Có hậu huệ Chử Đồng Tử - Tiên Dung sống ở Hải Dương?

(Kiến Thức) - Ở làng cổ Bảo Sài (TP Hải Dương) có ngôi đền thờ Tiên Dung công chúa. Dòng họ Chử trong làng nhận đó là đền thờ tổ phụ - tổ mẫu. Đây là hậu duệ Chử Đồng Tử - Tiên Dung?

Có hậu huệ Chử Đồng Tử - Tiên Dung sống ở Hải Dương?
Độc đáo ngôi đền thờ Tiên Dung
Ông Tăng Bá Hoành, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Hải Dương cho hay: Vùng đất Bảo Sài xa xưa là vùng triều bãi ven sông, cỏ hoang dại mọc um tùm, dân cư thưa thớt. Cả vùng như một hòn đảo nổi trên mặt nước, nguồn sống chính của cư dân là chài lưới và cấy lúa nước. Dân cư ngày một đông, dần dần hình thành một địa danh gọi là Bình Lao trang. Đến thời Lê, Bình Lao là một xã gồm 4 thôn: Bằng Lâu, Tân Kim, Trung Xá và Bảo Sài. Thời Trần, Bình Lao trang thuộc Bộ Thượng Hồng. Thời Nguyễn thuộc tổng Hàn Giang, Cẩm Giàng huyện. Sau ngày hòa bình lập lại, Bảo Sài, Trung Xá thuộc khu phố Một. Tân Kim, Bằng Lâu thuộc xã Thanh Bình. Hiện nay Trung Xá và Bảo Sài thuộc phường Phạm Ngũ Lão.
Ngôi đền Bảo Sài được người họ Chử nhận là nơi thờ tổ phụ, tổ mẫu của mình.
Ngôi đền Bảo Sài được người họ Chử nhận là nơi thờ tổ phụ, tổ mẫu của mình. 
Đền Bảo Sài thờ Tiên Dung công chúa, con gái vua Hùng thứ 18, người đã nên duyên vợ chồng cùng chàng đánh cá Chử Đồng Tử. Đền tên tự là Thanh Hư Động, được xây từ thời Hậu Lê, kiến trúc theo hình chữ Đinh. Tại gian giữa tòa tiền đế được treo một bức cửa võng sơn son thếp vàng, chạm các tích mai điểu, đường nét tinh tế. Phía trên có bức đại tự ghi bốn chữ Bồng Lai Cung Quyết. Hai bên là câu đối: Phủ dục quần sinh, tức nữ trung Nghiêu Thuấn/Mẫu nghi thiên hạ, trần thế thượng thần tiên (Vỗ về nuôi nấng chúng sinh, đúng là nữ nhân thời Nghiêu Thuấn/Người mẹ khuôn phép của thiên hạ, xứng là bậc thần tiên trên thế gian). Chính giữa gian hậu cung đặt bàn thờ sơn son thếp vàng. Phía trên đặt hai cỗ ngai. Một trong hai ngai thờ Tiên Dung công chúa.
Chuyện ngôi đền Bảo Sài thờ Tiên Dung công chúa xét cho cùng cũng chẳng có gì lạ, bởi ngoài đền thờ chính ở Bình Minh (Khoái Châu, Hưng Yên) thì nhiều nơi ở vùng châu thổ sông Hồng này cũng đã lập đền thờ. Thế nhưng, điều đặc biệt theo ông Tăng Bá Hoành là dường như có mối liên hệ giữa Chử Đồng Tử - Tiên Dung với vùng đất các thôn Bảo Sài, Bình Lâu, Tân Kim... ven sông Kẻ Sặt này. Bởi ở đây hiện nay có hàng trăm người mang họ Chử. Họ cũng tự nhận ngôi đền thờ tổ phụ, tổ mẫu của mình. Vậy, phải chăng hậu duệ Chử Đồng Tử - Tiên Dung vẫn còn?
Sự thật bước ra từ huyền sử
Theo chỉ dẫn của ông Hoành, tôi tìm về làng cổ Bảo Sài. Ông Chử Tăng Nhuận năm nay 75 tuổi, từng có thâm niên 20 năm làm Trưởng ban Ban Quản lý di tích đình, đền, chùa Bảo Sài. Ông cũng có những chuyến thực tế để đi tìm gốc tích dòng họ Chử, những nơi dòng họ sinh sống nên hơn ai hết, ông Nhuận nắm rõ về dòng họ của mình hơn cả.
Giọng ông Nhuận trở nên xúc động: "Rất tiếc, hiện nay dòng họ của chúng tôi không giữ được gia phả từ thế hệ đầu tiên. Thế nhưng ngay từ nhỏ, tôi đã được nghe các cụ kể rằng, ngôi đền Bảo Sài thờ tổ phụ, tổ mẫu của dòng họ".
Theo ông Nhuận, gốc họ Chử ở làng Chử Xá (huyện Gia Lâm, Hà Nội) và hiện ở đây vẫn có người họ Chử. Còn ở Đa Hòa, xã Bình Minh, Khoái Châu, Hưng Yên, nơi thờ tự chính Chử Đồng Tử và Tiên Dung thì "không có ai mang dòng họ Chử cả".
