Cổ phiếu Eximbank giảm sau lùm xùm bốc hơi 240 tỉ của khách

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu của ngân hàng Eximbank giảm nhẹ sau thông tin bị khách hàng khiếu nại vì làm mất 215 tỉ đồng và 3 lượng vàng.

Nhóm ngân hàng giảm điểm, chỉ số VN-Index không kịp đáp mốc 1.160 điểm - Ảnh: Duyên Phan
Nhóm ngân hàng giảm điểm, chỉ số VN-Index không kịp đáp mốc 1.160 điểm - Ảnh: Duyên Phan 
Cụ thể, mã EIB của ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã giảm đi 300 đồng xuống còn 14.700 đồng một cổ phiếu.
Eximbank hiện tại đang đối diện với ba vụ khiếu nại của khách hàng gồm bốc hơi 245 tỉ ở TP.HCM, mất 50 tỉ tại Nghệ An và 3 lượng vàng tại Hà Nội, trong đó người mất vàng đề nghị thanh tra ngân hàng vào cuộc.
Bên cạnh Eximbank, các cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng đã có một phiên giảm điểm mạnh và dòng tiền dần dịch chuyển qua nhóm mã tiêu dùng và bất động sản.
Đối với nhóm ngân hàng, mã BID của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển giảm 1.100 đồng xuống còn 41.700 đồng một cổ phiếu còn mã MBB của ngân hàng Quân đội giảm 100 đồng xuống còn 35.900 đồng một cổ phiếu.
Mã VCB của ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giảm 400 đồng xuống còn 74.300 đồng một cổ phiếu.
Trên sàn Hà Nội, mã SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội giảm 300 đồng xuống còn 13.500 đồng một cổ phiếu.
Sự sụt giảm của nhóm ngân hàng đã khiến cho thị trường mặc dù đã tiến mạnh mẽ trong phiên sáng nhưng cuối cùng lại quay đầu và đánh rơi mốc 1.160 điểm vào phiên chiều.
Áp lực chốt lời cao khi các mã lớn tăng giá quá nóng, tuy nhiên những mã trụ khác đã giúp thị trường không bị tụt sâu.
Đối với nhóm bất động sản, mã CTD của CTCP Xây dựng Coteccons tăng 100 đồng lên 161.600 đồng một cổ phiếu.
Mã DXG của Địa ốc Đất xanh tăng 2.500 đồng để vụt lên giá trần là 38.400 đồng một cổ phiếu trong khi mã NVL của Novaland tăng 5.400 đồng lên 84.300 đồng một cổ phiếu.
Mã VIC thuộc Tập đoàn Vingroup của tỉ phú Phạm Nhật Vượng tăng đến 4.700 đồng lên 104.400 đồng một cổ phiếu.
Một mã khác là VRE của Vincom Retail cũng của ông Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm 800 đồng lên 53.000 đồng một cổ phiếu.
Trong các phiên trước, hai mã cổ phiếu tỉ phú này được khối ngoại săn đón khi mua vào hàng triệu cổ phiếu một phiên. Tuy nhiên, hiện lực cầu từ khối ngoại đã giảm bớt ở hai mã này.
Trong khi đó, thông tin về việc Mỹ tăng thuế chống bán phá giá với mặt hàng cá tra của Việt Nam cũng làm cho thị trường dao động khiến cho các cổ phiếu thủy sản chững lại sau một thời gian tăng trưởng vừa qua.
Mã VHC của Vĩnh Hoàn, một công ty xuất khẩu cá tra vào Mỹ khá nhiều, đã giảm 700 đồng xuống còn 55.500 đồng một cổ phiếu.
Trong khi đó mã ANV của CTCP Nam Việt cũng như MPC của CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú đã đi ngang với mức giá là 20.550 đồng và 101.900 đồng một cổ phiếu.
Theo giới đầu tư, thị trường Việt Nam đang trong xu hướng tiến lên thế nên trong bối cảnh thị trường thế giới không có thông tin gì đáng chú ý trong phiên cuối tuần, các chỉ số của chứng khoán Việt Nam đã tăng nhanh trong phiên đầu sáng.
Thế nhưng, việc tập trung của dòng tiền quá mạnh vào nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán đã vô tình khiến các nhóm này trở nên quá nóng.
Từ đó, tâm lý chốt lời của nhà đầu tư xuất hiện khiến cho việc bán ra mạnh vào phiên chiều, và thị trường sụt giảm nhẹ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19-3, chỉ số VN Index đã tăng 9,03 điểm (0,79%) lên 1.159,22 điểm.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đã tăng 1.00 điểm (0,75%) lên 134,1 điểm. Chỉ số Upcom-Index giảm 0,69 điểm (1,12%) xuống còn 61,11 điểm.
Trên ba sàn, tổng cộng có 317 mã tăng giá và 332 mã giảm giá. Giá trị giao dịch đạt khoảng 9.800 tỉ đồng.

