Côn trùng “lạ” cắn người hoành hành dọc QL1A

Ba tuần nay, người dân sống dọc trên quốc lộ 1A, phường Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP HCM đã bị một loại “côn trùng lạ” cắn gây ngứa.

Theo mô tả của người dân, loại côn trùng lạ này rất nhỏ chỉ bằng nửa hạt kê, có chân và cánh nhưng không bay được nhưng bật rất xa.  Bị diệt xong, chúng lại tiếp tục xuất hiện.
Bà Phương Ỷ Linh (41 tuổi, ngụ số 122 quốc lộ 1A, phường Tam Bình), cho biết cách đây ba tuần đã xuất hiện loại côn trùng này. Chúng cắn chảy máu và rất ngứa.
Côn trùng lạ đã ảnh hưởng nhiều đến cơ sở sản xuất của bà Phương Ỷ Linh. (Ảnh: Đại Việt )
Côn trùng lạ đã ảnh hưởng nhiều đến cơ sở sản xuất của bà Phương Ỷ Linh. (Ảnh: Đại Việt )
Công ty của bà Linh kinh doanh, sản xuất cửa nên thường xuyên có nhiều công nhân làm việc bên trong. Một số công nhân nữ bị côn trùng lạ này cắn khắp người gây chảy máu, thâm bầm. Loại côn trùng có mặt khắp mọi ngóc nghách trong xưởng cũng như trong nhà ở. Thời điểm chúng nhiều nhất là lúc sáng sớm và chập tối.
Anh Nguyễn Trung (31 tuổi, ngụ số 114 quốc lộ 1A, phường Tam Bình) chia sẻ, từ khi loại côn trùng lạ này kéo vào khu dân cư thì cuộc sống người dân trở nên đảo lộn. Buổi tối, chỉ cần đứng một lúc là chúng bu khắp chân và tấn công.
Lúc đầu gia đình anh Trung cũng tưởng chỉ là bọ chó nhưng không phải. Nhiều người dân xung quanh mua thuốc về xịt nhưng không thành.
Cũng theo chị Lê Thị Thủy (29 tuổi, vợ anh Trung), hai đứa con của anh chị là bé Anh Hào (2 tuổi) và An Nhiên (6 tháng tuổi) cũng bị loại côn trùng ngày cắn khắp người. Chị Thủy phải gửi con sang nhà người thân ở phường Linh Trung (Q.Thủ Đức) hai tuần nay.
Nhiều trẻ em quanh khu vực bị côn trùng cắn đã phải đưa vào bệnh viện Nhi đồng 2 lấy thuốc.
Bé Anh Hào và An Nhiên vừa được gia đình đón về sau khi đi lánh nạn loài côn trùng lạ. (Ảnh: Đại Việt)
Bé Anh Hào và An Nhiên vừa được gia đình đón về sau khi đi lánh nạn loài côn trùng lạ. (Ảnh: Đại Việt)
Ông Lê Nguyễn Trọng Quốc - chủ tịch UBND phường Tam Bình (Q.Thủ Đức), cho biết sau khi tiếp nhận vụ việc cách đây hơn hai tuần, lãnh đạo Ủy ban đã liên hệ với Trung tâm y tế dự phòng Q.Thủ Đức để làm việc. Nhân viên Trung tâm y tế đã xuống địa bàn để xịt thuốc diệt côn trùng và loại côn trùng lạ này đã biến mất.
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân vào chiều tối 4/12 côn trùng lạ này tiếp tục xuất hiện vài ngày trở lại đây.
Một số người dân đã dùng viên long não đập nát ra rồi rải khắp nhà để xua côn trùng đi.
Ông Quốc cũng cho biết, nếu côn trùng này xuất hiện trở lại lực lượng chức năng sẽ tiếp tục phun thuốc để đảm bảo cuộc sống cũng như sản xuất cho người dân.

Rùng mình loạt côn trùng, sinh vật lạ “tấn công” dân Việt

(Kiến Thức) - Rắn lục đuôi đỏ, sâu lạ, kiến ba khoang, bọ xít hút máu người, sinh vật chặt lìa thân vẫn không chết... xuất hiện hàng loạt khiến dân hoang mang.

