Có nên chườm đá lạnh giảm đau tại vết sưng?

(VietnamDaily) - Khi bị ngã gây sưng, nhiều người thường chườm đá lạnh trực tiếp lên vết tấy. Vậy nhưng cách làm này có thực sự cần thiết, có lợi trong việc giảm đau?

Co nen chuom da lanh giam dau tai vet sung?
 Bất cẩn bị ngã gây sưng tấy rất thường gặp, đặc biệt là trẻ nhỏ. Lúc này, nhiều người sẽ tận dụng khăn lạnh hoặc đá chườm lên vết tấy. 
Co nen chuom da lanh giam dau tai vet sung?-Hinh-2
 Giải thích về việc có nên chườm đá lạnh giảm đau, các bác sĩ Khoa Vi phẫu Tay-Chân-Mắt cá chân thuộc Bệnh viện Y học Cổ truyền Chu Hải (thuộc Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Quảng Đông) giải thích như sau.
Co nen chuom da lanh giam dau tai vet sung?-Hinh-3
 Công dụng của đá lạnh. Chườm đá lạnh là cách tận dụng tác dụng đông lạnh tại chỗ ở da, cơ, mạch máu và các mô để co mạch cục bộ, ức chế viêm, giảm đau và giảm sưng. Cách làm này thường được sử dụng trong tình trạng viêm cấp tính do chấn thương. Bên cạnh đó, chườm đá lạnh còn giúp giảm chấn thương thứ phát, thiếu máu cục bộ và tổn thương cấu trúc.
Co nen chuom da lanh giam dau tai vet sung?-Hinh-4
 Thời điểm nên chườm đá. Bạn có thể chườm đá lạnh sau khi bị tấy, càng sớm càng tốt. Chườm đá lên vùng bị đỏ, sưng, nóng và đau cục bộ. 
Co nen chuom da lanh giam dau tai vet sung?-Hinh-5
Ngoài ra, chườm đá lạnh còn mang lại tác dụng chống mệt mỏi và các chấn thương mãn tính do thoái hóa như đau thắt lưng và cổ, mỏi cơ... Nếu vùng sưng tấy rộng, cố gắng di chuyển túi đá đều đặn trong quá trình thực hiện để đảm bảo toàn bộ vùng da tiếp xúc với đá. 
Co nen chuom da lanh giam dau tai vet sung?-Hinh-6
Cách chườm đá an toàn. Khi chườm đá, bạn nên chọn các túi chườm đá được bán trong các cửa hàng thiết bị y tế. Nếu không mua, bạn cũng có thể tự chế một chiếc túi tạm thời để chườm cho bản thân. 
Co nen chuom da lanh giam dau tai vet sung?-Hinh-7
 Tuyệt đối không nên chườm đá quá lâu. Thời gian phù hợp sẽ giúp co mạch máu, giảm viêm và giảm sưng đau. Ngược lại, kéo dài thời gian chườm sẽ gây phản xạ giãn nở mạch máu, khiến tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy cục bộ nặng hơn.
Co nen chuom da lanh giam dau tai vet sung?-Hinh-8
 Để đạt hiệu quả cao nhất, trong quá trình chườm đá, không nên để túi đá, cục nước đá tiếp xúc trực tiếp với da để tránh bị tê cóng, nên dùng khăn để bảo vệ vùng bị thương.
Co nen chuom da lanh giam dau tai vet sung?-Hinh-9
 Chườm đá 20-30 phút mỗi lần, cách nhau ít nhất 30 phút. Chỉ cần chườm đá 3-4 lần một ngày là đủ có tác dụng giảm sưng viêm hiệu quả.
Co nen chuom da lanh giam dau tai vet sung?-Hinh-10
 Chuyên gia sức khỏe cũng đặc biệt nhấn mạnh những trường hợp không thích hợp áp dụng chườm đá giảm đau như: Bệnh nhân mắc các bệnh mạch máu, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và hội chứng Raynaud.
Co nen chuom da lanh giam dau tai vet sung?-Hinh-11
Những người bị rối loạn cảm giác hoặc nhạy cảm với nhiệt độ thấp và nổi mề đay nghiêm trọng do nhiệt độ thấp; Sau khi mổ, vết mổ chưa lành hoặc sau khi mổ vạt, không được chườm đá cục bộ. Ảnh: Internet

Mời độc giả xem video: Cơ thể thay đổi thế nào nếu dừng uống cà phê? Nguồn: Zingnews

Điều trị trẹo mắt cá, rạn xương chân cho ông Biden thế nào?

