Cổ nhân dạy: Sự đổ vỡ của gia đình bắt nguồn từ lời ác khẩu

Hãy nhớ cái miệng lải nhải không có hồi kết, khiến cho các thành viên trong gia đình mệt mỏi tinh thần, sống không ngày nào được yên.

Cổ nhân dạy: Sự đổ vỡ của gia đình bắt nguồn từ lời ác khẩu

Gia đình hạnh phúc, các thành viên trong gia đình lúc nào biết bình khí hòa, ăn nói ôn hòa nhã nhặn. Mang lại cho người ta bầu không khí thoải mái, dễ chịu.

Ngược lại còn gia đình nào không hạnh phúc thì lúc nào khiến người ta có cảm giác bất bình, cằn nhằn.

Căn bệnh ác khẩu

Với những gia đình không hạnh phúc thì lý do là trong gia đình đó luôn có người ác khẩu. Kiểu người này những lời phát ra từ miệng thật sự rất khó nghe, nhưng lại rất hình tượng, cứ gọi nó là “mồm miệng đanh đá” hoặc “ác khẩu” vậy.

Co nhan day: Su do vo cua gia dinh bat nguon tu loi ac khau

Chính những người mồm miệng đánh đá, năng lượng phụ diện trong tâm nhiều, tâm thái lúc nào không được khỏe mạnh. Người này nhìn gì cũng không thuận mắt, thấy chuyện gì cũng khó chịu.Những người “ác khẩu”, thường không tôn trọng các thành viên trong gia đình. Người mồm miệng đanh đá, tâm trạng thường không được tốt, một khí có cảm xúc, cứ mặc sức phát tiết. Cảm thấy người nào có vấn đề, liền mắng chửi người ta.

Một người thông minh, có bản sự thì sẽ không một mực phê bình đối phương. Mà lúc nào cũng biết nghĩ làm sao để giải quyết vấn đề. Một khi đụng phải khó khăn, thì người ác khẩu sẽ than trách này nọ.

Co nhan day: Su do vo cua gia dinh bat nguon tu loi ac khau-Hinh-2

Người miệng lưỡi càng đanh đá thì càng khiến gia đình bất hòa, mâu thuẫn triền miên. Với loại người này thì hết thảy đều hỏng từ ngay trên cái miệng đó.

Trong gia đình không hạnh phúc thì ít hoặc nhiều điều có thể tìm được hình bóng của những người miệng lưỡi ác khẩu. Tuy mức độ biểu hiện có khác nhau, nhưng hậu quả lại thật giống nhau vô cùng.

Chồng ấy à, phải dạy chứ!

“Chồng ấy à? Phải dạy chứ! Đàn ông chẳng qua chỉ là một thằng bé lớn đầu”. Vừa dứt câu, chị bị anh chồng là tiến sĩ đạp cho một đạp ngã dúi dụi...

Chồng ấy à, phải dạy chứ!

Cái chuyện “Ai dạy ai?” mấy hôm nay xem chừng đốt nóng diễn đàn. Hình như đa số chẳng thích từ “dạy”. Tôi cũng vậy. Thế nhưng bà xã của... anh hàng xóm thì la toáng lên: “Chồng ấy à? Phải dạy chứ! Đàn ông chẳng qua chỉ là một thằng bé lớn đầu”. Vừa dứt câu, chị bị anh chồng là tiến sĩ đạp cho một đạp ngã dúi dụi...

Mẹ chồng nàng dâu: Tiểu xảo của “cô gái đanh đá“

Tôi lấy chồng 8 năm, mỗi lần sang nhà bố mẹ đẻ tôi chơi, mẹ chồng không ngớt miệng khen con trai có phúc cưới được cho bà dâu “hiền”.

Mẹ chồng nàng dâu: Tiểu xảo của “cô gái đanh đá“

Ngày còn đi học, tôi nổi tiếng đanh đá “rách trời rơi xuống”. Bố mẹ lo lắng không biết sau này lấy chồng, về nhà “người ta”, đứa “con gái đầu gấu” sẽ sống kiểu gì. Thế mà giờ tôi đã lấy chồng 8 năm, mỗi lần sang nhà bố mẹ đẻ tôi chơi, mẹ chồng không ngớt miệng khen con trai có phúc cưới được cho bà nàng dâu “hiền”.

