Trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, Quách Tĩnh và Hoàng Dung là cặp đôi lừng lẫy nhất trong giới giang hồ. Trải qua hàng chục năm hành hiệp, họ luôn đồng hành cùng nhau trong quá trình trấn thủ thành Tương Dương.
Quách Tĩnh và Hoàng Dung.
|
Xuất hiện lần đầu trong truyện Anh hùng xạ điệu, Quách Tĩnh học được chân truyền Hàng long thập bát chưởng của Hồng Thất Công, Song thủ hỗ bác của Chu Bá Thông, một phần Cửu âm chân kinh, nội công Toàn Chân giáo, một số võ công tạp nham của Giang Nam Thất Quái.
Hoàng Dung là bang chủ Cái Bang, học được Đả cẩu bổng pháp trấn bang cùng một số võ công do cha là Hoàng Dược Sư truyền dạy. Ngoài ra nàng còn có trí tuệ siêu phàm, là người rất khôn ngoan.
Cuối truyện Anh hùng xạ điêu, Quách Tĩnh lấy Hoàng Dung làm vợ, sinh được ba người con: Quách Phù, Quách Tương và Quách Phá Lỗ.
Trong truyện Thần điêu đại hiệp, Gia Luật Tề lấy Quách Phù và được Quách Tĩnh truyền cho Hàng long thập bát chưởng.
|
Trong đó, Quách Phù ra đời trước khi Thần điêu đại hiệp bắt đầu. Nàng sinh ra trên đảo Đào Hoa của ông ngoại. Hoàng Dung đối với cô con gái này từ bé đã nuông chiều quá độ. Cả đời Quách Phù là rất nhiều sai lầm, vì hiểu lầm Dương Quá, nàng chặt đứt cánh tay chàng; vì hồ đồ, nàng làm Tiểu Long Nữ trọng thương gần chết.
Trong truyện Thần điêu đại hiệp nàng lấy Gia Luật Tề làm chồng nhưng thực tế tình cảm của nàng không phải là "yêu" mà là "trọng". Trong bối cảnh bị 2 chàng họ Võ làm ngơ, nàng đã bấu víu vào người duy nhất có thể là Gia Luật Tề. Xét phẩm chất, võ công, cũng như xuất thân, Gia Luật Tề ăn đứt huynh đệ họ Võ, hơn nữa chàng lại không vồ vập như huynh đệ họ Võ, thái độ đối với nàng khá giống Dương Quá nên Quách Phù tưởng rằng mình yêu Gia Luật Tề. Nhưng khi đến lúc ở chiến trường sinh tử, nàng mới nhận ra rằng người nàng yêu là Dương Quá.
Quách Phù tuy lấy Gia Luật Tề, nhưng người nàng yêu là Dương Quá.
|
Gia Luật Tề là con trai thứ hai của Gia Luật Sở Tài, khi chàng còn nhỏ đã bái Chu Bá Thông làm sư phụ, tức ngang hàng với Toàn Chân thất tử dù tuổi tác kém xa, tuy nhiên do càng lớn, Gia Luật Tề càng đoan chính, không thích đùa giỡn mà Lão ngoan đồng Chu Bá Thông vốn là một cao thủ, suốt đời chẳng biết sợ hãi ai (trong đoạn cuối tác phẩm Thần điêu đại hiệp, ông được bầu là một trong Võ Lâm ngũ bá, với hiệu Trung Ngoan Đồng), nhưng lại là người có tâm hồn của một đứa trẻ ngây thơ, trong sáng nên ông cấm không cho chàng gọi ông là sư phụ.
Gia Luật Tề càng lớn càng đoan chính, không thích đùa giỡn nên Chu Bá Thông cấm không cho chàng gọi ông là sư phụ.
|
Sau khi bang chủ thứ 20 của Cái Bang là Lỗ Hữu Cước ám hại, mọi người tổ chức thi đấu võ để chọn bang chủ mới và Gia Luật Tề đã trấn áp được quần hùng (nhờ có sự trợ giúp của Thần điêu đại hiệp Dương Quá) và được mọi người bầu làm bang chủ thứ 21 của Cái Bang, được nhạc phụ Quách Tĩnh truyền thụ toàn bộ chưởng pháp Hàng long thập bát chưởng và Hoàng Dung truyền thụ Đả cẩu bổng pháp.
Trong Thần điêu đại hiệp cố nhà văn Kim Dung không nói rõ khả năng lãnh đạo cũng như khả năng tiếp thu võ công (Hàng long thập bát chưởng và Đả cẩu bổng pháp) của Gia Luật Tề thế nào. Nhưng sau này bang chủ tiếp nhậm Cái Bang nhiều nhất cũng chỉ học được đến 14 chưởng. Đến đời bang chủ Cái Bang Sử Hỏa Long thì chỉ còn học được 12 chưởng (trong tổng số 18 chưởng). Sau khi Sử Hỏa Long chết, cùng với sự suy vi của Cái Bang, bộ chưởng pháp này coi như bị thất truyền. Cái Bang chỉ là một bang hội hạng 2 trên giang hồ. Qua đó có thể thấy Gia Luật Tề được truyền thụ toàn bộ Hàng long thập bát chưởng nhưng có thể y đã không luyện được hết.