Chỉ trong một thời gian rất ngắn, rất nhiều rắn lục đuôi đỏ không biết từ đâu đã xuất hiện hàng loạt ở nhiều tỉnh miền Trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghệ An... Nhiều người dân trong lúc đi làm đã bị rắn tấn công. Thậm chí rắn lục đuôi đỏ còn bò vào tận nhà dân khiến ai nấy lo lắng. Có gia đình cả 6 thành viên trong nhà đều bị rắn lục cắn.
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, rất nhiều rắn lục đuôi đỏ không biết từ đâu đã xuất hiện hàng loạt ở nhiều tỉnh miền Trung như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghệ An... Nhiều người dân trong lúc đi làm đã bị rắn tấn công. Thậm chí rắn lục đuôi đỏ còn bò vào tận nhà dân khiến ai nấy lo lắng. Có gia đình cả 6 thành viên trong nhà đều bị rắn lục cắn. 

10 loài côn trùng khiến người ta sởn gai ốc

(Kiến Thức) - Sâu bướm Dasychira Pudibunda có lớp lông cứng, trông như lông nhím từng tàn phá hết 20ha rừng sồi chỉ trong năm 1988 tại Đan Mạch.

Sâu bướm Dasychira Pudibunda là một trong những loài côn trùng phá hoại nguy hiểm nhất. Chúng sinh sống chủ yếu ở Đan Mạch, toàn thân màu vàng được bao phủ bởi một lớp lông cứng, trông như lông nhím. Năm 1988, chúng tàn phá hết 20ha rừng sồi tại Đan Mạch.
Sâu bướm Dasychira Pudibunda là một trong những loài côn trùng phá hoại nguy hiểm nhất. Chúng sinh sống chủ yếu ở Đan Mạch, toàn thân màu vàng được bao phủ bởi một lớp lông cứng, trông như lông nhím. Năm 1988, chúng tàn phá hết 20ha rừng sồi tại Đan Mạch. 
Bọ ngựa ma mặc áo hoa Idolomantis Diabolica. Loài côn trùng này được tôn sùng là vua của loài bọ ngựa. Chúng có cơ thể khá lớn, dài gần 13cm, đôi chân dài, gai góc, đặc biệt có hình dáng bề ngoài rất giống các loài hoa.
Bọ ngựa ma mặc áo hoa Idolomantis Diabolica. Loài côn trùng này được tôn sùng là vua của loài bọ ngựa. Chúng có cơ thể khá lớn, dài gần 13cm, đôi chân dài, gai góc, đặc biệt có hình dáng bề ngoài rất giống các loài hoa.  
Chuồn chuồn kim Ischnura heterosticta. Loài côn trùng này có thân hình thon dài, mắt cực lớn, hai đôi cánh khỏe mạnh. Loài này thường bay nối đuôi nhau trong mùa giao phối. Ngoài vẻ duyên dáng, màu sắc và những hành vi kết đôi độc đáo của chúng là ấn tượng nhất.
Chuồn chuồn kim Ischnura heterosticta. Loài côn trùng này có thân hình thon dài, mắt cực lớn, hai đôi cánh khỏe mạnh. Loài này thường bay nối đuôi nhau trong mùa giao phối. Ngoài vẻ duyên dáng, màu sắc và những hành vi kết đôi độc đáo của chúng là ấn tượng nhất. 
Bướm ma Cecropia, có tên khoa học là Hyalophora cecropia. Loài này còn được biết đến với cái tên là bướm đêm Robin, là loài bướm đêm lớn nhất ở Bắc Mỹ. Sải cánh của con vật dài trung bình từ 13-15 cm. Chúng chỉ bay vào ban đêm và có thời gian xuất hiện rất ngắn là 2 tuần.
Bướm ma Cecropia, có tên khoa học là Hyalophora cecropia. Loài này còn được biết đến với cái tên là bướm đêm Robin, là loài bướm đêm lớn nhất ở Bắc Mỹ. Sải cánh của con vật dài trung bình từ 13-15 cm. Chúng chỉ bay vào ban đêm và có thời gian xuất hiện rất ngắn là 2 tuần.  
