Có hay không hợp tác Mỹ-Nga chống phiến quân IS?

(Kiến Thức) - Có một vài chỉ dấu cho thấy Mỹ và Nga đang tiến tới hợp tác quân sự trong các chiến dịch chống phiến quân IS ở Syria và Iraq.

Có hay không hợp tác Mỹ-Nga chống phiến quân IS?
Xét về khía cạnh chính thức, không có gì rõ ràng cho thấy có sự hợp tác Nga-Mỹ trong cuộc chiến chống phiến quân IS ở Syria và Iraq. Rất có thể, sự hợp tác này được tiến hành một cách ngấm ngầm, mang tính thử nghiệm và tránh thu hút sự chú ý của bên ngoài.
Tuyên bố ngày 27/10 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho thấy chính quyền Obama sẵn sàng theo đuổi cách tiếp cận mới đối với cuộc xung đột ở Syria. Trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ông Carter nói: "Chúng tôi sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ các đối tác có năng lực trong cuộc tấn công chống lại ISIL (Nhà nước Hồi giáo IS) ... hoặc trực tiếp thực hiện các sứ mệnh, bất kể tấn công bằng máy bay hay hành động trực tiếp trên mặt đất”.
Co hay khong hop tac My-Nga chong phien quan IS?
Mỹ dự định triển khai các đơn vị đặc nhiệm nhỏ hoạt động ở Syria và triển khai "cố vấn đặc biệt" ở Iraq. 
Theo các nguồn tin từ Lầu Năm Góc, Mỹ dự định triển khai các đơn vị đặc nhiệm nhỏ hoạt động ở Syria và triển khai "cố vấn đặc biệt" (đơn vị hoạt động đặc biệt dưới một tên khác) ở Iraq.
Tuy nhiên, các nguồn tin quân sự của debkafile chỉ ra rằng chiến dịch quân sự nhỏ trong chiến tranh có thể dẫn đến việc mở rộng qui mô so với dự kiến ban đầu. Vì vậy, có nhiều  khả năng cả Mỹ lẫn Nga có thể buộc phải sử dụng bộ binh tham chiến, nếu chiến sự đẫm máu ở Syria và Iraq vẫn tiếp tục kéo dài.
Liên quan đến cuộc chiến ở Iraq, các nhóm đặc nhiệm Mỹ có thể cùng với  các đơn vị Iraq và Iran tung ra một cuộc tấn công tái chiếm thành phố Ramadi, thủ phủ của tỉnh Anbar, cách thủ đô Baghdad 110 km về phía tây. Thành phố Ramadi đã bị thất thủ và rơi vào tay phiến quân IS hồi tháng 5/2015.
Ở Syria, quân đội Mỹ có kế hoạch làm việc với dân quân người Kurd (PYD-YPG) để tiến đánh thành phố Raqqa, “thủ đô” của Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria.
Co hay khong hop tac My-Nga chong phien quan IS?-Hinh-2
Nữ dân quân người Kurd trong cuộc chiến chống phiến quân IS.
Trong phiên điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Carter viện dẫn chiến dịch giải thoát con tin  tuần trước ở miền bắc Iraq. Biệt kích Mỹ Delta và các lực lượng đặc biệt của người Kurd đã đột kích thành công một nhà tù của Nhà nước Hồi giáo và giải thoát gần 70 tù nhân người Kurd. Ông Carter hy vọng liên quân sẽ tiến hành nhiều hơn “các cuộc tấn công dưới dạng  này”.
Cuộc đột kích phối hợp giữa biệt kích Mỹ và lực lượng đặc nhiệm người Kurd ở miền bắc Iraq đã châm ngòi một phản ứng giận dữ từ phía Thổ Nhĩ Kỳ. Riêng trong ngày 25/10, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã hai lần dùng súng máy bắn vào dân quân  người Kurd (PYD) ở thị trấn Tal Abyad của Syria.
Ankara vốn kịch liệt phản đối Mỹ hợp tác với  người Kurd của Iraq và Syria có xu hướng ly khai. Tuy nhiên, chính quyền Obama dường như đã quyết định phối hợp hoạt động với các lực lượng người Kurd. Sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy các lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã tham chiến chống phiến quân IS ở Iraq và Syria.
Cả Washington lẫn Moscow đều chưa nói về khả năng hợp tác quân sự Mỹ-Nga để có thể đánh bại Nhà nước Hồi giáo IS. Thế nhưng, những diễn biến gần đây khiến cho giới phân tích đồn đoán hai bên đang ngả về xu hướng hợp tác quân sự.
Co hay khong hop tac My-Nga chong phien quan IS?-Hinh-3
Nga đề xuất yểm trợ trên không cho một số nhóm nổi dậy thực sự chống phiến quân IS ở Syria. 
Nguồn tin quân sự của debkafile cố gắng tìm hiểu phương thức hành động của Mỹ và Nga. Họ dự báo rằng Mỹ có thể triển khai một số ít bộ binh (lực lượng đặc nhiệm) để chiến đấu cùng với các lực lượng người Kurd, trong khi Nga sẽ yểm trợ trên không cho một số nhóm nổi dậy chống phiến quân IS ở Syria. Khả năng này có thể trở thành hiện thực, khi một phái đoàn của Quân đội Syria Tự do (FSA) đến Moscow ngày 26/10 để tìm cách phối hợp các hoạt động quân sự với Nga.
Vào thời điểm này, khó có thể xác định điều kiện cho việc hợp tác quân sự Nga-Mỹ trong cuộc chiến chống phiến quân IS ở Syria và Iraq đã chín muồi hay vẫn chỉ là một xu thế đang ẩn hiện ở tận phía chân trời.

