Con trai Lưu Bị sống bình an nhờ 3 chữ treo trước cổng

Sau khi quân Tào tiêu diệt nhà Thục Hán, Lưu Thiện vẫn giữ được mạng sống. Ông được hậu duệ Tư Mã Ý chăm sóc tới già nhờ 3 chữ lớn treo trước cổng.

Con trai Luu Bi song binh an nho 3 chu treo truoc cong
Lưu Thiện là con trai của Lưu Bị và là vị quân chủ thứ hai của nhà Thục Hán sau khi cha qua đời. Nhiều người cho rằng, Lưu Thiện là một vị vua kém tài, may nhờ có Gia Cát Lượng phò tá nên giai đoạn đầu cầm quyền vô cùng thuận lợi. 
Con trai Luu Bi song binh an nho 3 chu treo truoc cong-Hinh-2
 Thế nhưng, sau khi Gia Cát Lượng chết, sự yếu kém của Lưu Thiện thể hiện rõ khi không thể giữ vững giang sơn do Lưu Bị lập ra. Vào năm 263, quân Tào đánh vào Thành Đô - kinh thành của nhà Thục Hán.
Con trai Luu Bi song binh an nho 3 chu treo truoc cong-Hinh-3
Thay vì hạ lệnh cho tướng sĩ đồng lòng chống trả quân địch, Lưu Thiện sai người mở cổng thành đầu hàng. Theo đó, nhà Thục Hán sụp đổ dưới tay Lưu Thiện.  
Con trai Luu Bi song binh an nho 3 chu treo truoc cong-Hinh-4
 Nhờ hành động đầu hàng quân Tào, Lưu Thiện giữ được mạng sống. Là vị vua mất nước, con trai Lưu Bị sống dưới sự giám sát của nhà Tào Ngụy cũng như hậu duệ Tư Mã Ý.
Con trai Luu Bi song binh an nho 3 chu treo truoc cong-Hinh-5
Theo một số chuyên gia, Lưu Thiện không hề ngốc ngếch, kém tài. Ông giả ngu để có thể sống bình an tới già, không bị kẻ thù tiêu diệt.  
Con trai Luu Bi song binh an nho 3 chu treo truoc cong-Hinh-6
 Điển hình là việc sau khi nhà Thục Hán bị tiêu diệt, Lưu Thiện chuyển đến Lạc Dương - kinh thành của Tào Ngụy để sinh sống. Do quy thuận triều đình nên ông được phong là An Lạc Công.
Con trai Luu Bi song binh an nho 3 chu treo truoc cong-Hinh-7
Khi triều đình Tào Ngụy mở tiệc tiếp đón Lưu Thiện, Tư Mã Chiêu hỏi con trai Lưu Bị rằng có nhớ Thục Hán không?. Đáp lời, Lưu Thiện cho hay ở đây rất vui nên không còn nhớ gì đất Thục.  
Con trai Luu Bi song binh an nho 3 chu treo truoc cong-Hinh-8
 Tư Mã Chiêu nghe được câu trả lời này yên tâm dẹp bỏ nghi ngờ Lưu Thiện nuôi ý đồ phục hưng lại nhà Thục Hán. Dù vậy, hậu duệ Tư Mã Ý vẫn luôn cho người theo dõi nhất cử nhất động của Lưu Thiện. 
Con trai Luu Bi song binh an nho 3 chu treo truoc cong-Hinh-9
 Để nhà Tào Ngụy và hậu duệ Tư Mã Ý tin tưởng hơn, Lưu Thiện treo 3 chữ trước cổng: "Sơn Trung Trại". Khi đọc ngược thì 3 chữ này sẽ đồng âm với cụm từ "ở trong núi". Ẩn ý của câu nói này là Lưu Thiện không hề nghĩ đến chuyện phục quốc. 
Con trai Luu Bi song binh an nho 3 chu treo truoc cong-Hinh-10
 Nhờ 3 chữ trên, Tư Mã Chiêu và những hậu duệ khác của gia tộc để Lưu Thiện sống bình an đến già. Con trai Lưu Bị tận hưởng cuộc sống an nhàn và sống thọ đến năm 64 tuổi.

Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.

Vì sao Gia Cát Lượng ngồi 'xe lăn' mỗi khi ra trận?

Là quân sư kiệt xuất nổi tiếng thời Tam quốc, Gia Cát Lượng thường ngồi "xe lăn" mỗi khi ra trận dù cơ thể khỏe mạnh. Điều này khiến nhiều người không khỏi tò mò vì sao ông làm như vậy.

Duong duong khoe manh, vi sao Gia Cat Luong ngoi “xe lan” moi khi ra tran?
 Dưới thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng được đánh giá là một trong những vị quân sư thông minh, lỗi lạc nhất. Ông được miêu tả là người trí dũng song toàn. 

Vì sao đôi giày cỏ của Lưu Bị ngàn năm không mục nát?

Khi khai quật lăng mộ cổ, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều cổ vật. Trong số này có đôi giày cỏ mà Lưu Bị từng bán còn khá nguyên vẹn. Vì sao lại vậy?

Vi sao doi giay co cua Luu Bi ngan nam khong muc nat?
Vào thời Tam quốc, Lưu Bị là vị tướng có tài cầm quân, thông minh và giỏi thu phục nhân tài. Ông là người sáng lập nhà Thục Hán. Khác với Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị xuất thân trong gia đình nghèo và dùng hai bàn tay trắng gây dựng sự nghiệp. Trước khi trở thành người đứng đầu nhà Thục Hán, ông là một người đan chiếu, bán giày cỏ ở ngoài chợ. 

Tin mới