Cổ vật Trung Quốc gần 3.000 năm bán đấu giá 27 triệu USD

Một nhà sưu tầm đồ cổ giấu tên đã mua Đĩa cổ Hề Giáp Bàn từ thời Tây Chu khoảng 1.000 năm trước công nguyên với giá 27,3 triệu USD hồi cuối tuần qua.

Theo South China Morning Post, cuộc đấu giá được cơ quan đấu giá Xiling Yinshe tổ chức tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, hôm 15/7. Người thắng cuộc cho biết ông tham gia thay mặt cho một nhà sưu tầm khác.
Đĩa cổ Hề Giáp Bàn với chất liệu bằng đồng được chế tác vào năm 823 trước Công nguyên dưới thời Tây Chu (1046 - 771 trước Công nguyên). Chiếc đĩa cao 11,7 cm, rộng 47 cm với tay cầm ở hai bên. Trên lòng đĩa có khắc 133 ký tự lưu lại thông tin lịch sử quý giá về nhà Tây Chu.
Theo China Daily, đây là cổ vật bằng đồng lâu đời nhất được phát hiện cho tới nay tại Trung Quốc.
Co vat Trung Quoc gan 3.000 nam ban dau gia 27 trieu USD
Đĩa cổ Hề Giáp Bàn. Ảnh: China Daily. 
Hề Giáp Bàn được đặt theo tên của Doãn Cát Phủ, quốc công nước Doãn, một chư hầu của nhà Tây Chu. Doãn Cát Phủ cũng là người sưu tầm chính của Kinh Thi, bộ sưu tầm thơ đầu tiên của Trung Quốc.
Chiếc đĩa cổ được khai quật dưới thời nhà Tống (960 - 1279) và trở thành bảo vật hoàng gia dưới thời Nam Tống (1127 - 1279). Hề Giáp Bàn bị thất lạc dưới thời nhà Thanh, nhưng sau đó đã được tìm lại.
Các nhà sử học đánh giá Hề Giáp Bàn có giá trị ngang với Mao Công Đỉnh, một bảo vật quốc gia bằng đồng với chữ khắc dài nhất thế giới. Với giá 27,3 triệu USD, Hề Giáp Bàn là một trong các cổ vật được bán đấu giá cao nhất tại Trung Quốc. Trước đó, bộ tranh "Ngũ vương túy quy" đã được bán với giá 44 triệu USD cuối năm 2016.

Kinh ngạc ngắm những món đồ cổ độc nhất vô nhị

Gần 30 năm đi sưu tầm, tìm kiếm, đến nay kho cổ vật của nhà sưu tầm Đinh Công Tường đã lên đến hàng chục nghìn món với giá trị vô giá.

Đầu tháng 12 vừa qua, trong chuyến đi miền Tây, Đinh Công Tương bất ngờ phát hiện được một số cổ vật vô cùng quý hiếm, có giá trị văn hóa từ hàng trăm đến hàng nghìn năm lưu lạc ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Kho cổ vật triệu đô của anh nông dân Tây Nguyên

Vì niềm đam mê với cổ vật mà gần 15 năm qua, anh Nguyễn Văn Hưng miệt mài lăn lộn khắp các buôn làng Tây Nguyên, săn tìm những món cổ vật vô giá “độc, dị, lạ” về nhà. 

Vào nhà hễ đá chân là đụng đồ cổ

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.