(VietnamDaily) - Ông Joe Biden đã bị ngã và trẹo mắt cá chân khi chơi đùa với cún cưng và sẽ phải mang giày chỉnh hình trong vài tuần, bác sĩ riêng của tổng thống Mỹ đắc cử, Kevin O'Connor cho biết.

Theo The Hill, ông Biden (78 tuổi) bị ngã và trẹo mắt cá chân vào ngày 28/11 khi đang chơi cùng Major, một trong hai chú chó cưng giống chăn cừu Đức của ông. Ông Biden đã được bác sĩ kiểm tra vào ngày 29/11.
Dieu tri treo mat ca, ran xuong chan cho ong Biden the nao?
Ông Biden và chú chó Major. Ảnh: Fox News 
Kevin O’Connor, bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình ở Newark, bang Delaware cho biết, ông Biden bị bong gân ở mắt cá chân.
“Ảnh chụp X-quang ban đầu có vẻ khá an tâm vì không có dấu hiệu gãy xương, và ông Biden sẽ được chụp CT bổ sung để có thêm hình ảnh chi tiết hơn”, bác sĩ O’Connor nói.
Người phát ngôn của ông Biden cho biết, đội ngũ chuyển giao đã sắp xếp ông Biden đi chụp X-quang và chụp CT vào chiều 29/11 (giờ Mỹ) để không làm gián đoạn lịch trình của ông vào ngày 30/11.
Theo tuyên bố của chiến dịch tranh cử của ông Biden vào tối 29/11 (giờ Mỹ), ảnh chụp X-quang cho thấy có vết rạn ở chân và ông Biden sẽ phải mang giày chỉnh hình trong vài tuần.
“Chụp X-quang ban đầu không cho thấy dấu hiệu gãy xương, nhưng việc khám lâm sàng sẽ cho hình ảnh chi tiết hơn. Ảnh chụp CT sau đó cho thấy có vết rạn nhỏ ở phần xương giữa bàn chân. Ông Biden có thể sẽ phải mang giày chỉnh hình trong vài tuần”, O’Connor cho biết.
Trẹo mắt cá chân hay còn được gọi là trật mắt cá chân hoặc cuộn mắt cá chân là một chấn thương thường gặp khi xảy ra bong gân trên một hoặc nhiều dây chằng của mắt cá chân.
Đây là một tổn thương thường gây ra ra do tai nạn, đặc biệt phổ biến ở các hoạt động thể thao, đi, chạy, nhảy của con người, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng riêng với người tuổi cao thì bong gân để lại nhiều hậu quả xấu, nhất là thể bệnh nặng. Tổn thương dây chằng cấp tính thường sẽ dẫn đến các triệu chứng sưng, đau ở vùng bị ảnh hưởng một cách nhanh chóng, kèm theo hạn chế hoạt động của khớp do đau hoặc do đứt dây chằng, ảnh hưởng đến sự cân bằng và vững chắc của khớp. Đau càng nhiều, sưng càng nhiều thì thường có thể dự đoán tổn thương bên trong càng nhiều.
Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể sơ cứu đúng cách, kịp thời, có thể thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng như giảm các triệu chứng của trật mắt cá chân.
Cách sơ cứu khi bị trật mắt cá chân
"Câu thần chú" cho sơ cứu trật mắt cá chân là: R.I.C.E = Rest – Ice – Compression – Elevation.
Rest – Nghỉ ngơi
Cho khớp bị tổn thương được nghỉ ngơi, trong 48 giờ đầu, không nên đè lực lên chân này, vì vậy bạn có thể cần nạng để đi lại xung quanh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng các phần khác của cơ thể không bị ảnh hưởng một cách bình thường.
Ice – Chườm đá tích cực
Dùng dụng cụ chườm lạnh chuyên nghiệp hoặc dùng đá cục – bọc quanh bởi lớp khăn, chườm trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng, 15 – 20 phút một lần, 4 – 8 lần một ngày, đặc biệt trong 48 giờ đầu hoặc cho tới khi giảm sưng đáng kể. Nên tránh không chườm đá quá lâu vì khi quá lạnh, lại có thể gây thêm tổn thương mô mềm.
Dieu tri treo mat ca, ran xuong chan cho ong Biden the nao?-Hinh-2
 

Những cách giúp giảm đau ở cổ và lưng hiệu quả

(VietnamDaily) - Ngồi làm việc với máy tính sai tư thế trong một thời gian dài có thể khiến cho cổ và lưng của bạn bị đau. Sau đây là những cách giúp bạn thoát khỏi cơn đau ở cổ và lưng.

Nhung cach giup giam dau o co va lung hieu qua

1. Liệu pháp nhiệt và đá: Trong 48 đến 72 giờ đầu tiên, các bác sĩ khuyên bạn nên chườm đá vào vùng bị đau (mỗi lần từ 10 – 20 phút). Chườm đá giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và làm chậm các xung thần kinh, giúp làm tê cơn đau. Nếu cơ vẫn còn đau và cứng sau đó, hãy sử dụng nhiệt như tắm nước ấm, chườm nóng, … Điều này sẽ làm tăng lưu lượng máu và nới lỏng sự căng cứng của cơ.

Nhung cach giup giam dau o co va lung hieu qua-Hinh-2
2. Xoa bóp nhẹ nhàng: Để giảm đau ở cổ và lưng, bạn hãy thử tìm đến một nhà trị liệu mát-xa chuyên nghiệp. Nếu cơn đau của bạn không quá nghiêm trọng, bạn có thể nhờ đối tác hoặc thậm chí tự mình thực hiện. Đầu tiên, bạn xoa nhẹ vùng cơ đang bị co thắt và ấn nhẹ vào vùng bị đau. Nếu điều này không hữu ích, hãy thử véo và giữ vùng đó.
Nhung cach giup giam dau o co va lung hieu qua-Hinh-3
3. Giữ đủ nước: Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng việc không uống đủ nước suốt cả ngày cũng có thể khiến bạn bị chuột rút và co thắt cơ. Vì vậy, hãy đảm bảo uống nước thường xuyên.
Nhung cach giup giam dau o co va lung hieu qua-Hinh-4
4. Tập thể dục, nhưng không phải ngay lập tức: Nếu bạn gặp phải vấn đề co thắt cơ ở cổ hoặc lưng, rất có thể nguyên nhân là do hoạt động thể chất của bạn. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn chỉ nên ngừng vận động trong vài ngày đầu, sau đó bắt đầu thực hiện các bài tập nhẹ và kéo giãn cơ. Các bài tập bạn nên tránh trong thời gian này bao gồm: Chạy bộ, khiêu vũ, ngồi lên, đánh golf…
Nhung cach giup giam dau o co va lung hieu qua-Hinh-5
5. Kiểm tra gối ngủ: Một lý do phổ biến gây ra chứng đau lưng và cổ là do bạn ngủ sai loại gối và nệm không hỗ trợ cổ của bạn. Bạn nên thử ngủ trên một chiếc gối kê cổ đặc biệt. Đây có thể là một chiếc gối bằng lông vũ hoặc bằng mút hoạt tính phù hợp với hình dạng đầu và cổ của bạn. Ngoài ra, nó không nên cao hoặc cứng.
Nhung cach giup giam dau o co va lung hieu qua-Hinh-6
6. Sử dụng vòng cổ mềm: Nếu cơn đau cổ hàng hạ bạn quá nhiều, hãy thử đeo vòng cổ mềm hạn chế đáng kể cử động của bạn, theo ý kiến của bác sĩ.
Nhung cach giup giam dau o co va lung hieu qua-Hinh-7
7. Nằm xuống và thư giãn: Co thắt cơ là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn cần nghỉ ngơi và biện pháp này có tác dụng làm dịu cơn đau vào lúc này. Các chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân nên nằm ngửa và kê một chiếc gối kê cổ dưới đầu và một chiếc gối khác bên dưới đầu gối. Ngoài ra, hãy nghe bản nhạc yêu thích của bạn hoặc sử dụng liệu pháp tinh dầu.
Nhung cach giup giam dau o co va lung hieu qua-Hinh-8
8. Nghĩ về tương lai: Có rất nhiều cách để ngăn ngừa cơn đau ở cổ và lưng – sau đây là một số cách đã được các bác sĩ khuyên dùng: Nếu bạn làm việc trên máy tính hàng giờ liền, hãy thường xuyên thực hiện một số bài tập giãn cơ tại nơi làm việc (mỗi giờ hoặc lâu hơn). Sử dụng một giá đỡ đặc biệt để giữ các tài liệu bạn đang đọc ngang tầm mắt để giữ thẳng cổ. Không đi giày cao gót. Ngoài ra, điều quan trọng là phải bổ sung đủ vitamin D và canxi trong chế độ ăn uống của bạn. Ảnh: BS. 

Tin mới

Những tác hại không ngờ từ món kim chi

Những tác hại không ngờ từ món kim chi

Kim chi không chỉ ngon mà còn chứa hàm lượng calo thấp, nhiều chất xơ và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này cũng có những tác hại không ngờ cho sức khoẻ.