Hà Hồ lo lắng về vấn đề nổi mẩn đỏ trên làn da của bé Lisa. |
Nguyên nhân trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người
Hiện tượng dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người có mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo từng trường hợp. Thông thường trẻ hay có dấu hiệu dị ứng khó chịu ở vùng mặt, cổ, bẹn… kèm theo đó là những nốt mẩn ngứa li ti hoặc có kích thước lớn. Trẻ hay bị ngứa và có phản xạ gãi lên các vùng da bị tổn thương.
Các dấu hiệu nổi mề đay, mẩn ngứa thường làm cho bé cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc, lười ăn và lười bú. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị ứng, nổi mề đay như:
Trẻ mắc phải một số bệnh ngoài da như: mụn kê, chàm sữa, viêm da dị ứng, nổi mề đay, nấm da…
Trẻ mắc phải một số bệnh liên quan đến các cơ quan nội tạng: bệnh về gan, mật; nhiễm giun sán, đái tháo đường…
Tiếp xúc với tác nhân gây hại như: thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường, lông thú nuôi… Vì da bé lúc này rất nhạy cảm nên việc tiếp xúc với tác nhân gây hại rất dễ làm cho da bị tổn thương.
Việc sử dụng một vài loại thuốc điều trị, tiếp xúc với một số thực phẩm… có thể làm cho trẻ có các biểu hiện của dị ứng.
Trẻ bị nổi mẩn khắp người do nhiều nguyên nhân. |
Cha mẹ nên làm khi trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người?
Do da của bé rất nhạy cảm và hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên hiện tượng trẻ bị dị ứng nổi mẩn đỏ khắp người cũng không quá đáng lo ngại. Bạn nên áp dụng một vài lời khuyên của chúng tôi như sau:
- Cách ly trẻ ra khỏi các tác nhân có thể gây ngứa
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng như lông thú nuôi, áo lông, thảm trải sàn… Khi cho trẻ ra ngoài cần phải che chắn đầy đủ, không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa cũng như sự thay đổi của thời tiết từ bên ngoài.
- Vệ sinh cho trẻ đúng cách
Việc vệ sinh cho bé tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Chúng ta nên chú ý một vài điều như sau:
Dùng loại xà phòng tắm dành riêng cho trẻ, không nên cho trẻ dùng xà phòng của người lớn. Da của bé rất nhạy cảm, đặc biệt khi bị dị ứng. Nồng độ pH trong xà phòng không phù hợp có thể làm cho da bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Dùng nước ấm để vệ sinh da, không nên dùng nước quá nóng có thể làm cho da bị tổn thương.
Sau khi tắm dùng kem cung cấp độ ẩm để khóa ẩm, bôi lên khắp cơ thể. Nhất là những khu vực dễ xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như mặt, kẽ ngón tay và kẽ ngón chân.
Sau khi tắm cho trẻ mặt quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tốt nhất là làm từ lụa, cotton không gây kích ứng cho da và dễ thấm hút mồ hôi.
- Xây dựng chế độ ăn uống thật khoa học cho trẻ
Trong thời kỳ này, chế độ ăn uống rất quan trọng, không chỉ giúp duy trì hoạt động mà còn hỗ trợ điều trị bệnh, giúp tăng sức đề kháng. Mẹ nên chú ý vài điều như sau:
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để việc tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn.
Hạn chế ăn thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn… dễ làm cơ thể tích nước và natri.
Hạn chế dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng: hải sản, đậu phộng,…
Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Trường hợp bé đang trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ nên chú ý chế độ ăn của mẹ để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bé. Vì hầu như giai đoạn này, thức ăn mà mẹ sử dụng hàng ngày có liên quan đến lượng sữa mà bé hấp thụ.
Mời độc giả xem video "Đồ chơi trẻ em: Khi độc hại thay thế niềm vui". Nguồn: VTV TSTC.