Về làm dâu, chẳng đợi mẹ chồng kịp dò xét, tôi đã ghé vào tai bà thủ thỉ: “Con thẳng tính nên đôi khi hành động bộp chộp, nóng nảy nhưng thực tâm con không suy nghĩ, tính toán gì. Lúc nào mẹ không hài lòng thì mẹ cứ nhắc để con sửa. Bảo một lần không được thì mẹ bảo nhiều lần chứ mẹ đừng giận con, mẹ nhé!”. Mẹ chồng tôi hơi bất ngờ một chút nhưng sau đó bà tiếp nhận tính cách của con dâu một cách rất nhẹ nhàng. Thi thoảng bà cũng có nhắc nhở, chấn chỉnh một đôi điều nhưng hầu hết những ý kiến của bà rất chân tình và xây dựng.

Tôi cũng hay cùng mẹ chồng trò chuyện. Thường thì tôi chỉ đặt một vài câu hỏi với bà, sau đó mẹ chồng tôi sẽ kể cơ man là chuyện. Tôi nghe mẹ kể, thi thoảng thốt lên một câu cảm thán hoặc kinh ngạc: “Ôi, thế à mẹ?”, “Thật thế ạ?”, “Thế cơ ạ”, “Con không biết đâu đấy!”… Những lần như vậy, tôi vừa thu thập được khối tin tức, kinh nghiệm, vừa tết chặt hơn sợi dây gắn kết với mẹ. Thực tình, mẹ chồng chẳng cần mình kể lể những kiến thức cao siêu trên trời dưới biển, chỉ đơn giản là tôi luôn lắng nghe, đồng cảm với bà.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Về nhà chồng, tôi cũng chẳng cố gắng tỏ ra quá đảm đang. Việc trong gia đình dù một mình dư sức làm hết nhưng tôi luôn khéo léo “chia chác” với mẹ chồng. Tôi chọn những việc nhẹ nhàng, cần đến sự tinh tế và bao giờ cũng nhờ bà với một giọng rất khẩn khoản: “Mẹ ơi, mẹ làm giúp con nhé! Cái này con chịu thôi!”. Kể cả mỗi lần nấu cháo cho con xong, tôi để nguội rồi cũng “nhờ bà nội đút cho cháu”, tắm cho con xong tôi cũng giục con “ra nhờ bà nội lau người đi con”. Bà nội đi vắng một vài hôm, những việc trong “lãnh địa” của bà tôi không bao giờ đụng đến. Khi mẹ trở về sẽ vừa dọn dẹp, vừa ca thán: “Biết ngay, bà nội đi có mấy hôm nhà cửa đã thế này!”. Tôi chỉ đợi có dịp lao vào bóp vai cho mẹ nịnh nọt: “Thế mới biết tầm quan trọng của bà nội chứ!”

Đương nhiên, trong cuộc sống cũng có lúc nảy sinh những mâu thuẫn. Chuyện nhỏ như khi bà khăng khăng bắt tôi nấu ăn theo công thức “cổ đại” rất khó nuốt của bà, chuyện lớn là khi mẹ yêu cầu vợ chồng tôi làm chuyện này, chuyện khác có nguy cơ đảo lộn cuộc sống, khiến tôi ức chế. Nguyên tắc của tôi là không bao giờ cãi mẹ, nhưng chuyện bản thân đã tin là đúng tôi sẽ không bao giờ phục tùng. Trong bếp, khi bà chỉ dạy, tôi vẫn lễ phép dạ vâng nhưng khi bà đi khỏi tôi sẽ vẫn nấu ăn theo cách tôi nghĩ. Bữa cơm, cả bố, cả chồng tôi đều tấm tắc khen, tôi đều khéo léo “Nhờ mẹ hướng dẫn con đấy!”. Thế là, lần sau mẹ chồng không bắt tôi làm món đó theo ý mình. Những chuyện mẹ chồng yêu cầu, tôi thấy không hợp lý cũng không vội cãi lại bà mà sẽ nói: “Chuyện này con phải bàn lại với chồng con đã!”… Dù sao, con trai đề xuất ý kiến, không nhất trí với mẹ sẽ dễ chấp nhận với bà hơn.