Tằm Calleta, tên khoa học là Eupackardia calleta. Loài này được tìm thấy tại Mexico, Guatemala và vùng cực nam của Mỹ. Thân hình của chúng có nhiều màu sắc đa dạng, cùng rất nhiều gai nhọn trên thân.
Tằm Calleta, tên khoa học là Eupackardia calleta. Loài này được tìm thấy tại Mexico, Guatemala và vùng cực nam của Mỹ. Thân hình của chúng có nhiều màu sắc đa dạng, cùng rất nhiều gai nhọn trên thân. 
Bọ ngựa phong lan, tên khoa học Hymenopus coronatu. Loài bọ ngựa này có cơ thể màu sắc tương tự như hoa phong lan, giúp chúng dễ dàng ngụy trang khi săn mồi.
Bọ ngựa phong lan, tên khoa học Hymenopus coronatu. Loài bọ ngựa này có cơ thể màu sắc tương tự như hoa phong lan, giúp chúng dễ dàng ngụy trang khi săn mồi
Bọ cánh cứng lực sỹ (Hercules Beetle). Đó là loài bọ cánh cứng tê giác sống ở Nam Mỹ. Loài côn trùng này có chiều dài vượt trội, dài 15cm (tính cả phần sừng). Chúng gây ấn tượng bởi khả năng mang một vật nặng gấp 850 lần trọng lượng cơ thể chúng trên lớp vỏ cứng.
Bọ cánh cứng lực sỹ (Hercules Beetle). Đó là loài bọ cánh cứng tê giác sống ở Nam Mỹ. Loài côn trùng này có chiều dài vượt trội, dài 15cm (tính cả phần sừng). Chúng gây ấn tượng bởi khả năng mang một vật nặng gấp 850 lần trọng lượng cơ thể chúng trên lớp vỏ cứng.  
Nhện lạc đà khổng lồ (Arachnid Solifugae) nổi tiếng bởi sự nhanh nhẹn. Một con nhện lạc đà khổng lồ có thể di chuyển với vận tốc lên đến 16km/giờ. Người ta chỉ biết đến sinh vật này qua những câu chuyện và hình ảnh mà những nguời tham gia cuộc chiến vùng vịnh và Iraq mang về.
Nhện lạc đà khổng lồ (Arachnid Solifugae) nổi tiếng bởi sự nhanh nhẹn. Một con nhện lạc đà khổng lồ có thể di chuyển với vận tốc lên đến 16km/giờ. Người ta chỉ biết đến sinh vật này qua những câu chuyện và hình ảnh mà những nguời tham gia cuộc chiến vùng vịnh và Iraq mang về. 
Bọ nước khổng lồ (Belostomatidae). Loài này có kỹ năng săn mồi rất khéo léo. Chúng nằm yên bất động dưới đáy nước, chăm chú theo sát con mồi, chờ đến gần và bất ngờ tiêm một loại nước bọt tiêu hóa và hút ra chất lỏng từ con mồi. Vết cắn của loài này là một trong những vết cắn độc và đau đớn nhất mà một con côn trùng có thể gây ra.
Bọ nước khổng lồ (Belostomatidae). Loài này có kỹ năng săn mồi rất khéo léo. Chúng nằm yên bất động dưới đáy nước, chăm chú theo sát con mồi, chờ đến gần và bất ngờ tiêm một loại nước bọt tiêu hóa và hút ra chất lỏng từ con mồi. Vết cắn của loài này là một trong những vết cắn độc và đau đớn nhất mà một con côn trùng có thể gây ra.  
Bướm báo đốm, hay còn được gọi là bướm mắt hổ, có tên khoa học là Hypercompe scribonia. Đặc trưng của chúng là những dấu tròn màu đen giống như trên mình loài báo đốm, mang ý nghĩa cảnh báo kẻ thù.
Bướm báo đốm, hay còn được gọi là bướm mắt hổ, có tên khoa học là Hypercompe scribonia. Đặc trưng của chúng là những dấu tròn màu đen giống như trên mình loài báo đốm, mang ý nghĩa cảnh báo kẻ thù. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới