Con trai vua truyện chưởng Kim Dung chết thảm ra sao?

Cái chết của cậu con trai cả đã trở thành vết thương không bao giờ lành trong lòng của "đại gia võ hiệp" lừng danh Kim Dung

Con trai vua truyện chưởng Kim Dung chết thảm ra sao?
Tháng 10 năm 1976, khi đang học tại Đại học Colombia, Mỹ, Tra Truyền Hiệp đã treo cổ tự vẫn tại ký túc xá của trường. Tuy nhiên, câu hỏi được nhiều người đặt ra là, điều gì đã khiến một thanh niên mới 19 tuổi như Tra Truyền Hiệp chọn cái chết thê thảm như vậy?
Cái chết thê thảm
Trong số những đứa con của Kim Dung, cậu con trai cả Tra Truyền Hiệp là người được cho là có nhiều gen của cha mình nhất. Khi Tra Truyền Hiệp chỉ mới bi bô học nói, Kim Dung đã dạy cho cậu học “Tam Tự Kinh”. Khi lên 4 tuổi, Tra Truyền Hiệp đã thuộc làu cuốn sách này. Mọi người đều gọi cậu cả nhà họ Tra là “thần đồng”.
Được sự hun đúc của gia đình, Tra Truyền Hiệp từ nhỏ đã rất hứng thú với tiểu thuyết. Năm 1965, khi tiểu thuyết “Hiệp Khách Hành” của Kim Dung được đăng tải trên tờ “Minh Báo”, Tra Truyền Hiệp đã đọc ngấu nghiến, tới mức cha mình đến bên cạnh, gọi liền mấy tiếng mà không biết.
Tới năm 14 tuổi, Tra Truyền Hiệp bắt chước cha, viết một bài văn nói rằng cuộc đời là bể khổ, chẳng có ý vị gì, có ý định “rời bỏ cuộc đời”. Mọi người đọc bài văn của Tra Truyền Hiệp nói rằng cần phải ngăn chặn những ý nghĩ điên rồ như vậy.
Nhà văn Kim Dung.
Nhà văn Kim Dung.
Tuy nhiên, Kim Dung thì lại cho rằng cảm giác của con trai là đúng, thậm chí còn khen ngợi con trai mình là thông minh, tư tưởng sâu sắc. Có lẽ vào thời điểm ấy, Kim Dung không thể nghĩ được rằngcậu con trai cả mà mình hết sức yêu quý lại chọn cái chết để rời bỏ cuộc đời khi mới chưa đầy 20 tuổi.
Tháng 10 năm 1976, khi đang học tại Đại học Colombia, Mỹ, Tra Truyền Hiệp đã treo cổ tự vẫn tại ký túc xá của trường. Cái chết của cậu con trai cả đã trở thành vết thương không bao giờ lành trong lòng của “đại gia võ hiệp” lừng danh.
Sau này, Kim Dung có kể lại rằng: “Khi nhận được tin con trai qua đời tại Mỹ, tôi vô cùng đau xót và thương tâm. Tuy nhiên, hôm đó, tôi vẫn phải lên tòa soạn để viết xã luận. Vừa viết mà nước mắt tôi không ngừng chảy xuống. Thế nhưng tôi vẫn phải viết…”.
Sau đó, Kim Dung tự mình bay sang Mỹ mang hài cốt của con trai về Hồng Kông an táng. Vài tháng sau đó, trong phần “Lời cuối sách” của cuốn “Ỷ Thiên Đồ Long Ký”, Kim dung viết: “Tuy nhiên, sự bi thương, đau xót khi Trương Tam Phong nhìn thấy Trương Thúy Sơn tự vẫn hay khi Tạ Tốn nghe tin về cái chết của Trương Vô Kỵ, tôi đã viết thật nông cạn.
Trong cuộc sống đời thực, mọi chuyện không hề diễn ra như thế. Nguyên nhân cũng là vì lúc viết tác phẩm này, tôi vẫn chưa hiểu rõ nên không thể viết ra được nỗi đau xót và bi thương vô hạn của họ”. Kim Dung viết “Ỷ Thiên Đồ Long Ký” năm 1961, khi đó, ông vẫn chưa có những trải nghiệm thực tế về nỗi bi thương, đau xót mà Trương Tam Phong hay Tạ Tốn đã trải qua khi chứng kiến cái chết của Trương Thúy Sơn và Trương Vô Kỵ.
Tuy nhiên, tới tháng 3/1977, khi Kim Dung cầm bút viết những dòng này, cũng là lúc con trai Tra Truyền Hiệp tự vẫn mới vỏn vẹn 5 tháng. Nỗi đau mất con, sự xót xa cho đứa con trai trẻ dại vẫn còn mới nguyên. “Đại gia võ hiệp” Kim Dung đã viết những lời chân thật nhất từ tận đáy lòng. Tuy nhiên, câu hỏi mà nhiều người đặt ra là vì sao Tra Truyền Hiệp lại tự sát khi mới có 19 tuổi?
Hai giả thuyết
