Công an giả gọi điện lừa đảo, gặp đúng công an thật

Trong lúc thực hiện cuộc gọi video để lừa bị hại, đối tượng tự xưng là Lê Hải Sơn bất ngờ phát hiện người đang nói chuyện với mình là một cán bộ công an, đang công tác tại Công an tỉnh Cao Bằng.

Sáng 17/6, anh V.Q. (cán bộ thuộc Công an tỉnh Cao Bằng) đang trong ca trực thì nhận được cuộc gọi từ số máy lạ (0917.463.494), tự xưng là cán bộ phòng tiếp nhận, xử lý hồ sơ thuộc Công an TP Hà Nội.
Theo cảnh sát, chủ nhân số điện thoại trên thông báo với anh V.Q. rằng, số CMND của anh Q. được sử dụng để đăng ký số điện thoại 0937.052.342 vào ngày 9/3, tại Mobifone TP Hà Nội.
Ngoài ra, số điện thoại đứng tên anh Q. đã thực hiện nhiều cuộc gọi chào bán thiết bị vật tư y tế, sau đó yêu cầu nhiều người chuyển tiền để chiếm đoạt tài sản.
Cong an gia goi dien lua dao, gap dung cong an that
Hình ảnh đối tượng lừa đảo (ảnh lớn) gọi điện video cho cán bộ công an V.Q. (Ảnh: Công an cung cấp). 
Tiếp đó, người này nói sẽ chuyển cuộc gọi đến Công an TP Hà Nội, cho anh Q. nói chuyện với cán bộ thụ lý vụ việc.
Sau khi chuyển máy, một người đàn ông tự xưng là cán bộ thuộc Công an Hà Nội yêu cầu anh V.Q. đến Công an TP Hà Nội để báo án, và nếu anh Q. không đến được sẽ thực hiện cuộc gọi video để xác minh.
Sau đó, đầu dây bên kia yêu cầu anh Q. kết bạn Zalo và gọi video với cán bộ có tên Lê Hải Sơn.
Khi gọi video Zalo, thấy anh V.Q. mặc quân phục công an, đối tượng Lê Hải Sơn giật mình và thốt lên "đang định lừa đảo tí thì gặp ngay công an".
Biết mình lừa đảo không thành, đối tượng Sơn hạ giọng xin anh Q. "cứu em với". Đối tượng này cho biết bản thân đang bị nhốt ở Myanmar và bị các đối tượng xấu hành hạ hàng ngày, nếu không hoàn thành chỉ tiêu "gọi điện lừa đảo".
Theo cảnh sát, thủ đoạn lừa đảo của bọn chúng rất tinh vi, khi gọi video Zalo, các đối tượng này sử dụng khuôn mặt của người khác trong đồng phục công an, ngồi trong phòng được thiết kế y như phòng làm việc của cơ quan công an và có bảng tên, phù hiệu…
Cong an gia goi dien lua dao, gap dung cong an that-Hinh-2
Các đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ Deepfake để tạo ra các sản phẩm công nghệ âm thanh, hình ảnh và video làm giả người ngoài đời thực với độ chính xác rất cao (Ảnh: Công an cung cấp). 
Bọn chúng thường giả mạo lực lượng công an, gọi điện thông báo số điện thoại, số tài khoản của bị hại đang liên quan đến một vụ án nghiêm trọng, như buôn bán ma túy, rửa tiền.
Khi bị hại cho biết mình không liên quan, hoặc không phải là tội phạm được nói đến, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu cung cấp thông tin để xác minh hoặc nói rằng, có thể thông tin cá nhân của bị hại bị lợi dụng, yêu cầu bị hại làm theo hướng dẫn.
Để chứng minh mình vô tội, bị hại đồng ý hợp tác điều tra và sau đó, các đối tượng xấu yêu cầu bị hại chuyển tiền qua tài khoản để tiến hành kiểm tra, nếu không liên quan, chúng sẽ chuyển trả lại, đồng thời đề nghị bị hại tuyệt đối giữ bí mật thông tin.
Ngay khi có được tiền do bị hại chuyển, chúng sẽ chiếm đoạt số tiền này và cắt đứt liên lạc.
Công an tỉnh Cao Bằng khuyến cáo người dân cần tăng cường cảnh giác trước các đối tượng giả danh công an gọi điện qua Zalo để lấy video nhằm mục đích lừa đảo.
Trước đó, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biế
Trong lúc thực hiện cuộc gọi video để lừa bị hại, đối tượng tự xưng là Lê Hải Sơn bất ngờ phát hiện người đang nói chuyện với mình là một cán bộ công an, đang công tác tại Công an tỉnh Cao Bằng.
Sáng 17/6, anh V.Q. (cán bộ thuộc Công an tỉnh Cao Bằng) đang trong ca trực thì nhận được cuộc gọi từ số máy lạ (0917.463.494), tự xưng là cán bộ phòng tiếp nhận, xử lý hồ sơ thuộc Công an TP Hà Nội.
Theo cảnh sát, chủ nhân số điện thoại trên thông báo với anh V.Q. rằng, số CMND của anh Q. được sử dụng để đăng ký số điện thoại 0937.052.342 vào ngày 9/3, tại Mobifone TP Hà Nội.
Ngoài ra, số điện thoại đứng tên anh Q. đã thực hiện nhiều cuộc gọi chào bán thiết bị vật tư y tế, sau đó yêu cầu nhiều người chuyển tiền để chiếm đoạt tài sản.
