Cố tình giữ sổ BHXH không trả cho nhân viên, bị phạt 150 triệu

Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền tới 150 triệu đồng nếu không trả sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động khi người lao động nghỉ việc.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được đề cập tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành vào ngày 1/3/2020. Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 15/4/2020.

Nghị định số 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH), đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã đưa ra quy định cụ thể về mức phạt đối với cá nhân, tổ chức không trả sổ BHXH cho người lao động.

Co tinh giu so BHXH khong tra cho nhan vien, bi phat 150 trieu

Doanh nghiệp không trả sổ BHXH có thể bị phạt 150 triệu đồng.

Cụ thể, khoản 4 Điều 40 Nghị định 28 nêu rõ: phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng.

- Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội.

- Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa.

- Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm trên là mức phạt đối với cá nhân. Còn theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 28 lại nêu, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 

Như vậy, với các hành vi vi phạm nêu trên, doanh nghiệp có thể sẽ bị phạt tiền tới 150 triệu đồng.

Cuộc sống trên thuyền của người lao động nhập cư tại Hà Nội

Bắt đầu xuất hiện từ năm 1992, con thuyền neo đậu ven bờ sông Hồng cuối đoạn Hàm Tử Quan, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là nơi ở của hàng trăm người lao động nhập cư. 

Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi
 Do muốn giúp đỡ những người cùng quê từ Ba Vì lên Hà Nội kiếm sống nên vợ chồng ông Nguyễn Tài Thủy (53 tuổi) và bà Nguyễn Thị Thắm (51 tuổi) đã bỏ tiền mua một chiếc thuyền lớn rồi cho mọi người lao động nhập cư đến thuê trọ, sống chung cùng nhau. Thuyền có 2 tầng với sức chứa trung bình khoảng 50 – 70 người. Tiền thuê trọ ở đây chỉ có 10.000đ/người/ngày kèm nước sạch.
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-2
Chị Lê Thị Ngân (27 tuổi – con dâu của chủ thuyền – giữa ảnh), người hiện đang trông coi thuyền chia sẻ: “Mọi người đều là người cùng quê lên đây kiếm sống, lại là dân lao động chân tay như nhau làm gì có nhiều tiền mà thuê trọ trên bờ. Điều kiện sống thế này mà mình lại lấy đắt thì họ biết đi đâu ở.” 
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-3
Thuyền có hai tầng với một nơi sinh hoạt chung của những người lao động nhập cư nằm ở cuối thuyền. Bình thường trên thuyền có khoảng 40 – 50 người, những lúc đông nhất có thể lên tới 60 – 70 người cùng sống trên thuyền. 
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-4
Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ vài ki-lô-mét nhưng cuộc sống của những người thuê trọ trên thuyền suốt hơn 20 không hề có ánh đèn điện. Mãi cho tới 3 năm trở lại đây, người trên thuyền mới bảo nhau mua các bình ắc quy để dùng. 
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-5
Không điện, đồng nghĩa với nhiều khó khăn đi kèm trong sinh hoạt hàng ngày. Ban ngày, mọi người tản ra đi làm hết, đến buổi tối thì không đèn điện chiếu sáng, phải nhờ đến ánh đèn phát ra từ điện thoại, đèn pin, hay ánh trăng bên ngoài chiếu xuống, thậm chí là phải mò mẫm trong đêm. 
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-6
Chỗ ở, và đồ đạc trong sinh hoạt hàng ngày cũng được tinh giản hết sức. Mọi người sống trên thuyền đều là người lao động chân tay giống nhau như bán hàng rong, buôn bán dạo. 
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-7
Cuộc sống của người lao động nhập cư tại Hà Nội khá khó khăn.
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-8
 3h sáng, khi cả thành phố còn đang say giấc thì đó cũng là lúc công việc của họ bắt đầu. Sau khi mua rau, củ, quả ở chợ Long Biên họ sẽ đi bán rong khắp các phố đến đầu giờ chiều hoặc khi hết hàng mới về.
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-9

Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-10
Hàng chục người chung sống với nhau, giường kề giường, nằm san sát nhau chứ không có không gian riêng. . 
Cuoc song tren thuyen cua nguoi lao dong nhap cu tai Ha Noi-Hinh-11
 

2/9: Người lao động nghỉ mấy ngày, lương được tính như thế nào?

Vào dịp lễ Quốc Khánh 2/9, số ngày nghỉ và lương của người lao động được tính như thế nào?

Theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động có thể được hưởng hơn 400% lương ngày bình thường nếu đi làm vào ngày lễ 2/9.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.