Cho tới nay, Kim Dung rất ít khi nói tới chuyện đời sống riêng tư của mình. Về cái chết đau đớn của con trai cả Tra Truyền Hiệp, ông gần như không hề nhắc tới. Tuy nhiên, nhiều người suy đoán rằng, việc cậu con cả nhà họ Tra lựa chọn cái chết là vì hainguyên nhân và cả hai nguyên nhân đều vì một chữ: Tình.
Nhiều người nói rằng, việc Tra Truyền Hiệp tự vẫn có liên quan tới chuyện ly hôn của cha mẹ. Năm 1959, khi Tra Truyền Hiệp chào đời cũng là lúc Kim Dung cùng người vợ thứ hai là Chu Mai sáng lập tờ "Minh Báo". Đây là những tháng ngày khó khăn nhất trong cuộc đời của Kim Dung.
Và chính nhờ có sự động viên, giúp đỡ của Chu Mai cùng với động lực từ đứa con trai, Kim Dung đã vượt qua được những khó khăn đầu tiên, giúp tờ "Minh Báo" đứng vững và trở thành một tờ báo có tiếng tăm. Lúc bấy giờ, Chu Mai đã sinh cho Kim Dung 4 người con, 2 trai 2gái. Tuy nhiên, Chu Mai lại là một người phụ nữ quá tham vọng.
Sau tờ "Minh Báo", Chu Mai một mình sáng lập nên các tờ "Hoa Nhân Dạ Báo" và "Minh Báo Vãn Báo", dồn toàn bộ tâm sức của mình vào sự nghiệp. Cũng vì thế, Chu Mai đã không ngờđược rằng Kim Dung vì sự thiếu hụt trong tình cảm vợ chồng mà tìm đến người phụ nữ khác. Sau đó không bao lâu, Kim Dung và Chu Mai quyết định chia tay.
Khi biết tin cha mẹ ly hôn, Tra Truyền Hiệp khi đó đang học tại Mỹ đã nhiều lần viết thư, gọi điện khuyên Kim Dung không nên ly hôn với mẹ. Tuy nhiên, khi đó, Kim Dung đã có người phụ nữ khác (chính là người vợ thứ 3 của Kim Dung) nên chuyện ly hôn là không thể tránh khỏi.
Sau khi Kim Dung chấp nhận yêu cầu chia tài sản của Chu Mai, hai người chính thức ly hôn. Nhiều người cho rằng Tra Truyền Hiệp lớn lên trong sự bảo bọc của cha mẹ, được cha mẹ dồn cho tất cả sự yêu thương nên tình cảm gia đình rất sâu nặng.
Thêm vào đó, Tra Truyền Hiệp là một người sống khá cầu toàn nên không thể nào chịu đựng được việc cha mình có người phụ nữ khác và bố mẹ ly hôn với nhau. Đây chính là lý do đã khiến Tra Truyền Hiệp quyết định tự sát. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến Kim Dung sau này vô cùng đau lòng và hối hận trước cái chết của con trai.
Một giả thuyết khác thì lại cho rằng, Tra Truyền Hiệp treo cổ tự vẫn không phải vì chuyện ly hôn của cha mẹ mà vì mâu thuẫn trong chuyện tình cảm của mình. Nhiều người nói rằng, lúc bấy giờ, Tra Truyền Hiệp đang học đại học năm thứ nhất, vẫn còn chưa chọn chuyên ngành. Lúc đó, cậu cả nhà họ Tra có một cô bạn gái ở thành phố San Francisco.
Hôm đó, hai cô cậu gọi điện cho nhau. Trong cuộc nói chuyện, hai người nảy sinh mâu thuẫn và cãi nhau. Vì chuyện cãi cọ với người yêu, Tra Truyền Hiệp đã rất đau khổ và nảy ra ý định không muốn sống nữa. Trong giây phút nông nổi nhất thời, cậu con trai của Kim Dung đã quyết định treo cổ tự vẫn.
Nhiều người nói rằng việc Tra Truyền Hiệp từ khi 14 tuổi đã viết những câu chữ “đời vô nghĩa, muốn rời bỏ cuộc đời” là dấu hiệu cho thấy việc tìm đến cái chết đã “tiềm ẩn” trong đầu Tra Truyền Hiệp từ lâu. Đáng tiếc, khi biết chuyện này, Kim Dung không những không ngăn cản ý nghĩ ấy như lời khuyên của mọi người, ngược lại, còn cổ động, khen ngợi con trai của mình là người thông minh.
Đây cũng có thể là lý do khiến Kim Dung cảm thấy hối hận và đau xót trước cái chết quá trẻ của con trai. Trên thực tế, cả hai giả thuyết nói trên vẫn chỉ là… giả thuyết và vẫn chưa được kiểm chứng. Kim Dung cho tới nay vẫn chưa tiết lộ nửa lời về những bí ẩn phía sau cái chết thảm của cậu con trai.
Tuy vậy, có thể dự đoán rằng việc Kim Dung và vợ ly hôn đã gây ra cho Tra Truyền Hiệp một cú sốc lớn. Và rất có thể, chuyện cãi nhau với người yêu chỉ là giọt nước làm tràn ly đẩy Tra Truyền Hiệp tới cái chết.

