Còn lại một mình, Mỹ đơn phương đánh Syria?

(Kiến Thức) - Ngay sau khi Hạ viện Anh bác kiến nghị đánh Syria, Mỹ tuyên bố có thể hành động đơn phương, không cần đến sự hỗ trợ của đồng minh thân thiết nhất.

Tổng thống Obama quyết định đơn phương đánh Syria?
Tổng thống Obama quyết định đơn phương đánh Syria?

Trong một tuyên bố hôm qua, Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Caitlin Hayden phát biểu: “Washington sẽ tiếp trao đổi ý kiến với Anh nhưng việc ra quyết định của Tổng thống Obama sẽ hoàn toàn xuất phát trên cơ sở lợi ích tối cao của nước Mỹ. Tổng thống tin rằng có những lợi ích cốt lõi của Mỹ đang bị de dọa và những nước vi phạm các quy chuẩn quốc tế về vũ khí hóa học phải bị trừng phạt”.

Một quan chức Mỹ giấu tên cấp cao khác nhấn mạnh, hành động quân sự đơn phương là “một khả năng” sau cuộc biểu quyết đêm qua tại Nghị viện Anh.

"Chúng tôi ghi nhận các thủ tục pháp lý. Nhưng chúng tôi sẽ đưa ra quyết định cần thiết", vị quan chức này tuyên bố.

Hạ viện Anh đã bác bỏ kiến nghị tấn công Syria của Thủ tướng David Cameron hòng đáp trả mạnh mẽ cái gọi là chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường. Thủ tướng Anh tôn trọng kết quả biểu quyết và tuyên bố sẽ không chống lại quyết định của Hạ viện.

"Tôi tin vào việc cần phải phản ứng mạnh mẽ đối với việc sử dụng vũ khí hóa học nhưng tôi cũng tin và tôn trọng quyết định của Hạ viện. Tôi đã nhận được kết quả biểu quyết và chính phủ sẽ hành động phù hợp", Thủ tướng Anh nhấn mạnh.

Nghị sĩ Anh họp bàn về Syria.
 Nghị sĩ Anh họp bàn về Syria.
Tại Liên Hiệp Quốc, cuộc họp của Hội đồng Bảo an kết thúc nhưng không đạt được bất cứ thỏa thuận nào về một nghị quyết nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Syria, một nhà ngoại giao phương Tây giấu tên tiết lộ.

Hiện nay, các thành viên của Hội đồng Bảo an đang chờ đợi thanh tra vũ khí hóa học Liên Hợp Quốc đệ trình bản tường trình về vụ tấn công hóa học ở ngoại ô Damascus ngày 21/8 với Tổng thư ký Ban Ki-moon, ngay sau khi rời Syria ngày mai. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon sau đó sẽ nhanh chóng tuyên bố kết quả điều tra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhà ngoại giao cho hay.

Trước đó, Ủy ban Tình báo Liên quân Anh (JIC) ra kết luận “rất có thể " các lực lượng chính phủ Syria đứng sau vụ tấn công khí độc ở ngoại ô Damascus hôm 21/8 khiến ít nhất 350 dân thường thiệt mang trong một bản tóm tắt các kết quả điều tra riêng của Ủy ban này hôm qua.

Trong khi đó, tại Washington, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, Tổng thống Obama hiện vẫn đang trong giai đoạn cân nhắc về việc có đánh Syria hay không.

Về phía Syria, chính quyền Tổng thống Syria Bashar al- Assad cực lực bác bỏ các cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường và cho biết, chính quân đội chính phủ mới là nạn nhân chứ không phải là thủ phạm của các cuộc tấn công khí độc gần đây.

Một binh sĩ Syria bên cạnh đoàn xe tăng.
 Một binh sĩ Syria bên cạnh đoàn xe tăng.
Tuy nhiên, Anh và Mỹ ra sức bảo vệ quân nổi dậy bằng cách nhấn mạnh, lực lượng này không có khả năng thực hiện các cuộc tấn công hóa quy mô như cuộc sự kiện ngày 21/8 ở ngoại ô Damascus. Theo nguồn tin từ phe đối lập Syria, vụ tấn công đã giết hại ít nhất 1.300 người.

