Chị N.T. P (Ninh Bình) chia sẻ, từ hồi học cấp ba, chị đã nung nấu ý định rời khỏi nhà, ước mơ lớn nhất khi đó của chị chính là đỗ vào một trường đại học tốt và có một công việc ổn định, ở xa bố mẹ.
Bạn trai chính là... sếp
Chị N.T.P tâm sự, gia đình chị ở nông thôn, bố là giáo viên, mẹ làm ăn buôn bán. Trong quá trình trưởng thành, chị thường xuyên chứng kiến cảnh mẹ trách mắng 2 bố con, ngày qua ngày, đủ thứ chuyện. Bố chị không chấp mẹ, khi bị mắng chỉ im lặng cho qua. Chị P. lúc đầu phản kháng sau đó cũng đành im lặng trong uất ức giống như bố. Thế nhưng, từ lúc đó, chị đã nung nấu ý định rời khỏi nhà, ước mơ lớn nhất khi đó của chị chính là đỗ vào một trường đại học tốt và có một công việc ổn định, ở xa bố mẹ.
Với động lực này, chị đã học tập rất chăm chỉ trong thời gian cấp ba và cuối cùng cũng được nhận vào một trường đại học lý tưởng. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị không vào nhà nước để làm việc mà vào một công ty tư nhân trong thành phố nơi chị rèn luyện để lấy kinh nghiệm. Chính ở công ty này, chị đã gặp và yêu anh.
Ảnh minh hoạ. |
Bạn trai chị P. là sếp của chị. Lúc gặp nhau, anh đã góa vợ được 6 năm. Khi đó, hai người không bao giờ nghĩ sẽ trở thành người yêu của nhau vì khoảng cách tuổi tác quá lớn. Chị P. mới 24 còn bạn trai đã 62 tuổi. Có điều, cái gọi là duyên phận, chẳng ai có thể nói rõ ràng được, cuối cùng hai người lại đến với nhau.
“Nguyên nhân chính khiến tôi bằng lòng chấp nhận mối quan hệ này là do bạn trai tôi là người vô cùng ấm áp. Anh không giống những chàng trai trẻ tuổi kiêu căng, nhiều tính toán, dù tôi có làm bất cứ điều gì, anh cũng bao dung, ủng hộ. Không chỉ thế, anh còn quan tâm, chăm sóc tôi cực kỳ chu đáo trong cuộc sống hàng ngày. Sự ấm áp suốt 24 năm qua tôi chưa từng nhận được cho tới khi gặp anh. Tất nhiên, việc tôi chấp nhận anh, yêu anh cũng bao gồm cả việc tôi ngưỡng mộ tài năng và sự nghiệp thành công của anh”, chị P. trải lòng.
“Tôi nên gọi chồng chị là anh hay con rể?”
Sau khi hoàn toàn chấp nhận mối quan hệ này, chị P. quyết định công khai tình cảm. Đương nhiên, chị không muốn thứ tình cảm hư ảo, chơi đùa mà muốn đi đến hôn nhân nên quyết định nhân dịp cuối năm giới thiệu người yêu với bố mẹ, định sau khi giới thiệu sẽ đưa anh về ra mắt chính thức.
“Dù đã chuẩn bị tâm lý trước rằng sẽ gặp những phản đối nhất định nhưng tôi không ngờ mẹ tôi lại phản ứng dữ dội như thế. Mẹ tôi mới ngoài 50 tuổi. Biết bạn trai hơn tôi 38 tuổi, bà cực lực phản đối mối quan hệ của chúng tôi. Mẹ tôi đay nghiến: ‘Chị thì hay rồi, lấy chồng hơn cả tuổi mẹ. Sau này, tôi nên gọi chồng chị là anh hay là con rể đây? Nếu biết chị làm mất mặt tôi thế này, thà rằng tôi không sinh ra chị còn hơn", chị P. kể.
Thậm chí, mẹ chị P. còn dọa, nếu chị quyết định kết hôn với bạn trai hiện tại, bà sẽ từ mặt chị. Trong hoàn cảnh hiện tại, chị thực sự rất chán nản, bối rối, mâu thuẫn về mối quan hệ với bạn trai.
“Trong đầu tôi trăn trở 3 vấn đề: Thứ nhất, nếu cố chấp kết hôn, một mối nhân duyên không có được sự ủng hộ, chúc phúc của cha mẹ liệu có hạnh phúc? Thứ hai, nếu lấy anh thì sớm muộn gì cũng phải đưa về quê ra mắt, lúc đó họ hàng, bạn bè bàn tán, chỉ trỏ, có thể tôi không chịu nổi những lời dị nghị ác ý. Thứ ba, khoảng cách giữa chúng tôi là 38 tuổi, một tình yêu như thế liệu có đáng tin không? Có bền lâu không?”, chị P. lo lắng.
Ảnh minh hoạ. |
Chênh lệch tuổi tác vợ chồng không nên quá 20 tuổi?
Chuyên gia tâm lý Vũ Thiện (ĐH Nam Định) cho biết, hầu như không bậc phụ huynh nào bằng lòng cho con cái mình lấy người quá già hoặc quá trẻ. Khoảng cách về tuổi tác quá lớn sẽ dẫn tới nhiều vấn đề về tâm sinh lý khác nhau, nảy sinh mâu thuẫn khó tránh và dễ tan vỡ.
Hơn thế nữa, nếu con gái lấy một ông chú quá già hoặc con trai lấy một cô vợ quá trẻ thì dễ dẫn tới lời đồn thổi không tốt trong họ hàng, làng xóm và xã hội.
Không phải người nào yêu nhau cũng có thể đến được với nhau. Có rất nhiều lý do khách quan và chủ quan khiến một mối tình kết thúc khi đang mặn nồng, thậm chí ngay trước thềm hôn nhân.
Trong đó, nhiều trường hợp là chia tay vì gia đình phản đối. Ai cũng mong muốn cuộc tình của mình nhận được sự ủng hộ của người thân nhưng khi không được chấp nhận thì nên tiếp tục hay buông tay?
Nhiều người quan niệm, khoảng cách tuổi tác chỉ là toán học cứng nhắc. Mỗi cá nhân tìm kiếm những điều khác nhau ở đối phương trong một mối quan hệ. Còn chuyện hợp và bền vững hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố như sự chững chạc, tính cách, biết chấp nhận và thoả thuận…Bên cạnh tình yêu, còn phải cân nhắc đến yếu tố khác như mối quan hệ giữa hai bên gia đình.
Yêu người lớn hơn cho phép bạn được làm một đứa trẻ để anh che chở, nhưng cũng khiến bạn trở nên chín chắn và độc lập hơn ngoài xã hội.
Người ta có thể tìm thấy tình yêu ở khoảng cách tuổi tác quá lớn, nhưng theo năm tháng rất khó để tình yêu tồn tại. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi tiến tới hôn nhân. Khi bạn đã có niềm tin vào tình yêu lệch tuổi, và trái tim bạn mách bảo, hãy tiến tới hôn nhân để không phải hối tiếc.