“Sếp” Ngân hàng Eximbank cuỗm tiền tỷ của khách: Không phải lần đầu!

(Kiến Thức) - Dư luận đang quan tâm đến vụ việc Phó giám đốc Eximbank cuỗm hàng trăm tỉ đồng của khách rồi bỏ trốn. Đây không phải lần đầu cán bộ Ngân hàng Eximbank lừa tiền khách. Kiến Thức điểm danh lại những vụ "phốt" gây bức xúc của Eximbank.

1. Phó giám đốc Eximbank cuỗm 245 tỉ đồng của khách rồi bỏ trốn
Theo khách hàng Chu Thị Bình, bà là khách hàng thân thiết của Eximbank. Từ năm 2007, bà Bình cùng nhiều thành viên đều mở sổ tiết kiệm tại Eximbank chi nhánh TP.HCM với giá trị sổ từ vài tỷ đến hàng trăm tỷ đồng. Bà Bình gửi tiền tiết kiệm 12 tháng, lãi tất toán cộng tiền gốc gửi tiếp vào năm sau.

Trách nhiệm trả 245 tỷ cho khách của Eximbank sẽ thế nào?

(Kiến Thức) - Theo Luật sư Đặng Văn Cường, trong vụ khách hàng mất 245 tỷ ở Eximbank, trách nhiệm trả tiền cho khách của Eximbank không phụ thuộc vào việc có bắt được ông Lê Nguyễn Hưng hay không.

Liên quan đến vụ ông Lê Nguyễn Hưng, nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) Chi nhánh TP HCM, lợi dụng khách hàng ủy quyền giao dịch tiền gửi đã rút hàng trăm tỉ đồng rồi bỏ trốn sang Mỹ, dự luận đang đặt câu hỏi về trách nhiệm bồi thường 245 tỉ của Ngân hàng Eximbank đối với khách hàng Chu Thị Bình như thế nào trong trường hợp bắt được hoặc không bắt được ông Hưng?

Để giải đáp vấn đề băn khoăn của dư luận nêu trên, Kiến Thức đã liên hệ với Ths. Ls Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

Trao đổi với Kiến Thức, ông Cường bày tỏ quan điểm: “Trong vụ án này, tội danh được áp dụng với ông Hưng và xác định quyền sở hữu số tiền đó là của Ngân hàng Eximbank hay của bà Bình sẽ là câu chuyện gây tranh cãi giữa bà Bình với Ngân hàng, bởi những nội dung này là mấu chốt để xác định nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ trả tiền cho bà Bình) trong vụ án hình sự này.

Vì thế, việc bắt được ông Hưng hay không chưa phải là vấn đề mấu chốt để xác định bà Bình có lấy được lại số tiền trên hay không. Mấu chốt ở chỗ xác định số tiền 245 tỉ đồng trên thuộc quyền quản lý, sử dụng, định đoạt (quyền sở hữu) của Ngân hàng hay của bà Bình? Giao dịch tiền gửi, gửi tiết kiệm của bà Bình tại Ngân hàng là hợp đồng gửi giữ hay hợp đồng vay tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành? Từ đó mới xác định được nghĩa vụ trả tiền cho bà Bình là của Ngân hàng hay của ông Hưng”.

Luật sư Đặng Văn Cường phân tích: Ở trường hợp thứ nhất, nếu ông Hưng bị kết tội tham ô tài sản hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì người bị hại sẽ được xác định là Ngân hàng, bà Bình chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Khi đó, nghĩa vụ dân sự được xác định trong vụ án này là ông Hưng phải trả lại tiền cho ngân hàng, đồng thời Ngân hàng trả tiền cho bà Bình.

Do đó, việc ngân hàng trả tiền cho bà Bình không phụ thuộc vào việc ông Hưng có trả được tiền cho ngân hàng hay không, có bắt được ông Hưng hay không. Nếu vụ việc kết thúc như vậy thì sẽ đảm bảo quyền lợi cho bà Bình cũng như những khách hàng gặp rủi ro trong các giao dịch với Ngân hàng, đồng thời thể hiện trách nhiệm của Ngân hàng trước khách hàng và cộng đồng xã hội, nâng cao niềm tin của người dân trong các quan hệ tín dụng.