8 năm tôi sống tự chủ và hạnh phúc trong nhà chồng. Chỉ nhờ bí kíp sử dụng chút ít tiểu xảo tinh vi xuất phát từ tình cảm chân thành của nàng dâu với mẹ chồng.

Vợ bị ăn hiếp mà chồng “bỏ của chạy lấy người”

Tôi nghe tiếng la ré như xé vải quen quen, không ai khác là cô vợ yêu quý. Xấu hổ quá, tôi cứ thế chạy luôn không về nhà.

Vợ bị ăn hiếp mà chồng “bỏ của chạy lấy người”

Chiều hôm ấy, sau khi tan sở, tôi chạy xe về nhà. Về gần đến nhà thì tôi thấy xóm tôi đang xảy ra một vụ cãi nhau làm náo loạn cả xóm. Tôi nghe tiếng la ré như xé vải của ai đó, nghe quen quen. Chẳng cần nhìn kỹ tôi cũng biết nhân vật chính của cuộc náo loạn đó không ai khác mà là cô vợ yêu quý của tôi. Xấu hổ quá, tôi cứ thế chạy luôn không về nhà.

Khi thành phố đã lên đèn tôi mới trở về nhà, tưởng thế là được yên chuyện. Ai ngờ vừa vào cửa, tôi đã bị vợ mắng cho té tát vì tội thấy vợ bị ăn hiếp mà “bỏ của chạy lấy người”. Tôi luôn là chỗ để vợ trút tàn dư cơn thịnh nộ với xóm giềng.

Không phải tôi không thương vợ, không phải tôi không đau lòng khi thấy vợ bị ăn hiếp, không phải tôi không can đảm che chở cho vợ mà đơn giản chỉ một điều: Những chuyện như vậy xảy ra như cơm bữa ở xóm tôi mà trong ¾ số vụ đó vợ tôi thủ vai chính. Có hôm mới sáng sớm chưa thức dậy, tôi đã nghe tiếng chửi bới the thé “mở hàng” của vợ chỉ vì một sự xích mích nhỏ với hàng xóm. Tôi chẳng còn dám ngẩng cao đầu nhìn hàng xóm khi mà vợ luôn làm tôi mất mặt. Tôi luôn lấy cớ để ra khỏi nhà từ sáng sớm và trở về nhà khi thành phố đã lên đèn. Vậy mà tôi cũng không được yên thân, vợ hay xách mé: "Anh mới được thăng chức lên làm sếp à? Sếp gương mẫu nhỉ? Được thế thì tôi đây đâu phải khổ…”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Ngày xưa, tôi đã từng bị “đổ” vì giọng nói như hát, tính cách nhẹ nhàng của vợ. Từ khi đứa con đầu lòng ra đời, cuộc sống gia đình tôi đã chẳng còn chút yên ấm nào. Những lo toan thường nhật khiến cho tính cách dịu dàng của vợ đã biến mất. Cuộc sống vô vàn khó khăn của đôi vợ chồng trẻ với hai bàn tay trắng đã biến vợ thành một con người hoàn toàn xa lạ. Vợ bỗng trở nên chanh chua, chát chúa, không biết phải trái khiến cho tôi bị sốc, bị tổn thương rất nhiều . Rất nhiều lần, tôi tự hỏi chính mình, phải chăng tôi quá bất tài khi không lo được cho vợ con một cuộc sống sung sướng. Phải chăng nếu tôi để vợ không phải lo lắng đến “cơm áo gạo tiền” thì vợ sẽ trở lại như ngày xưa kia?