Vậy nhưng cơ sở nào để khẳng định dòng họ Chử ở Bảo Sài chính là hậu duệ của Chử Đồng Tử? Thấy được sự băn khoăn của tôi, ông Nhuận cho hay: Các cụ truyền lại rằng, sau khi Chử Đồng Tử - Tiên Dung nên duyên chồng vợ, vua Hùng rất tức giận không cho trở về triều, hai vợ chồng ở lại sống cuộc đời sông nước, dạy dân làm ăn. Sau, con cháu đông dần rồi di cư đến các triền sông khác để sinh sống.
Ông Nhuận nhấn mạnh để làm rõ mối liên hệ giữa dòng họ của mình với truyền thuyết về Chử Đồng Tử - Tiên Dung: "Thực tế, nghề chính của dòng họ Chử ở khu vực Bảo Sài, Bình Lâu là chài lưới. Thuở trước, con sông này liền mạch từ Hưng Yên sang. Gốc gác của dòng họ không phải từ đây mà do công cuộc mưu sinh nên người họ Chử di dời từ mạn Hưng Yên dần xuống phía hạ nguồn con sông rồi quần tụ thành làng. Cũng chính vì thế, người họ Chử đã lập ngôi đền phụ thờ cha mẹ mình ở làng, chính là đền Bảo Sài bây giờ".
Cuộc sống của con cháu dòng họ Chử ở Bảo Sài gắn liền với sông nước, cho đến khi có con đê ngăn cách bãi triều với sông Kẻ Sặt thì người họ Chử cũng dần bỏ nghề tổ tiên để chuyển sang các nghề khác. Bây giờ Bảo Sài đã lên phố, nhà cửa san sát, thật khó để tìm được dấu tích của một làng chài. 
Theo ông Tăng Bá Hoành, dòng họ Chử ở Bảo Sài có mối liên hệ với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
 Theo ông Tăng Bá Hoành, dòng họ Chử ở Bảo Sài có mối liên hệ với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Dòng họ Chử ở Bảo Sài lớn dần, được chia ra các chi: Chử Đức, Chử Hữu, Chử Bá. Từ những chi này lại chia ra làm các chi nhỏ. "Trong làng có chừng 60 hộ mang họ Chử", ông Nhuận cho biết. Làng Bình Lâu, nay thuộc phường Tân Bình gần kề cũng có người họ Chử. Ngoài ra, ở khu vực ga Phú Thái, huyện Kim Thành, Hải Dương cũng có dòng họ này. "Trước đây, vào ngày hội đền, các chi họ Chử trên địa bàn Hải Dương cũng về đây quần tụ, rồi sang cả bên Hưng Yên dự lễ hội đền chính. Trong tiềm thức, chúng tôi là con cháu của Chử Đồng Tử - Tiên Dung", ông Nhuận không giấu được niềm tự hào.
Ông Tăng Bá Hoành, người đã dày công nghiên cứu về di tích, danh thắng tỉnh Hải Dương cho rằng: Truyền thuyết về Chử Đồng Tử - Tiên Dung có từ trước công nguyên, được truyền miệng trong dân gian. Bây giờ mà đòi hỏi người họ Chử ở Bảo Sài phải trình ra được gia phả chứng minh rằng mình là hậu duệ Chử Đồng Tử - Tiên Dung thì thật không tưởng. Song qua quá trình nghiên cứu, xem xét hồ sơ di tích của ngôi đền Bảo Sài, có những vấn đề như người họ Chử ở Bảo Sài thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung, họ cũng từng làm nghề chài lưới thì tôi tin không phải ngẫu nhiên mà có những sự trùng hợp ấy.
Dù ông Chử Tăng Nhuận thừa nhận "có thể còn người hồ nghi về gốc tích dòng họ Chử ở Bảo Sài có liên quan tới Chử Đồng Tử - Tiên Dung", song việc ở Bảo Sài có hàng trăm người mang dòng họ Chử, họ có nghề truyền thống là chài lưới, thờ tổ phụ, tổ mẫu ở ngôi đền Bảo Sài là sự thực. "Niềm tin chúng tôi là con cháu Chử Đồng Tử - Tiên Dung chẳng gì thay thế được, chừng nào ngôi đền Bảo Sài và những người họ Chử vẫn còn", ông Nhuận nói.
Đền Bảo Sài thờ Tiên Dung công chúa nằm trong cụm di tích danh thắng đình, đền, chùa Bảo Sài; được công nhận là di tích quốc gia năm 1992. Trước đây, lễ hội chính tổ chức ngày 10/3 âm lịch, đúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, sau chuyển vào ngày 10/2 âm lịch theo ngày sinh tướng quân Trương Mỹ - một vị tướng thời Hai Bà Trưng, được thờ tại đình làng.