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ.
 Ảnh minh họa: Tuổi trẻ.

Còn ở trường hợp thứ 2, nếu ông Hưng bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời bà Bình được xác định là người bị hại (người bị ông Hưng lừa gạt để chiếm đoạt tài sản) thì nghĩa vụ trả tiền cho bà Bình là nghĩa vụ của ông Hưng, nếu không bắt được ông Hưng hoặc ông Hưng không còn tài sản thì bà Bình không còn cơ hội lấy lại số tiền đó. Chính vì vậy, vụ việc này cần phải điều tra cẩn trọng, cần phải công tâm, khách quan, đánh giá vấn đề có lý luận để quyết định đúng đắn về tội danh và nghĩa vụ dân sự trong vụ án này.

Theo luật sư Cường , trong những vụ việc xâm phạm quyền sở hữu như thế này thì trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự sẽ được đồng thời đặt ra. Trong đó, căn cứ vào hành vi, động cơ, mục đích, lỗi, hậu quả... căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, căn cứ về lý luận cấu thành tội phạm để xác định tội danh đối với người đã chiếm đoạt số tiền nêu trên. Xác định tội danh trong vụ án này cũng cần căn cứ vào chủ thể nào là người đang sở hữu số tiền bị chiếm đoạt (245 tỷ đồng).

Nếu xác định hợp đồng giữa bà Bình và Ngân hàng (gửi tiết kiệm, huy động tiền gửi) là hợp đồng vay tài sản thì ngân hàng được toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt số tiền đó trong thời gian vay.

Nếu gặp rủi ro về sở hữu số tiền trong thời gian hợp đồng huy động tiền gửi có hiệu lực pháp luật thì ngân hàng sẽ chịu thiệt.

Còn nếu xác định hợp đồng giữa bà Bình với ngân hàng là hợp đồng gửi giữ tài sản thì bà Bình vẫn có quyền yêu cầu ngân hàng chịu rủi ro bởi theo quy định của bộ luật dân sự hiện hành thì người trông giữ tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị mất mát.

Hành vi làm giả hợp đồng ủy quyền của bà Bình để rút tiền từ ngân hàng trên là hành vi gian dối của ông Hưng, người bị gian dối, qua mặt để chuyển tiền từ tài khoản của bà Bình sang cho người khác hoặc để rút tiền ra khỏi hệ thống là ngân hàng chứ không phải là bà Bình. Ngân hàng bị ông Hưng lừa, tưởng văn bản đó là của bà Bình tự nguyện lập nên mới thực hiện lệnh chuyển tiền... Vì vậy, trong trường hợp này bà Bình có thể căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản... để xác định nghĩa vụ chịu rủi ro thuộc về ngân hàng, từ đó đòi tiền từ ngân hàng chứ không cần phải đợi công an bắt được ông Hưng.

Trong quan hệ tín dụng (huy động tiền gửi, gửi tiết kiệm) thì ngân hàng có toàn quyền sử dụng tài sản tiền gửi trong thời gian vay và phải trả gốc và lãi suất khi hết thời hạn vay hoặc khi tất toán hợp đồng (thể hiện của hợp đồng là Sổ tiết kiệm). Đây là những dấu hiệu đặc thù của hợp đồng vay tài sản theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 về Hợp đồng vay tài sản. Cụ thể: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Ngoài ra, Điều 464 Bộ luật dân sự cũng quy định: " Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.", Như vậy, nếu tài sản là tiền vay đó bị mất trong thời gian thực hiện hợp đồng vay (thời gian gửi tiết kiệm) thì rủi ro sẽ thuộc về bên vay (ngân hàng), chứ không phụ thuộc vào bên cho vay (bà Bình).

Như vậy, kể cả không kết tội ông Hưng về tội tham ô tài sản hay tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà chi kết tội ông Hưng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người bị lừa ở đây, bị "qua mặt" để rút tiền khỏi hệ thống ở đây là ngân hàng, khi tiền chưa được rút ra khỏi hệ thống thì đó là tiền của ngân hàng theo quy định tại Điều 464 BLDS năm 2015. Vì vậy rủi ro trong việc mất tiền trên thuộc về ngân hàng, bà Bình có quyền đòi tiền ngân hàng và yêu cầu ngân hàng phải chịu rủi ro đối với số tiền đó.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.