'Cò' thổi giá nhà đất, mức phạt không thấm vào đâu

Môi giới bất động sản thổi giá, tạo sốt ảo, gây bất lợi cho người mua nhà nhưng hiện nay chế tài xử phạt vẫn quá nhẹ.

'Cò' thổi giá nhà đất, mức phạt không thấm vào đâu
Theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản (BĐS) Việt Nam, lực lượng tham gia hành nghề môi giới bất động sản của Việt Nam có khoảng 300.000 người, trong đó chỉ 27.000 người có chứng chỉ hành nghề theo luật cũ; 8.000 người đã có chứng chỉ hành nghề theo luật mới. Số còn lại khoảng 265.000 chưa có chứng chỉ hành nghề.
Từ đầu năm 2019, tại Hà Nội, sau thông tin huyện lên thành quận, giá đất tại các huyện vùng ven như Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức được các môi giới thổi lên tăng chóng mặt. Mức tăng giá trung bình ghi nhận dao động 30%, thậm chí có những khu đất ở vị trí đẹp, giá tăng gấp đôi chỉ sau chưa đầy 3 tháng.
Cơn sốt này không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM mà còn lan ra các tỉnh như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc (Kiên Giang)… khiến nhiều nhà đầu tư lao vào cuộc buôn đất, đẩy giá đất ở các khu vực này tăng 20 - 30%. Cá biệt, đất ở Đà Nẵng tăng tới 50 - 60%.
'Co' thoi gia nha dat, muc phat khong tham vao dau
Mức phạt môi giới thổi giá quá nhẹ. 
Chiêu thức được các môi giới không chuyên và "cò đất" thường hay sử dụng là mua gom đất tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết, sau đó sang tay nhau trong nhóm, hoặc sang tay cho khách hàng nào chưa nắm được thông tin với giá rất cao so với lúc mua để tạo mặt bằng giá mới.
Để lôi kéo được các nhà đầu tư khác, nhóm môi giới này tung ra thị trường những thông tin như quy hoạch thành quận, quy hoạch trung tâm văn hóa, hành chính kinh tế của tỉnh, quy hoạch thành khu kinh tế đặc biệt… để lôi kéo các nhà đầu tư thứ cấp.
Như vậy, nhà đầu tư đến sau phải trả giá cao hơn nhà đầu tư đến trước, tâm lý đầu tư theo đám đông đã kéo theo một hệ luỵ là nhóm khách hàng ban đầu sẽ thoát hàng, còn người mua sau ngậm trái đắng.
Ông Trần Minh Hoàng - Phó Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARs), cho rằng những môi giới không chuyên này một mặt vì cá nhân, mặt khác họ thoả hiệp và tiếp tay cho các chủ đầu tư, nhà đầu tư không tuân thủ quy định pháp luật làm ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường và quyền lợi người tiêu dùng. Chính điều này khiến thị trường thiếu bền vững, thiếu niềm tin từ khách hàng và dễ dẫn đến đổ vỡ.
Ông Nguyễn Mạnh Hà - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), cho rằng vấn đề nóng cần xử lý hiện nay là đạo đức của người làm môi giới BĐS. Môi giới BĐS lệch chuẩn đạo đức là nguyên nhân chính tạo nên các cơn sốt đất, giá ảo và bong bóng BĐS. Lực lượng này cũng sẽ khiến thị trường không minh bạch, mang đến nhiều rủi ro cho khách hàng.
Hiện nay mức xử phạt đối với các hành vi cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không chính xác hồ sơ, thông tin về bất động sản mà mình môi giới còn khá nhẹ, chỉ từ 10 triệu đến 50 triệu đồng.
Ông Trần Minh Hoàng chia sẻ, giá trị một thương vụ môi giới BĐS tầm 5 - 10 tỷ đồng, nếu so với chế tài xử phạt được quy định tại Nghị định 139 là 10 - 50 triệu đồng rõ ràng chưa bảo đảm tính răn đe.
Hơn nữa, chưa có một trường hợp môi giới nào bị xử lý về vi phạm đạo đức, ứng xử nghề nghiệp và khó có thể xác định chính xác ai là người tung tin, thổi giá, đẩy giá lên, nên thời gian tới vẫn có thể tiếp diễn tình trạng này.
"Do vậy, khách hàng cần cẩn trọng trước các thông tin sốt đất tại các vùng ven đô, vùng trong quy hoạch và tìm hiểu thật kỹ các thông tin từ chính quyền địa phương", ông Hoàng khuyên.

Vì sao người Trung Quốc thích mua bất động sản Việt Nam?

Bất động sản Việt Nam đang trở thành "kho báu" mới của người Trung Quốc vì... rẻ.

Vì sao người Trung Quốc thích mua bất động sản Việt Nam?
Giá bất động sản cao cấp ở trung tâm TP.HCM dao động từ 3.000 USD đến 6.000 USD m2, bằng một nửa so với mức 7.000 USD-9.000 USD/m2 bất động sản cùng phân khúc ở Bangkok (Thái Lan) và chưa đến 10% so với giá nhà ở Hồng Kông.
Một bài viết đăng trên tờ South China Morning Post (SCMP) ngày 22/5 dẫn số liệu của CBRE Việt Nam cho thấy, người mua đến từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Hồng Kông năm 2017 chiếm 25% tổng số giao dịch bất động sản Việt Nam được mua bởi người mua nước ngoài, tăng so với mức 21% trong năm 2016.

Hàng loạt bất động sản “khủng” ở TPHCM bị bán đấu giá

(Kiến Thức) - Nhiều bất động sản ở khu trung tâm TP HCM bị các ngân hàng Agribank, Sacombank, PVcomBank... đồng loạt rao bán đấu giá hàng trăm tỷ đồng để xử lý nợ xấu. 

Hàng loạt bất động sản “khủng” ở TPHCM bị bán đấu giá
Mới đây, Công ty TNHH quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC) thông báo sẽ tổ chức bán đấu giá 9 quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại các địa chỉ số 228, 228D và 230/4 Pasteur với giá khởi điểm là 346,3 tỷ đồng nhằm xử lý nợ xấu.
Những bất động sản được đấu giá đợt này là tài sản thế chấp của Công ty TNHH phát triển địa ốc Hoàng Phố. Trước đó, công ty này đã dùng những tài sản trên để bảo đảm cho khoản vay tại Agribank - Chi nhánh trung tâm Sài Gòn. Các tài sản bảo đảm này đã đượcCông ty TNHH phát triển địa ốc Hoàng Phố bàn giao cho Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn, các bên đã thống nhất đấu giá để thu nợ khoản vaytheo quy định.

Sốc nặng công ty bất động sản quảng cáo trên lưng người mẫu ngực trần

(Kiến Thức) - Chiến dịch quảng cáo căn hộ trên lưng người mẫu ngực trần của một công ty bất động sản ở Quảng Tây (Trung Quốc) đạt hiệu quả cao nhưng ngay lập tức bị cơ quan chức năng đóng cửa.

Sốc nặng công ty bất động sản quảng cáo trên lưng người mẫu ngực trần
Theo nguồn tin trên Shanghaiist, mới đây, một công ty bất động sản ở thành phố Nam Ninh, (Quảng Tây, Trung Quốc) thuê một loạt các cô gái bán khỏa thân để quảng cáo nhằm tăng doanh thu bán hàng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.