Cơ ngơi nghìn tỷ tại Đồng Tâm Group và Kienlongbank của bầu Thắng

Hai doanh nghiệp nổi tiếng gắn với tên tuổi ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng) chính là Công ty CP Đồng Tâm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và Kienlongbank trong lĩnh vực ngân hàng.

Cùng với ông Đỗ Quang Hiển, Đoàn Nguyên Đức, Trần Đình Long, Nguyễn Đức Thụy… ông Võ Quốc Thắng là một trong những ông bầu có tiếng, từng gắn bó với sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Trong đó, ông Thắng từng là chủ sở hữu của hai câu lạc bộ bóng đá là CLB Đồng Tâm Long An và CLB Kienlongbank Kiên Giang.

Bầu Thắng cũng từng là đại biểu Quốc hội khóa XI, thành viên Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính. Hiện ông là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đồng Tâm và Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An.

Chủ tịch một thời tại Kienlongbank

Ngoài vị trí lãnh đạo cao nhất tại Đồng Tâm Group, ông Thắng từng có thời gian ngồi ghế Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) giai đoạn 2013-2018. Trong đó, con trai ông Thắng - Võ Quốc Lợi là một trong những cổ đông cá nhân lớn nhất nắm giữ 4,74% vốn ngân hàng.

Giống như nhiều doanh nhân làm lãnh đạo tại ngân hàng và doanh nghiệp khác, để tuân thủ quy định tại Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bầu Thắng đã phải rời ghế Chủ tịch Kienlongbank để giữ lại vị trí Chủ tịch tại Đồng Tâm Group từ tháng 4/2018.

Co ngoi nghin ty tai Dong Tam Group va Kienlongbank cua bau Thang

Ông Võ Quốc Thắng (áo trắng) cũng có thời gian dài gắn bó với bóng đá Việt Nam. Ảnh: Anh Khoa/Khampha.vn.

Ông Thắng là người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Kienlongbank niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán năm 2017. Hiện tại, đây vẫn là ngân hàng cỡ nhỏ hiếm hoi thực hiện việc giao dịch cổ phiếu công khai trên sàn chứng khoán.

Khi bầu Thắng lên làm chủ tịch, Kienlongbank chỉ nằm trong nhóm ngân hàng cỡ nhỏ với vốn điều lệ năm 2013 đạt 3.000 tỷ đồng (mức tối thiểu của một ngân hàng) và tổng tài sản 21.372 tỷ đồng.

Giai đoạn 2012-2019, tốc độ tăng trưởng các chỉ số của Kienlongbank tương đối chậm so với các nhà băng khác với tăng trưởng tài sản bình quân 14%/năm. Hai chỉ tiêu cho vay khách hàng và huy động vốn của ngân hàng cũng chỉ tăng trưởng lần lượt 19% và 17% mỗi năm.

Trong khi các ngân hàng khác liên tục tăng vốn điều lệ để mở rộng "room" tín dụng, vốn điều lệ của Kienlongbank vẫn giữ nguyên mức 3.000 tỷ đồng đến năm 2017, và tăng lên 3.237 tỷ đồng từ năm 2018 cho đến nay.

Là một trong 18 ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu nhưng quy mô tài sản của Kienlongbank vẫn thuộc nhóm nhỏ nhất, tương đương Vietcapitalbank và nhỏ hơn VietBank, NCB, Oceanbank, hay VietABank…

Trong giai đoạn ông Thắng làm chủ tịch, kết quả kinh doanh của Kienlongbank cũng không có nhiều biến chuyển khi tổng thu nhập hàng năm dao động quanh mức 1.000 tỷ đồng (hơn 90% đến từ lãi cho vay). Lợi nhuận sau thuế thu về được những năm gần đây cũng chỉ trên dưới 200 tỷ đồng, giảm 50% so với giai đoạn 2012-2013.

Năm 2018, ngân hàng này ghi nhận 1.256 tỷ đồng tổng thu nhập và 232 tỷ lãi ròng sau thuế, tăng lần lượt 11% và 15% so với năm trước.

Con số lợi nhuận thu về sau 9 tháng từ đầu năm nay cũng mới vào khoảng 188 tỷ đồng.

Co ngoi nghin ty tai Dong Tam Group va Kienlongbank cua bau Thang-Hinh-2

Cơ ngơi nghìn tỷ tại Đồng Tâm Group

Từng nắm vai trò chủ tịch Kienlongbank nhưng doanh nghiệp quan trọng nhất với bầu Thắng vẫn là Đồng Tâm Group. Quyết định rời ghế chủ tịch ngân hàng của vị doanh nhân này cũng nhằm mục đích tiếp tục giữ vai trò cao nhất tại doanh nghiệp nói trên.

Hiện tại, cá nhân bầu Thắng đang sở hữu trực tiếp 47,38% vốn tại Đồng Tâm Group và là cổ đông lớn nhất. Anh trai ông Thắng - Võ Văn Khuyến cũng sở hữu 14,52% vốn công ty và là Phó chủ tịch.  Ngoài ra, liên quan đến ông Thắng còn có 7 cổ đông khác là người thân trong gia đình cũng đang sở hữu vốn tại đây.

Hoạt động kinh doanh chính của Đồng Tâm Group là sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng và trang trí nội thất; bất động sản; đầu tư liên doanh, liên kết… Đến cuối năm 2018, công ty sở hữu 27 chi nhánh, 8 nhà máy với 67 showroom kho hàng và 2.500 cửa hàng phân phối.

Tập đoàn này sở hữu trực tiếp 13 công ty con và 4 công ty liên kết. Trong đó, tổng vốn điều lệ của 13 công ty con đạt gần 2.000 tỷ, chủ yếu tập đoàn mẹ nắm 99-100% vốn. Còn tại 4 công ty liên kết tập đoàn mẹ sở hữu 33-45% có tổng vốn điều lệ 1.550 tỷ đồng.

Hiện tại, doanh nghiệp của bầu Thắng cũng đang là cổ đông lớn sở hữu 45% vốn tại Cảng Long An.

Trong lĩnh vực bất động sản, tập đoàn này là chủ đầu tư các dự án Green City tại Khu đô thị trung tâm hành chính tỉnh Long An với quy mô 76,61 ha; Khu dân cư Bắc Lê Lợi - Quảng Ngãi; Khu công nghiệp Long An 396 ha; Dự án Đô thị Cảng Long An 1.145 ha…

Co ngoi nghin ty tai Dong Tam Group va Kienlongbank cua bau Thang-Hinh-3

Theo báo cáo tài chính mới nhất, đến tháng 6 năm nay, Đồng Tâm Group có vốn điều lệ 681 tỷ đồng và tổng tài sản gần 4.500 tỷ đồng. Xét về hiệu quả kinh doanh, tập đoàn này cũng có biên lợi nhuận/vốn chủ sở hữu tốt hơn Kienlongbank.

Hai năm gần nhất (2017-2018), tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt khoảng 4.100 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 424 tỷ đồng.

Năm 2018, Đồng Tâm Group ghi nhận 2.310 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 30% so với năm 2017. Với biên lãi gộp trên 32%/năm, sau khi trừ các chi phí liên quan tập đoàn của bầu Thắng ghi nhận 265 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 9%. Tuy nhiên, do chi phí thuế TNDN hiện hành năm 2018 cao đột biến (do cơ cấu lợi nhuận từ các mảng khác nhau) khiến lãi sau thuế thu về ở mức 191 tỷ đồng.

Nửa đầu năm nay, tập đoàn này cũng ghi nhận 867 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế 77 tỷ, tăng gấp đôi so với cùng kỳ.

