Con đường nào của Việt Nam đã hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn?

Con đường "đau khổ" nhất Việt Nam đã phải hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn và 80 triệu lít chất độc hóa học.

Đường Trường Sơn đã hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn

Con đường Trường Sơn hay còn có tên gọi khác là đường mòn Hồ Chí Minh ra đời trong bối cảnh đất nước bị chia cắt sau Hiệp định Geneva năm 1954. Liên lạc giữa hai miền Nam - Bắc qua tuyến Tây Quảng Trị lúc đó không đủ đáp ứng nhu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam. Trước tình hình cấp bách, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 vào tháng 1/1959 đã xác định nhiệm vụ mở tuyến chi viện chiến lược cho miền Nam nhằm thống nhất đất nước.

Con duong nao cua Viet Nam da hung chiu 4 trieu tan bom dan?

Cho tới tháng 5/1959, đoàn công tác quân sự đặc biệt mang phiên hiệu Đoàn 559 được thành lập, đánh dấu khởi đầu của tuyến chi viện huyền thoại mang tên Trường Sơn. Thương tá Võ Bẩm được giao trọng trách mở đường, từ đó những lối mòn trong rừng bắt đầu được mở rộng. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, tuyến đường bị gián đoạn do sự tấn công của Mỹ.

Cho tới năm 1961, tuyến đường chi viện đã được khai thông dài 100km từ Đường 9 Quảng Trị đến Mường Phalan, Lào. Con đường rộng để cho xe có thể di chuyển, mạng lưới di chuyển ngày càng được mở rộng. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, hệ thống đường Trường Sơn ngày càng được mở rộng. Thế nhưng đây cũng là con đường lịch sử, đau khổ nhất Việt Nam khi hứng chịu nhiều đợt tấn công từ quân địch.

Con duong nao cua Viet Nam da hung chiu 4 trieu tan bom dan?-Hinh-2

Gần 4 triệu tấn bom mìn, gấp đôi tổng lượng bom trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã được ném xuống Trường Sơn nhằm phá hủy mạch giao thông của quân ta. Từ năm 1968 đến 1972, mỗi ngày có 22 - 30 vụ B-52 oanh tạc trên dãy Trường Sơn, khiến “rừng không còn lá, núi đá thành đất bùn.”

Con duong nao cua Viet Nam da hung chiu 4 trieu tan bom dan?-Hinh-3

Tháng 2/1971, trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, quân đội Việt Nam Cộng hòa với sự hỗ trợ của 6.000 lính Mỹ cùng gần 2.000 xe tăng, pháo binh, máy bay đã tấn công Hạ Lào nhằm cắt đứt tuyến tiếp vận từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, nỗ lực này không thể làm tê liệt tuyến đường huyết mạch.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã thừa nhận: “Không cách nào ngăn chặn dòng người và vật tư từ miền Bắc vào miền Nam”.

Dù bị tấn công liên tục thế nhưng đoàn người quân ta vẫn kiên cường vượt qua khó khăn và biển lửa để tiến vào miền Nam giải phóng đất nước. Những người lính vẫn lái xe vận tải vượt qua bom đạn và không quan tâm tới mạng sống của mình, sự khốc liệt của chiến tranh in đậm trong tâm trí của những người đã từng tham gia bảo vệ đất nước.

Ảnh hiếm về nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam

Những hình ảnh về Thiếu tướng Nguyễn Thị Định - nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam được rút ra từ bộ sưu tập tư liệu ảnh quý hiếm của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Anh hiem ve nu tuong dau tien cua Quan doi nhan dan Viet Nam

Chân dung bà Nguyễn Thị Định thời trẻ.

Anh hiem ve nu tuong dau tien cua Quan doi nhan dan Viet Nam-Hinh-2

Bà Nguyễn Thị Định, Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội trưởng Hội LHPN giải phóng miền Nam với chiến sĩ nghỉ giải lao trên đường hành quân.

MiG-21 Việt Nam phóng 1 tên lửa, hàng loạt sĩ quan Mỹ mất ghế!

Người đầu tiên của Việt Nam (và cả thế giới) bắn trúng Pháo đài bay B-52 là phi công Vũ Đình Rạng, nhưng chiến công này phải mất tới 47 năm mới được làm sáng tỏ.

MiG-21 Viet Nam phong 1 ten lua, hang loat si quan My mat ghe!

Kể từ khi tung hoành trên các chiến trường khắp nơi trên thế giới đến nay, máy bay ném bom chiến lược B-52, được Không quân Mỹ mệnh danh là "Pháo đài bay", chỉ bị bắn hạ ở Việt Nam mà thôi. Trong số 3 chiếc B-52 rơi vì trúng tên lửa của MiG-21, thì chiếc đầu tiên bị bắn hôm 20/11/1971 được phía Mỹ giấu kín.          

Đọc nhiều nhất

Tin mới