Dòng họ khoa bảng bậc nhất VN phát nhờ âm phần?

Tên tuổi dòng họ Nguyễn làng Viềng được xếp vào hàng “tứ gia vọng tộc”. Xung quanh sự phát tích của dòng họ này tồn tại nhiều câu chuyện thú vị.

 Dòng họ khoa bảng bậc nhất VN phát nhờ âm phần?
Họ Nguyễn làng Viềng (phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từ lâu được biết tới là một trong “tứ gia vọng tộc” đất Kinh Bắc xưa không những bởi số lượng người trong dòng họ đỗ đạt, làm quan to trong triều, mà còn bởi nhiều huyền tích nhuốm màu liêu trai.

Kỳ 1: Sự hiển đạt của một dòng họ

Sự thành đạt của một dòng họ nổi tiếng, bên cạnh những cố gắng học hành của những thành viên dòng tộc bao giờ cũng có rất nhiều câu chuyện thần bí xung quanh. Thực hư những chuyện này đến nay thật khó giải thích, tuy nhiên cũng rất khó có cơ sở để bác bỏ.

Được Tả Ao tiên sinh đặt dương cơ

Người được coi là thủy tổ, khai sinh ra dòng họ Nguyễn khoa bảng làng Viềng là Thám hoa Nguyễn Văn Huy. Tương truyền tổ tiên cụ Nguyễn Văn Huy vốn làm nghề bán nước dưới gốc đa làng Đông Lâu (nay là làng Đồng Thôn), huyện Yên Phong, Bắc Ninh. Tuy nhiên sau khi cụ thân sinh ra Thám hoa Nguyễn Văn Huy mất thì gia đình có chuyển về sinh sống tại làng Viềng. Sau này cụ Huy có kết thân với một người con gái làng Tiêu Thượng (nay thuộc thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) tên là Nguyễn Thị (trong gia phả gọi là Huy phu nhân) vốn cũng là con của một gia đình gia thế.

Thời bấy giờ ở nước ta có một thầy địa lý rất nổi tiếng là Tả Ao chuyên đi ngao du khắp nơi để tìm những mảnh đất đẹp, rồi xem xét nhân tình mà đặt mộ cho những người có duyên. Nhân một lần đi du ngoạn qua địa phận làng Tiêu Sơn, Tiêu Thượng (đều thuộc thị xã Từ Sơn) thường hay trú tại nhà thân phụ Huy phu nhân.

