theo Phòng dự báo Đài KTTV Bắc Trung Bộ cho biết, lúc 9h15 phút sáng nay, vào lúc 8h sáng 15/9, bão số 10 đã nằm trên vùng ven biển các tỉnh Nghệ An - Quảng Trị. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15.

9h30: Ghi nhận tại Vĩnh Linh, Quảng Trị lúc này trời có mưa rất to, gió lớn. 

Mời độc giả xem clip của anh Le Song Quan tại Vĩnh Linh, Quảng Trị lúc này: 

9h24: Ghi nhận tại Hà Tĩnh, lúc nãy do ảnh hưởng của bão, gió lớn, trời mưa rất to gây ngập úng ở một số đoạn đường lớn. 

Mưa to mù trời tại Hà Tĩnh sáng nay.
 Mưa to mù trời tại Hà Tĩnh sáng nay.
Nhiều tuyến phố lớn rơi vào tình trạng ngập úng.
Nhiều tuyến phố lớn rơi vào tình trạng ngập úng.  

Mời độc giả xem clip tình hình mưa bão tại Hà Tĩnh sáng nay: 

9h17: Theo ghi nhận của Báo Nghệ An, trước giờ bão đổ bộ vào đất liền, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh có mưa to, gió lớn. Khu vực biển Cửa Lò, Cửa Hội, biển động rất mạnh.

Biển cửa Hội sáng nay. Nguồn ảnh: Báo Nghệ An
 Biển cửa Hội sáng nay. Nguồn ảnh: Báo Nghệ An
Mời độc giả xem clip biển động dữ dội tại cửa Hội, Nghệ An: (Nguồn: Báo Nghệ An)

9h11: Hoãn mọi cuộc họp không cần thiết để tập trung chống bão số 10

Thủ tướng vừa có Công điện về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó bão số 10 năm 2017.

Công điện nêu rõ đây là cơn bão rất mạnh, diễn biến của bão còn phức tạp, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến và đề phòng bão đổ bộ vào bờ sớm hơn dự báo.

Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương có liên quan hoãn các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó với bão.

9h06: Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình, gió đã mạnh từ 6h sáng, cây cối đổ, chắn ngang nhiều tuyến đường, mưa lớn gây ngập lụt làm giao thông tê liệt, mất điện.

Chùm ảnh miền Trung khốn khổ trong gió bão số 10

Báo số 10 đổ bộ vào đất liền từ khu vực Hà Tĩnh - Quảng Bình với sức gió có sức gió 115-150 km (cấp 12-13) đã khiến nhiều cây cối gẫy đổ, thuyền bị chìm.

Chum anh mien Trung khon kho trong gio bao so 10
 Sáng 15/9, tại Thừa Thiên - Huế, trời bão số 10 tiến sát bờ gây ra gió giật mạnh khiến nhiều cây cổ thụ bị bật gốc. Ảnh: Điền Bá Quang.  

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.