Cổ phiếu biến động cực mạnh trước khi CEO Sông Hồng bị bắt

Trước khi bị bắt, ông Lã Tuấn Hưng đã kịp thoái hết 2,58 triệu cổ phiếu SHG, tương ứng 9,56% vốn hồi tháng 8/2023.

Ngày 9/1, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam và khám xét đối với ông Lã Tuấn Hưng, Tổng Giám đốc Tổng CTCP Sông Hồng (UPCoM: SHG) về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo Bộ Công an, hành vi phạm tội của ông Lã Tuấn Hưng liên quan đến vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, CTCP Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các đơn vị liên quan.
Được biết, ông Lã Tuấn Hưng tham gia vào HĐQT SHG từ tháng 7/2016. Tuy nhiên, ông Lã Tuấn Hưng đã được HĐQT SHG thông qua việc miễn nhiệm chức Tổng giám đốc từ ngày 29/12/2023 với lý do xin nghỉ phép dài hạn. Thay vào đó, SHG bầu ông Phan Việt Anh (Uỷ viên HĐQT) giữ Quyền Tổng giám đốc.
Trước khi bị bắt, ông Lã Tuấn Hưng đã kịp thoái hết 2,58 triệu cổ phiếu SHG, tương ứng 9,56% vốn hồi tháng 8/2023.
Tai chinh bet bat, co phieu bien dong cuc manh truoc khi CEO Song Hong bi bat
 Ông Lã Tuấn Hưng
Tổng CTCP Sông Hồng tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì, được thành lập từ năm 1958, có 100% vốn Nhà nước do Bộ Xây dựng quản lý. Doanh nghiệp này được cổ phần hóa từ năm 2010, vốn điều lệ 270 tỷ đồng, trong đó Bộ Xây dựng nắm giữ 51%.
Tuy nhiên, hiện tại SHG đang có biến động cổ đông lớn khi Bộ Xây dựng vừa bán đấu giá 13,24 triệu cổ phiếu (49,04% vốn) và có một cá nhân và một tổ chức trúng giá. 
Giá đấu thành công bình quân 10.500 đồng/cp, tương ứng Bộ Xây dựng thu về hơn 139 tỷ đồng. 
Trong khi đó trên thị trường, cổ phiếu SHG đang bị hạn chế giao dịch, và hầu như thanh khoản không có, song phiên nào có giao dịch lại đẩy cổ phiếu bật trần. Theo đó, hiện SHG đang quanh mốc 4.000 đồng/cp, ghi nhận mức tăng vọt 60% chỉ trong vòng 1 tháng qua, thậm chí tăng 110% trong vòng 3 tháng qua. Nhưng khối lượng giao dịch bình quân chỉ quanh khoảng 3.000 cổ phiếu được sang tay mỗi phiên. 
Danh tính tổ chức gom mua lượng lớn SHG trong đợt đấu giá này chính là CTCP Đầu tư Địa ốc Sông Hồng (Song Hong Land). Cụ thể, Song Hong Land đã mua 13,23 triệu cp SHG, tương ứng số tiền khoảng 139 tỷ đồng để sở hữu 49% vốn SHG và chính thức trở thành cổ đông lớn.

Điều đáng nói, cổ đông lớn của Song Hong Land lại có sự xuất hiện của SHG, CTCP Xây dựng Sông Hồng, CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Sông Hồng và CTCP Đầu tư Xuất nhập khẩu Biển Bắc.

Song Hong Land được thành lập năm 2007, có trụ sở chính đặt tại tòa nhà văn phòng 165 Thái Hà (Sông Hồng ParkView), Đống Đa, Hà Nội. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Tổng Giám kiêm đại diện pháp luật ở thời điểm hiện tại là bà Văn Diễm Hương.

Ngay sau khi có sự đổi chủ, SHG cũng vừa thông báo ngày đăng ký cuối cùng 18/1 để lập danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ bất thường năm 2024, nhằm mục đích kiện toàn nhân sự thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và vấn đề khác. Cuộc họp dự kiến diễn ra trong tháng 2/2024 tại Hội trường Tổng CTCP Sông Hồng, số 70 đường An Dương, Tây Hồ, Hà Nội.

Tai chinh bet bat, co phieu bien dong cuc manh truoc khi CEO Song Hong bi bat-Hinh-2
 
Về tình hình kinh doanh, bức tranh tài chính của SHG khá bết bát khi liên tục thua lỗ từ năm 2015 đến nay. Đỉnh điểm vào năm 2018, SHG lỗ kỷ lục gần 383 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Công ty tiếp tục lỗ 27 tỷ đồng, là năm thứ 9 liên tiếp lỗ, kéo theo lỗ lũy kế gần 1.293 tỷ đồng tính tới cuối tháng 6/2023. Điều này khiến vốn chủ sở hữu của SHG âm 987 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2023, nợ phải trả của SHG hơn 1.972 tỷ đồng, trong đó gần 1.724 tỷ đồng nợ ngắn hạn và đã vượt quá tài sản ngắn hạn.
Chính những điều này khiến đơn vị kiểm toán lưu ý về sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn có thể gây nên nghi ngờ đáng kể liên quan tới khả năng hoạt động của SHG.

Hà Nội: Cận cảnh khu đất dự án bãi đỗ xe - cây xanh bị “xẻ thịt” của Cty Sông Hồng

UBND quận Thanh Xuân để Công ty Sông Hồng xây dựng công trình không có giấy phép, sai quy hoạch được phê duyệt, không đảm bảo mục tiêu ban đầu là bãi đỗ xe, cây xanh.

Ha Noi: Can canh khu dat du an bai do xe - cay xanh bi “xe thit” cua Cty Song Hong
Mới đây, Thanh tra Bộ Xây dựng ban hành Kết luận số 39 thanh tra Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hà Nội; Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội; loạt các chủ đầu tư dự án có liên quan trong công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch và quản lý xây dựng khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội). 

Khu đất dự án bãi đỗ xe - cây xanh bị “xẻ thịt” của Cty Sông Hồng: Có "lợi ích nhóm"?

Luật sư Hoàng Tùng đặt nghi vấn “có lợi ích nhóm” liên quan đến sai phạm tại dự án bãi đỗ xe, trạm cung cấp nhiên liệu, cây xanh đô thị và dịch vụ công cộng của Công ty Sông Hồng ở quận Thanh Xuân (Hà Nội).

Liên quan đến sai phạm tại dự án bãi đỗ xe, trạm cung cấp nhiên liệu, cây xanh đô thị và dịch vụ công cộng (phường Nhân Chính, quận thanh Xuân, TP.Hà Nội) do Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Sông Hồng (gọi tắt Công ty Sông Hồng) làm chủ đầu tư, được Thanh tra Bộ Xây dựng nêu trong kết luận số 39, phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP.Hà Nội).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.