Tôi lao vào kiếm tiền, tôi làm tất cả những điều đó chỉ vì tình yêu dành cho vợ con, để vợ con không phải hổ thẹn với đời. Chỉ buồn một nỗi, vợ chưa bao giờ cảm thấy vừa lòng. Vợ luôn so bì với những đứa bạn cùng trang lứa. Vợ luôn tự trách bản thân sao ngày xưa không chọn anh A, anh B đã có sẵn địa vị cao quý để giờ đây chỉ việc mà “ngồi mát ăn bát vàng”. Vợ đâu biết rằng chính những lời nói và hành động của vợ càng ngày càng đẩy hạnh phúc gia đình mình xuống bờ vực thẳm. Bữa cơm gia đình hầu như chỉ nghe thấy âm thanh khô khốc, lạch cạch của bát đũa, của tiếng thở dài mà không phải là những câu chuyện vui, chuyện buồn cần chia sẻ với nhau. Chưa dừng lại ở đó, vợ còn “giận cá chém thớt” sang cả con, vợ quát con bằng những lời lẽ chợ búa rất khó nghe. Tôi luôn lo lắng cách dạy con như vậy sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của một đứa trẻ, làm nhiễm thói quen xấu ấy vào tâm hồn trong trắng của chúng. Những bất đồng vợ chồng ngày càng nhiều, khoảng cách vợ chồng ngày càng xa.

Đã có lúc tôi cảnh báo vợ rằng cái gì cũng phải có mức độ giới hạn của nó. Tôi đã không thể tìm thấy sự bình yên, thoải mái mỗi khi trở về nhà và vì thế càng ngày tôi càng không muốn trở về nhà. Nếu vợ không dừng lại trước khi quá muộn thì chắc một ngày không xa, tôi cũng sẽ “ Bỏ của chạy lấy người” như những lời mà vợ tôi đã từng nói…

Thế nhưng, vào một buổi chiều đẹp trời, tan sở về nhà, tôi bỗng rùng mình khi thấy cảnh nhà vắng lặng như tờ. Cứ tưởng là không có vợ ở nhà, ai dè khi bước vào phòng khách thì thấy vợ đang cắm hoa. Tôi gần như không tin vào mắt mình trước chuyện lạ đó, vì từ trước tới giờ, hoa đối với vợ là thứ xa xỉ, vô bổ, tốn tiền vô ích. Chưa hết, đêm hôm đó khi tôi đang lơ mơ ngủ thì bị vợ đánh thức dậy để xem nàng trình diễn thời trang đồ ngủ với vẻ mặt hớn hở. Trước đây, cứ hễ vợ mở miệng ra là hỏi tiền, vậy mà đã qua ngày lãnh lương mấy hôm rồi mà chẳng thấy vợ hỏi câu tiền đâu. Vợ tự dưng không hối thúc tôi lao vào kiếm tiền như trước, đã vậy còn “dở chứng” rủ cả gia đình đi ăn nhà hàng, đi du lịch. Hàng xóm cũng vô cùng ngạc nhiên khi thấy vợ không kiếm cớ gây sự như trước, gặp ai cũng cười toe toét. Còn con tôi thì khỏi phải nói, cháu cứ tấm tắc: Mẹ tự dưng hóa thành nàng tiên…

Hóa ra tất cả mọi chuyện thay đổi 360 độ như vậy từ cái hôm vợ đi đám ma chồng một cô bạn học. Chứng kiến nỗi đau mất chồng của cô bạn vì tai nạn giao thông, mà trước đó hai vợ chồng cô bạn đã có một cuộc cãi nhau kịch liệt chỉ vì cơm áo gạo tiền. Do muốn kết thúc cuộc cãi nhau, anh chồng phóng xe ra khỏi nhà trong trạng thái chán đời và bi kịch đã xảy ra ngay chính lúc đó. Tiếng khóc than cùng dòng nước mắt hối hận, đau khổ tột cùng của cô bạn đã khiến vợ tỉnh ngộ. Hình ảnh cô bạn ngất lên ngất xuống trước quan tài chồng cùng những lời hối tiếc, ân hận cứ ám ảnh vợ mãi. Vợ chợt nhận ra rằng: Cuộc sống thật mong manh, đời người thật ngắn ngủi, hạnh phúc ở trong tay, tại sao không biết trân trọng giữ gìn, tại sao tự mình đầy đọa mình và làm khổ những người thân yêu bên cạnh mình. Khi nghe vợ tâm sự như vậy tôi mới chợt nhớ ra ý định “ Bỏ của chạy lấy người” mà trước đây tôi thường hay nghĩ tới. May mà vợ tôi đã kịp nhận ra…

Đọc nhiều nhất

Tin mới