Công an giả gọi điện lừa đảo, gặp đúng công an thật - 1
Hình ảnh đối tượng lừa đảo (ảnh lớn) gọi điện video cho cán bộ công an V.Q. (Ảnh: Công an cung cấp).
Tiếp đó, người này nói sẽ chuyển cuộc gọi đến Công an TP Hà Nội, cho anh Q. nói chuyện với cán bộ thụ lý vụ việc.
Sau khi chuyển máy, một người đàn ông tự xưng là cán bộ thuộc Công an Hà Nội yêu cầu anh V.Q. đến Công an TP Hà Nội để báo án, và nếu anh Q. không đến được sẽ thực hiện cuộc gọi video để xác minh.
Sau đó, đầu dây bên kia yêu cầu anh Q. kết bạn Zalo và gọi video với cán bộ có tên Lê Hải Sơn.
Khi gọi video Zalo, thấy anh V.Q. mặc quân phục công an, đối tượng Lê Hải Sơn giật mình và thốt lên "đang định lừa đảo tí thì gặp ngay công an".
Biết mình lừa đảo không thành, đối tượng Sơn hạ giọng xin anh Q. "cứu em với". Đối tượng này cho biết bản thân đang bị nhốt ở Myanmar và bị các đối tượng xấu hành hạ hàng ngày, nếu không hoàn thành chỉ tiêu "gọi điện lừa đảo".
Theo cảnh sát, thủ đoạn lừa đảo của bọn chúng rất tinh vi, khi gọi video Zalo, các đối tượng này sử dụng khuôn mặt của người khác trong đồng phục công an, ngồi trong phòng được thiết kế y như phòng làm việc của cơ quan công an và có bảng tên, phù hiệu…
Công an giả gọi điện lừa đảo, gặp đúng công an thật - 2
Các đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ Deepfake để tạo ra các sản phẩm công nghệ âm thanh, hình ảnh và video làm giả người ngoài đời thực với độ chính xác rất cao (Ảnh: Công an cung cấp).
Bọn chúng thường giả mạo lực lượng công an, gọi điện thông báo số điện thoại, số tài khoản của bị hại đang liên quan đến một vụ án nghiêm trọng, như buôn bán ma túy, rửa tiền.
Khi bị hại cho biết mình không liên quan, hoặc không phải là tội phạm được nói đến, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu cung cấp thông tin để xác minh hoặc nói rằng, có thể thông tin cá nhân của bị hại bị lợi dụng, yêu cầu bị hại làm theo hướng dẫn.
Để chứng minh mình vô tội, bị hại đồng ý hợp tác điều tra và sau đó, các đối tượng xấu yêu cầu bị hại chuyển tiền qua tài khoản để tiến hành kiểm tra, nếu không liên quan, chúng sẽ chuyển trả lại, đồng thời đề nghị bị hại tuyệt đối giữ bí mật thông tin.
Ngay khi có được tiền do bị hại chuyển, chúng sẽ chiếm đoạt số tiền này và cắt đứt liên lạc.
Công an tỉnh Cao Bằng khuyến cáo người dân cần tăng cường cảnh giác trước các đối tượng giả danh công an gọi điện qua Zalo để lấy video nhằm mục đích lừa đảo.
Trước đó, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, gần đây, trên không gian mạng xuất hiện một phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất tinh vi đó là, các đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ Deepfake (là công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI), để tạo ra các sản phẩm công nghệ âm thanh, hình ảnh và video làm giả người ngoài đời thực với độ chính xác rất cao.
Theo cảnh sát, các đối tượng xấu sẽ thực hiện cuộc gọi video để giả làm người thân vay tiền, giả làm con cái đang du học nước ngoài gọi điện cho bố mẹ nhờ chuyển tiền đóng học phí, hay có thể giả tạo ra những tình huống khẩn cấp như người thân bị tai nạn cần tiền gấp để cấp cứu…
Cơ quan công an cho hay, để thực hiện được hình thức lừa đảo này, các đối tượng tìm kiếm, thu thập thông tin cá nhân, hình ảnh, video có giọng nói được đăng tải công khai trên các tài khoản mạng xã hội… rồi sử dụng công nghệ Deepfake để tạo sẵn những video rất khó phân biệt thật - giả; có hình ảnh, giọng nói của cá nhân đó để phục vụ cho kịch bản lừa đảo.
Đặc điểm chung của những cuộc gọi video như vậy thường có âm thanh, hình ảnh không rõ nét, tín hiệu chập chờn giống như cuộc gọi video trong khu vực phủ sóng di động hoặc wifi yếu để nạn nhân khó phân biệt thật, giả. Nếu nạn nhân cẩn thận gọi video để kiểm tra thì chúng sẽ không nhận cuộc gọi hoặc sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh, video để đánh lừa.

Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đặt cọc mua hàng online

Công an TP HCM vừa phát đi cảnh báo người dân về các thủ đoạn lừa đảo qua hình thức đặt cọc hoặc các web giả mạo sàn thương mại điện tử có lượng khách hàng giao dịch lớn như Shopee.

Theo Công an TP HCM, hiện nay TP HCM đang thực hiện giãn cách xã hội nên người dân phải thay đổi hành thức mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến trên các ứng dụng hoặc các website, trang thương mại điện tử để bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19.

Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng xấu đã làm giả các trang thương mại điện tử nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Một số thủ đoạn phổ biến như sau:

Thủ đoạn lừa đảo qua hình thức đặt cọc

Nắm được nhu cầu cần mua sắm các hàng hóa thiết yếu của người dân trong thời gian giãn cách xã hội như: thực phẩm, vật tư y tế… các đối tượng xấu đã xâm nhập vào các nhóm Zalo, Facebook của các khu dân cư, các cộng đồng kinh doanh hàng hóa thiết yếu. Sau đó, chiêu dụ người mua bằng cách đăng tin bán các sản phẩm với giá thấp hơn giá thị trường và nhận ship đến địa chỉ của khách hàng.

Lấy lý do tránh tình trạng khách bùng hàng cũng như bảo đảm giữ giá tốt nhất của đơn hàng đó, các đối tượng không ngừng thúc giục, yêu cầu người mua phải chuyển khoản đặt cọc trước.

Cong an canh bao thu doan lua dao dat coc mua hang online
Công an cảnh báo người dân chiêu lừa qua hình thức nhận cọc 

Vạch trần thủ đoạn lừa đảo núp bóng tuyển cộng tác viên bán hàng online

Công an TP Hà Nội cảnh báo người dân khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ phải cảnh giác.

Ngày 16/12, Công an TP Hà Nội cho biết đã phát hiện nhiều người dân bị sập bẫy lừa đảo từ hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng online. Những người mà các đối tượng nhắm đến là những người nhẹ dạ cả tin, nhất là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, ở nhà nội trợ, không có thu nhập, có nhu cầu làm thêm tại nhà để kiếm thêm tiền.
Vach tran thu doan lua dao nup bong tuyen cong tac vien ban hang online
 Ảnh minh hoạ.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.