Mỹ lập căn cứ quân sự chống phiến quân IS ở Iraq

(Kiến Thức) - Mỹ đang rục rịch xây dựng một căn cứ quân sự ở Iraq nhằm làm bàn đạp cho cuộc chiến chống phiến quân IS bằng lực lượng bộ binh.

 Mỹ lập căn cứ quân sự chống phiến quân IS ở Iraq
Trong khi khẳng định không thay đổi về chiến lược tổng thể của mình, Tổng thống Mỹ Obama lại vừa mới triển khai 450 binh sĩ Mỹ sang Iraq để giúp nước này chống lại phiến quân IS.
Và một vấn đề đã được các chuyên gia tính tới. Cụ thể, họ băn khoăn rằng, tất cả số binh sĩ Mỹ điều động tới Iraq sẽ cần một nơi để “làm việc, ăn ngủ nghỉ”. Bởi lẽ đó, nhiều thông tin tiết lộ, chính phủ Mỹ đang tính thiết lập một căn cứ quân sự ở Iraq.

Phiến quân IS đang tràn sang Afghanistan đe dọa Nam Á

(Kiến Thức) - Phiến quân IS đang tràn sang Afghanistan và có thể “chuyển lửa” từ Trung Đông vào Nam Á, nơi mà Mỹ không có chiến lược nhất quán.

Phiến quân IS đang tràn sang Afghanistan đe dọa Nam Á
Trong một cuộc thảo luận của Hội đồng Đại Tây Dương về tương lai của Afghanistan ngày 23/10, ông Vali Nasr – quan chức hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao – cảnh báo: "Nếu Nhà nước Hồi giáo phát triển thành một yếu tố trong cuộc nổi dậy (ở Afghanistan), nó sẽ kết nối Trung Đông và Nam Á".
Phien quan IS dang tran sang Afghanistan de doa Nam A
Mưu đồ thành lập Vương quốc Hồi giáo của phiến quân IS.
Ông Vali Nasr  cho rằng Mỹ cần cảnh giác trước tốc độ lây lan của phiến quân IS từ Trung Đông và Bắc Phi sang các khu vực khác trên thế giới. Đáng lo ngại là Mỹ “chưa có một chiến lược thống nhất phù hợp với cả Trung Đông và Nam Á".  Tuy nhiên, sự lây lan của nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo có thể buộc Mỹ phải đề ra một phương pháp tiếp cận “thống nhất” đối với hai khu vực nói trên.

Tổng thống Mỹ kế tiếp sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Giới học giả Trung Quốc dự báo rằng tổng thống Mỹ kế tiếp, bất kể là người của phe Dân chủ hay  Cộng hòa, sẽ cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

Tổng thống Mỹ kế tiếp sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc
Học giả Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nhận xét: Hai ứng cử viên hàng đầu trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng 2016 là Donald Trump (Cộng hòa) và Hillary Clinton (Dân chủ) đều có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc và có quan điểm bảo thủ về kinh tế.
Tong thong My ke tiep se cung ran hon voi Trung Quoc
Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ trở nên cứng rắn và quyết đoán hơn, nếu bà Hillary Clinton trở thành Tổng thống Mỹ kế tiếp. 
Theo ông Shi Yinhong, quan hệ Trung-Mỹ đã phần nào trở nên căng thẳng dưới thời Tổng thống Obama và căng thẳng có thể còn gia tăng trong những năm tới, bất kể phe Dân chủ hay Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.