Đến cuối tháng 6, lãi lũy kế trên bảng cân đối kế toán của tập đoàn đã đạt 672 tỷ đồng. Đồng Tâm Group cũng đang có khoản vay ngân hàng 1.455 tỷ đồng (cả ngắn hạn và dài hạn), chiếm 48% tổng nợ phải trả đến cuối quý II.

Theo kế hoạch đề ra, doanh thu năm nay của tập đoàn này sẽ đạt khoảng 2.450 tỷ với lợi nhuận dự kiến 200 tỷ, tăng 5-6% so với năm trước.

Hiện tại, ngoài làm Chủ tịch HĐQT Đồng Tâm Group, bầu Thắng còn là chủ tịch tại hàng loạt doanh nghiệp khác như Công ty Liên doanh Gạch men Đồng Tâm, Công ty CP Khu công nghiệp Long An, Công ty CP Cảng Long An, Công ty CP Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH Thể thao Đồng Tâm…

Vì sao nhiều ngân hàng vẫn vượt trần tăng trưởng tín dụng?

Theo thống kê của Người Đồng Hành, có 20 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý III/2019. Dư nợ cho vay của một số đơn vị tăng trên 20%, cao hơn mặt bằng chung toàn ngành.

Techcombank vừa công bố dư nợ cho vay tăng 28,5% đạt 205.317 tỷ đồng đến cuối tháng 9, cao nhất trong số các ngân hàng. Trong 3 tháng, cho vay tăng hơn 20.000 tỷ đồng, tương đương 12%. Riêng quý III, ngân hàng ghi nhận lãi thuần 3.622 tỷ đồng, cao hơn 20% so với cùng kỳ 2018.

Năm 2019, ngân hàng này đặt mục tiêu dư nợ tăng 13% (hoặc cao hơn nếu chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước cho phép). Giữa tháng 7, một nguồn tin tiết lộ Techcombank được NHNN cho phép nới “room” từ 13% lên 17%.

Sau Techcombank, VIB ghi nhận cho vay khách hàng tăng 28%, lên 123.223 tỷ đồng, tương đương 90% kế hoạch đề ra đầu năm. VIB năm nay đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 35%, và đề nghị NHNN mở “room” tăng trưởng trên cơ sở là một trong 2 ngân hàng đầu tiên hoàn thành Basel II.

Tại 30/6, dư nợ của ngân hàng mới ở mức 87.282 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Như vậy trong 3 tháng, khoản này tăng gần 36.000 tỷ đồng, tương đương 19%. Ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 23% đạt 4.353 tỷ đồng.

Vi sao nhieu ngan hang van vuot tran tang truong tin dung?

Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng, ghi nhận tại thời điểm đầu tháng 8.

2 ngân hàng khác cũng ghi nhận tăng trưởng tín dụng vượt 20% là OCB và TPBank. Dư nợ OCB đạt 67.976 tỷ đồng, cao hơn 21% so với đầu năm, trong khi nhà băng này đặt mục tăng trưởng tín dụng 30% năm 2016. Trong quý III, OCB ghi nhận thu nhập lãi thuần 1.078 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.

Với TPBank, cho vay khách hàng tăng 20% so với đầu năm, ở mức 92.954 tỷ đồng, tương đương 92% kế hoạch. Riêng trong quý III, dư nợ tăng gần 4.000 tỷ đồng. Đầu năm, nhà băng này được NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng 13% và tăng trưởng dư nợ đã vượt từ nửa đầu năm.

Thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 1.442 tỷ đồng trong 3 tháng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, con số này đạt 4.130 tỷ đồng, cao hơn 32% so với 9 tháng 2018.

Vi sao nhieu ngan hang van vuot tran tang truong tin dung?-Hinh-2

Tăng trưởng tín dụng các ngân hàng 9 tháng. Nguồn: BCTC

Ở nhóm giữa, tăng trưởng tín dụng các ngân hàng dao động 10-14%. Đơn cử như VPBank, tín dụng tăng 14%, lên 249.770 tỷ đồng trong 9 tháng. Sacombank ghi nhận cho vay khách hàng tăng 13% lên hơn 290.476 tỷ đồng. LienVietPostBank báo dư nợ cho vay tăng 12% ở mức 134.742 tỷ đồng.