“Không có bất cứ thông tin tình báo đáng tin cậy hoặc chứng cứ xác thực nào khác chứng minh các cáo buộc đối với phe đối lập Syria, Do đó, JIC kết luận, không có bất cứ khả năng thay thế hợp lý nào cho trách nhiệm mà chế độ Syria phải thừa nhận”, Ủy ban Tình báo Liên quân Anh nhấn mạnh.

Tổng thống Assad trong một tuyên bố hiếm hoi mạnh mẽ khẳng định, sẽ bảo vệ đất nước chống lại bất cứ cuộc xâm lược nào từ bên ngoài.

Nghị sĩ Mỹ cũng đòi biểu quyết về Syria

Vượt qua Đại Tây Dương, trả lời một cuộc phỏng vấn truyền hình, Tổng thống Obama nhấn mạnh, ông hoàn toàn tin rằng, chế độ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường. Đồng thời, ông chủ Nhà Trắng cũng đồng quan điểm với Anh cho rằng, khả năng phe đối lập mới là lực lượng đứng sau vụ tấn công là không thể xảy ra.

" Chúng tôi không tin, phe đối lập có thể thực hiện các vụ tấn công. Chúng tôi cho rằng, lực lượng phải chịu trách nhiệm không ai khác ngoài chính phủ Syria. Và nếu sự thật như vậy, lúc này, họ sẽ phải đối mặt với sự đáp trả quốc tế", ông chủ Nhà Trắng tuyên bố.

Tuy nhiên, Tổng thống Obama cũng thừa nhận, ông chưa đưa ra quyết định tấn công quân sự vào Syria. Hơn nữa, Tổng thống Obama cũng đang phải đối mặt với các áp lực trong nước, khi 160 thành viên Quốc hội trong đó có 63 nghị sĩ Đảng Dân chủ đã ký vào các thư kiến nghị để tổ chức cả biểu quyết lẫn các cuộc thảo luận đầy đủ trước khi chính phủ phát động bất cứ hành động nào.

Một trong những người ký tên vào thư kiến nghị, Nghị sĩ Đảng Dân chủ Barbara Lee đến từ California tuyên bố, ông Obama phải tìm kiếm “sự chấp thuận của Quốc hội” trước khi quyết định hành động quân sự.

Trong khi đó, hơn 90 nghị sĩ, trong đó, phần lớn thuộc Đảng Cộng hòa ký vào một thư kiến nghị khác cùng nội dung kêu gọi ông Obama “thảo luận và tìm kiếm sự ủy quyền” trước khi quyết định bất cứ hành động quân sự nào nhắm Syria. Quốc hội Mỹ hiện trong kỳ nghỉ hè thường niên cho tới ngày 9/9.

Obama "hết đường"... buộc can thiệp vào Syria?

(Kiến Thức) - Sau sự kiện vũ khí hóa học được sử dụng ở Syria làm chết hàng trăm người, Tổng thống Mỹ Barack Obama buộc phải can thiệp vào Syria, cựu cố vấn Bộ Ngoại giao Aaron David Miller nhấn mạnh.

Tổng thống Obama đang xem xét lựa chọn can thiệp quân sự vào Syria.
 Tổng thống Obama đang xem xét lựa chọn can thiệp quân sự vào Syria.
Cựu cố vấn về Trung Đông cho rằng, Tổng thống Barack Obama sẽ không muốn bị sa lầy vào một cuộc can thiệp quân sự ở Syria vì vẫn còn ám ảnh với các cuộc chiến tranh đắt đỏ và đầy đau thương, mất mát ở chiến trường Iraq và Afghanistan.

Tuy nhiên, ông Miller nhấn mạnh, vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria càng khiến ông Obama có ít lựa chọn về những hình thức can thiệp quân sự vào cuộc chiến Syria.

“Tổng thống ngày càng tiến tới gần hơn một điều mà ông dường như không muốn thực hiện, đó là bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh kéo dài ở Syria”, ông Miller tuyên bố.

Phương Tây đánh Syria vào cuối tuần này?

(Kiến Thức) - Phương Tây có thể đánh Syria trong vài ngày tới. Mỹ và đồng minh đã nói như vậy với phe nổi dậy  trong một cuộc họp ngày 26/7 ở Istanbul.

Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa Tomahawk.
Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa Tomahawk.
Thông báo trước cho phe đối lập Syria

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.