Cổ nhân dạy "một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn"

Theo quan niệm của người xưa, cửa nhà quyết định rất nhiều đến hưng thịnh cũng như tài lộc của một gia đình.

Cổ nhân dạy "một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn"

Nền văn hóa Trung Quốc có lịch sử lâu đời và nhiều giá trị quý báu. Trong quá trình hình thành và phát triển, người xưa đã có những chiêm nghiệm sâu sắc và đúc kết thành những bài học quý giá.

Một trong những lời dạy cổ xưa mà tổ tiên người Trung Hoa để lại đó là: "Một nhà có hai cửa, cả của lẫn người khó mà toàn vẹn".

Sau này, các chuyên gia đã giải thích ý nghĩa của câu nói trên qua 3 khía cạnh: Phong thủy, tâm lý học và khoa học.

01. Giải thích của phong thủy

Người xưa cho rằng xây nhà là một việc rất quan trọng. Do đó, khi làm nhà, người ta thường chú trọng đến yếu tố phong thủy.

Đối với một ngôi nhà thì chắc chắn cánh cửa là điều không thể thiếu. Vì cửa được ví như bộ mặt của ngôi nhà. Không những vậy, đây cũng là nơi đầu tiên đón tài lộc vào tổ ấm.

Co nhan day

Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn. Ảnh: Sina

Vì vậy, người xưa khi làm nhà thì cửa ra vào là một trong những thứ được quan tâm hàng đầu. Dẫu đây là nơi đón lộc, theo lẽ thường thì càng nhiều cửa sẽ càng đón nhiều may mắn. Nhưng người xưa lại căn dặn không được có hai cửa.

Lý do là bởi điều này sẽ khiến tài lộc trong nhà bị thất thoát ra ngoài, gây hao tài tốn của.

Có ai đó sẽ nói rằng trong một số ngôi nhà cổ, rõ ràng là có 2 hoặc 3 cửa ra vào. Nhưng chỉ cần quan sát kỹ, bạn sẽ thấy những cánh cửa này không rộng bằng cửa ra vào. Xưa nay người ta không gọi chúng là cửa chính mà đặt tên là cửa hông hoặc cửa hậu.

02. Giải thích của tâm lý học

Một cách lý giải khác cho rằng nếu một ngôi nhà mở ra hai cửa có nghĩa là các thành viên trong gia đình không hòa thuận. Nhà là nơi tụ họp của một gia đình. Bởi vậy, không gian trong tổ ấm thường gắn kết mọi người lại với nhau.

Nhưng đối với những gia đình có mối quan hệ bất hòa, mọi người sẽ ra vào qua các cửa khác nhau để tránh cảm giác lúng túng hoặc khó chịu do gặp gỡ.

Nhưng tránh né kiểu này chỉ là nhất thời, suy cho cùng vẫn sống chung dưới một mái nhà. Điều này lâu ngày sẽ gây ra thêm nhiều mâu thuẫn, bất bình. Khi tình trạng này tích tụ đến một ngưỡng nhất định, gia đình dễ tan vỡ.

Người xưa chú trọng đến vai trò của mái ấm. Gia đình mà tan nát thì làm sao tiếp tục hưng vượng được? Vì vậy, khi làm nhà, người xưa sẽ không mở hai cửa vào nhà với hy vọng gắn kết các thành viên trong gia đình và tránh sự tan vỡ.

03. Giải thích của khoa học

Cách giải thích thứ ba có cơ sở khoa học hơn. Theo đó, người ta tin rằng nếu một ngôi nhà có hai cửa mở thì chẳng khác nào tạo thêm 1 lối thoát hiểm cho kẻ trộm khi vào nhà ăn trộm.

Đặc biệt trong những gia đình vắng người, việc có hai cửa sẽ càng tạo cơ hội cho kẻ xấu "giở trò". Kết quả, không chỉ tiền mà gia chủ cũng có thể bị đe dọa.

Vì vậy, người xưa khi xây nhà, điều tối kỵ là không nên làm hai cửa. Trong trường hợp bất đắc dĩ, việc thiết kế những cửa nhỏ cũng giúp giảm nguy cơ rủi ro khi có kẻ xấu đột nhập.

Cổ nhân dạy con: 3 đạo lý cha cần có trách nhiệm với con trẻ

Làm người khi đang sống trong những ngày tháng bình yên thì chớ quên dùng cảnh nguy khốn để răn dạy mình. Khi đang phú quý, no đủ thì chớ quên dùng sự tiết kiệm đơn giản mà tu bỏ dục vọng ham muốn quá nhiều.

Cổ nhân dạy con: 3 đạo lý cha cần có trách nhiệm với con trẻ

Dạy con làm người đức hạnh, trọng nhân nghĩa

Tu dưỡng đạo đức chính là bài học đầu tiên mà những người cha thời xưa dạy cho con cái của mình. Thời xưa thì việc học kiến thức đối với con trẻ mà nói là chuyện cuối cùng, khi rảnh rỗi. Còn việc giáo dục đạo đức mới là quan trọng.

Vì sao cổ nhân nói: Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc?

Những người thường xuyên không quản được cái miệng của mình, thích khua môi múa mép, đâm bị thóc chọc bị gạo thì dễ dàng đắc tội với người khác.

Vì sao cổ nhân nói: Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc?

Cây rung lá rụng, người rung phúc bạc

Cây thường xuyên bị rung lắc thì gốc cây sẽ không vững, bất lợi cho sự hấp thụ nguồn nước cũng như dinh dưỡng. Câu tự ngữ này cũng có một câu liên quan khác là: Đàn ông rung chân thì nghèo, đàn bà rung chân thì hèn”. Có lẽ mọi người cũng từng nghe nói, người đặc biệt thích rung chân thường sẽ rơi rớt hết phúc khí.

Nghèo không nghĩ tới 3 người, không tiền đừng tham lam 3 dục

Làm người đối nhân xử thế phải đối đãi ra sao, chuẩn mực đạo đức đo lường thế nào, nhân tín, lễ nghĩa… đều là chuẩn mực đối chiếu.

Nghèo không nghĩ tới 3 người, không tiền đừng tham lam 3 dục

3 kiểu người mà khi nghèo chúng ta không được nghĩ tới

Tình nhân

Đọc nhiều nhất

Tin mới