Sự thật khó tin về nội công tuyệt thế Dịch cân kinh

Giới mê võ vẫn thường tranh luận về một môn nội công tuyệt thế là Dịch cân kinh có thể thay gân đổi cốt, biến yếu đuối thành khỏe mạnh vô biên. 

Sự thật khó tin về nội công tuyệt thế Dịch cân kinh
Thực tế rất nhiều người đã bị phim ảnh đánh lừa.

Tình lận đận của “vua” truyện chưởng Kim Dung

Kim Dung từng nói rằng: "Cuộc sống tình ái của tôi không thực sự viên mãn, cũng chẳng thể nói là đẹp".

Tình lận đận của “vua” truyện chưởng Kim Dung
Kim Dung là cái tên không xa lạ gì với nhiều thế hệ, đặc biệt là những người mê tiểu thuyết và những bộ phim kiếm hiệp Hồng Kông. Ngoài tiểu thuyết, Kim Dung còn là người sáng lập nên tờ Minh Báo nổi tiếng của Hồng Kông và là Tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này. Tuy nhiên, vốn là người ít khi nói về những chuyện riêng tư, cuộc sống hôn nhân của tác gia kiếm hiệp cho tới nay vẫn còn là một bí mật mà ít người biết tới…

Ảnh: Chuỗi ngày địa ngục của lính Mỹ ở VN

(Kiến Thức) - Trong thời gian ở Việt Nam, Larry Burrows đã chụp được nhiều bức ảnh để đời ghi dấu những thời khắc kinh hoàng của chiến tranh đẫm máu.

Ảnh: Chuỗi ngày địa ngục của lính Mỹ ở VN
Trong thời gian ở Việt Nam, Larry Burrows được giao nhiệm vụ chụp ảnh lính Mỹ tác chiến trên chiến trường hồi những năm 1960. Ảnh: Lính thủy quân lục chiến Mỹ Jeremiah Purdie (ở giữa) bị thương phần đầu đang tiến về người đồng đội bị thương chân sau. Những lính Mỹ này tham gia trận chiến ác liệt ở phía Nam khu phi quân sự vào tháng 10/1963.
Trong thời gian ở Việt Nam, Larry Burrows được giao nhiệm vụ chụp ảnh lính Mỹ tác chiến trên chiến trường hồi những năm 1960. Ảnh: Lính thủy quân lục chiến Mỹ Jeremiah Purdie (ở giữa) bị thương phần đầu đang tiến về người đồng đội bị thương chân sau. Những lính Mỹ này tham gia trận chiến ác liệt ở phía Nam khu phi quân sự vào tháng 10/1963.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới