Có nên cho bé uống sữa vào buổi tối không?

Việc uống sữa hàng ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cho trẻ uống sữa vào buổi tối có tốt không là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm.

Có nên cho bé uống sữa vào buổi tối không?
Như chúng ta đều biết việc uống sữa hàng ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho bé, các mẹ thường cho con uống sữa vào mỗi buổi sáng hoặc giữa buổi và nghĩ rằng đây là thời điểm tốt nhất để cho trẻ uống sữa. Có thể các mẹ chưa biết rằng việc cho trẻ uống sữa vào buổi tối mang lại cho bé yêu rất nhiều lợi ích như giúp trẻ ngủ ngon hơn, tăng cường canxi, tăng cơ hội phát triển chiều cao,… Để hiểu rõ hơn về tác dụng của việc cho trẻ uống sữa vào buổi tối, các mẹ nên tham khảo bài viết dưới đây:
Theo các bác sĩ nhi khoa việc cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Co nen cho be uong sua vao buoi toi khong?
Ảnh minh họa. 
Liều thuốc giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn
Thật vậy, các mẹ nên cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ, vì đây được xem là liều thuốc giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Việc cho trẻ uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ thư giãn tối ưu và cải tiện chất lượng giấc ngủ bởi những dưỡng chất có trong sữa.
Giúp tăng cường canxi cho cơ thể
Sữa luôn được xem là một trong số ít các thực phẩm lành mạnh mà có thể ăn/uống trước khi đi ngủ vào ban đêm. Sữa tươi chứa nhiều canxi, giúp hệ xương của bé khỏe mạnh và đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để hồi phục và sản sinh năng lượng cho ngày mới.
Giúp tăng khả năng hấp thu
Bình thường việc uống sữa trong ngày sẽ vẫn từ từ giúp bé hấp thụ được các protein, nhưng khi cho trẻ uống sữa vào ban đêm nó sẽ cung cấp cho cơ thể những cơ hội tốt nhất và cho sự hấp thụ tối đa.
Có thể bạn chưa biết rằng có tới gần 80% protein trong sữa có chứa phốt pho hay còn được gọi là casein – một loại protein hoàn chỉnh.
Giúp kiểm soát ăn vặt của trẻ
Uống một ly sữa trước khi đi ngủ ban đêm sẽ khiến chiếc dạ dày trống rỗng của bé bị gây ngủ và cảm thấy đủ no. Hiện tượng này là do trong sữa có chứa Tryptophan – một chất gây ngủ cho dạ dày.
Bên cạnh đó, sữa có chứa nhiều các axit amin nên sẽ làm cho bạn ít có khả năng mong muốn tiếp tục thưởng thức các đồ ăn vặt khác. Vì thế nó giúp kiểm soát ăn vặt ban đêm hữu hiệu và khiến cơ thể bé trở nên khỏe mạnh và mảnh mai hơi.
Nếu mẹ không cho trẻ uống sữa, trẻ sẽ có ít nhiều khả năng thưởng thức những chiếc bánh ngọt, bánh snack ngay trong thời gian bị đói trước khi đi ngủ. Điều này sẽ khiến trẻ không phải đối mặt với vấn đề sâu răng.
Tăng cơ hội phát triển chiều cao
Nếu bạn muốn cải thiện chiều cao cho con, hãy cho trẻ uống sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ nhé. Canxi là dưỡng chất có giá trị nhất cho quá trình tăng trưởng của xương phát triển, chúng giúp trẻ ngày một cao lớn và thông minh hơn. Việc uống một ly sữa vào thời điểm này tương đương với việc trẻ sẽ nhận được khoảng 300g can-xi, tăng cơ hội phát triển chiều cao cho trẻ.
Tuy việc cho trẻ uống sữa buổi tối rất tốt nhưng các mẹ cũng cần phải lưu ý những điều dưới đây:
Các bé từ 1-2 tuổi có thể trạng bình thường nên uống sữa nguyên kem, giàu chất béo cực tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Mẹ cũng nên lưu ý chọn sữa cho bé tùy theo tình trạng cân nặng, bởi nếu không chú ý, bé cưng sẽ có nguy cơ bị béo phì.
Trẻ trên 2 tuổi hoặc những bé thừa cân béo phì nên cho bé uống sữa tách béo một phần hoặc tách béo toàn phần. Bé có cân nặng bình thường có thể uống sữa không đường để hạn chế lượng đường cơ thể hấp thụ.
Với các bé suy dinh dưỡng, thấp còi, mẹ nên cho bé uống thêm sữa vào các bữa phụ, hoặc có thể sử dụng sữa chuyên dụng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trước bữa ăn chính 2 giờ, mẹ không nên cho bé uống sữa tươi hay bất kỳ đồ ăn vặt khác. Vì có thể làm bé no và lười ăn. Tốt nhất, nên cho bé uống sữa sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ.
Để tránh hiện tượng sâu răng, các mẹ nên bắt đầu có thói quen vệ sinh răng miệng cho con càng sớm càng tốt, bé cũng không nên ăn thêm bất kì thức ăn gì, ngoại trừ một phần nhỏ sữa mẹ, trong khoảng thời gian sau khi đánh răng đến khi đi ngủ.

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về

(Kiến Thức) - Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh khi thời tiết giao mùa. Cha mẹ nên biết những bệnh trẻ em hay mắc phải này để biết cách phòng tránh cho bé.

Những bệnh trẻ em hay mắc phải khi gió lạnh về
Cảm, cúm ở trẻ
Cảm cúm là một bệnh trẻ em liên quan đến đường hô hấp khi bé tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nhiễm khuẩn hô hấp qua nước mũi, đờm. Bệnh này thường xảy ra với bé khi thời tiết nóng lạnh thất thường khiến bé chưa kịp thích nghi.
Trẻ mắc bệnh cảm cúm thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi... Trong trường hợp có triệu chứng sốt cao, cha mẹ phải nhanh chóng hạ sốt và đưa trẻ đi khám, điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp sau này.
Viêm phế quản ở trẻ
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve
 Trẻ dễ bị viêm phế quản trong thời tiết lạnh. Ảnh: Hoidapbacsy.
Khi trẻ có biểu hiện ho, ho có đờm vàng, trắng, xanh lá, chảy nước mũi trong, sưng họng, bỏ ăn, sốt vừa hoặc cao, khó thở hay có cảm giác thắt ngực, đau dưới xương ức, cha mẹ hãy nghĩ ngay đến nguy cơ bé bị viêm phế quản. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa...
Trẻ nhỏ rất dễ mắc viêm phế quản khi thời tiết thay đổi, giao mùa, tiếp xúc mầm bệnh từ cộng đồng, các đồ vật, đồ chơi trẻ em, môi trường không được vệ sinh khiến vi rút xâm nhập đường hô hấp và gây ra tình trạng viêm phế quản.
Viêm đường hô hấp ở trẻ
Giao mùa là thời điểm vi khuẩn sinh sôi nảy nở nên trẻ dễ bị nhiễm khuẩn khi hít phải nguồn bệnh gây ra bệnh viêm đường hô hấp.
Nhung benh tre em hay mac phai khi gio lanh ve-Hinh-2
Trẻ dễ viêm đường hô hấp trong thời điểm giao mùa. Ảnh: Hocam.
Viêm đường hô hấp trên thường là viêm mũi họng, viêm amidan, viêm tai giữa, ho và cảm lạnh. Bệnh này thường diễn biến trong vòng vài ba ngày với các dấu hiệu sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, trẻ dưới 1 tuổi có thể nôn, quấy khóc.
Viêm đường hô hấp dưới thường gặp ở dạng viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Một số dấu hiệu thường gặp như: khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh và trẻ sơ sinh hoặc đang bú có thể bị trướng bụng, da xanh tím, giảm trương lực cơ...
Cha mẹ hãy sớm nhận biết các dấu hiệu này để đưa trẻ đi thăm khám sớm tránh các biến chứng xảy ra vì có thể trẻ sẽ bị viêm tai giữa, nghiêm trọng hơn nếu có các dấu hiệu li bì, co giật, bỏ bú... sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài, thậm chí là tử vong.
Viêm mũi dị ứng ở bé
Thời tiết chuyển mùa là nguyên nhân cơ bản khiến trẻ có cơ địa mẫn cảm dễ bị viêm mũi di ứng gây tình trạng ngứa mũi, hắt hơi sổ mũi bị nghẹt mũi thậm chí là khó thở, ù tai... Nếu tình trạng kéo dài có thể gây biến chứng hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé. Đối với những trẻ hay bị viêm mũi di ứng, cha mẹ nên để bé tiếp xúc, vui chơi ở môi trường trong lành, không khói bụi, lông động vật, phấn hoa... để giảm nguy cơ mắc bệnh.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh hô hấp khi giao mùa ở trẻ. Nguồn: YouTube:

Để trẻ em bẩn hay sạch tốt hơn?

Bạn nên biết nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong những năm đầu đời, để trẻ ăn dơ, nghịch bẩn thực ra lại có lợi cho chúng. 

Để trẻ em bẩn hay sạch tốt hơn?

Người mẹ vĩ đại nuôi 9 trẻ mồ côi chưa để đói một ngày

Ở tuổi 17, K’Hiếu dũng cảm nuôi 3 trẻ mồ côi và những năm sau đó, cứ đứa trẻ nào bị bỏ rơi, bà lại mang về chăm sóc.

Người mẹ vĩ đại nuôi 9 trẻ mồ côi chưa để đói một ngày
Câu chuyện xúc động nuôi trẻ mồ côi trên đã lấy nhiều nước mắt của khán giả theo dõi chương trình Điều ước thứ 7 số 118 phát sóng trên VTV3, ngày 17/6.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.