Nhiều ngân hàng ghi nhận tăng trưởng quanh 11-12% có thể điểm tới như SeaBank, VietBank, SeaBank, ACB. 2 ngân hàng quốc doanh là MB và Vietcombank ghi nhận mức tăng gần 12%, trong khi chỉ tiêu tín dụng 2019 của 2 ngân hàng này lần lượt là 17% và 15%.

Ở nhóm cuối, có 5 ngân hàng ghi nhận tín dụng tăng trưởng dưới 10% gồm BacABank, BIDV, Kienlongbank, Saigonbank và NCB. BacABank báo tăng trưởng tín dụng hơn 9%, lên 69.830 tỷ đồng. BIDV ghi nhận tăng trưởng cho vay 9% lên 1,07 triệu tỷ đồng, tương đương 75% kế hoạch năm.

NCB là đơn vị tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong số các ngân hàng công bố kết quả kinh doanh. Dư nợ tăng hơn 5% đạt 37.633 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,57%, tăng so với mức 1,67% đầu năm.

ABBank tiếp tục khác biệt khi dư nợ cho vay (sau dự phòng) giảm 1% so với đầu năm, ở mức 51.010 tỷ đồng. Cho vay khách hàng trước trích lập giảm 27 tỷ đồng xuống 52.157 tỷ đồng.

Năm 2019, NHNN có những động thái kiểm soát dòng vốn tín dụng ra nền kinh tế bằng việc đặt chỉ tiêu tăng tưởng toàn ngành ở mức 14%, thấp hơn năm 2018. Tuy nhiên, sau nửa năm, trước tình trạng một số nhà băng chạm trần chỉ tiêu tín dụng được giao, trong khi số khác lại ghi nhận mức tăng trưởng thấp, NHNN lại có một số động thái “bật đèn xanh” khi nới thêm chỉ tiêu cho một số ngân hàng.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Tín dụng, NHNN cho biết các ngân hàng lớn hiện không còn mở rộng cho vay. Do đó, việc tăng tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ nếu có cũng không đáng kể. Quan điểm nhất quán là tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an toàn, không để phát sinh nợ xấu. Các ngân hàng cho vay vượt chỉ tiêu được cấp là vi phạm, sẽ không được nới hạn mức.

Theo thông tin từ NHNN, đến 4/10, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỷ đồng, tăng 8,95% so với đầu năm. Trong khi đó, 9 tháng đầu 2018, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tín dụng tăng 9,52%. Đến tháng 10/2018, con số này là 10,5%, theo công bố tại họp báo Chính phủ thường kỳ. 

Sau 10 năm, tổng tài sản của các ngân hàng biến động ra sao?

(Vietnamdaily) - Tổng tài sản của 29 nhà băng công bố báo cáo tài chính tính đến tháng 9/2019 đạt con số 8.665 ngàn tỷ đồng, gấp 5 lần cách đây 10 năm, tức cuối năm 2009 (1.720 ngàn tỷ đồng).

Riêng 3 ngân hàng nhà nước là BIDV, Vietcombank và Vietinbank đã đóng góp 44% trong tổng tài sản các ngân hàng với 3.785 ngàn tỷ đồng.

Sau 10 nam, tong tai san cua cac ngan hang bien dong ra sao?
 

Tin mới

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Cây cổ thụ hơn 2 tỷ đồng, vỏ sần sùi như da voi

Tại Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) đang trưng bày, rao bán nhiều cây cảnh đẹp như: Đào, bưởi, quýt… trong đó có cây cổ thụ là cây khế chua thân nổi u cục, vỏ sần sùi với giá 2,2 tỷ đồng khiến ai đến xem cũng trầm trồ.