Hình thế ngôi mộ được cho là thầy địa lý Tàu đã đặt cho, tuy nhiên hình thế này đến nay không còn.
 Hình thế ngôi mộ được cho là thầy địa lý Tàu đã đặt cho, tuy nhiên hình thế này đến nay không còn.

Khi đó Huy phu nhân 14 tuổi và là người thường xuyên lui tới hầu hạ, chăm sóc Tả Ao tiên sinh rất chu đáo, không có điều gì sơ suất. Được một thời gian thì Tả Ao tiên sinh xin cáo về, Huy phu nhân thấy vậy mới ngỏ lời: “Tiên sinh là thầy về xem đất, thầy giúp cho mọi người sao không vì nhà cháu mà đặt cho ngôi đất tốt”. Tiên sinh thấy vậy không trả lời mà cứ thế bỏ đi.

Huy phu nhân thấy vậy cũng không dám hỏi nhiều, nhưng định bụng nếu có cơ hội sẽ xin lại lần nữa. Thế rồi nhân một lần có chuyện qua lại Tiêu Sơn, Tả Ao tiên sinh lại ghé vào nhà Huy phu nhân để nghỉ ngơi. Không từ bỏ hy vọng, Huy phu nhân lại tiếp tục cầu xin nhưng tiên sinh vẫn làm ngơ không trả lời.

Bất chợt một hôm Tả Ao tiên sinh mới nói riêng với Huy phu nhân rằng: “Làng Vĩnh Kiều có một danh sĩ, sau này ắt thành người tài, cháu có muốn kết thân không?”. Huy phu nhân nói: “Phận gái đặt đâu là quyền cha mẹ, cháu đâu dám tự quyền”. Thấy vậy, Tả Ao tiên sinh mới nhận đứng ra làm người mai mối, vừa đến nói với thân sinh Huy phu nhân, vừa đến nói với thân mẫu cụ Thám hoa Nguyễn Văn Huy để hai người nên duyên vợ chồng và hai nhà kết thành thông gia.

Tả Ao tiên sinh nói với cha Huy phu nhân rằng: “Ông có hoang thổ một khu, lại là đất tốt, nên bảo chàng rể sang ở đấy sớm tối được nương nhờ, mà con gái ông cũng tiện đường chăm sóc”. Được ưng thuận, tiên sinh bèn chọn ngày tốt, đặt hướng dựng ngôi dương cơ và cụ Nguyễn Văn Huy cũng chuyển từ làng Viềng sang ngôi dương cơ này để đêm ngày đèn sách. Sau những đêm đèn sách miệt mài, cuối cùng cụ đỗ thám hoa năm 1529 đời Vua Mạc Thái Tổ. Năm đó khoa thi không lấy trạng nguyên nên lấy cụ Huy đỗ đầu với chức danh thám hoa.

Truyền thuyết cho rằng cụ Huy đỗ đạt là nhờ được sống trên căn dương cơ được Tả Ao tiên sinh đặt cho. Tuy nhiên theo cụ Nguyễn Đình Quát (78 tuổi) hậu duệ đời thứ 14 dòng họ Nguyễn làng Vĩnh Kiều thì: “Những truyền thuyết như vậy không thiếu, thậm chí còn được ghi vào trong gia phả của dòng họ chúng tôi. Tuy nhiên tôi cho rằng các cụ đỗ đạt phần nhiều là dựa vào nỗ lực và sự kiên trì không mệt mỏi, tất nhiên còn phải dựa vào đức của tổ tiên nữa”.

Phát đạt nhờ âm phần

Bên cạnh câu chuyện Tả Ao tiên sinh đặt dương cơ thì trong gia phả họ Nguyễn làng Vĩnh Kiều còn chép lại truyền thuyết rất thú vị về những thầy địa lý Tàu đặt mộ giúp cho con cháu dòng họ Nguyễn sau này nối nhau đỗ đạt. Tương truyền rằng, vì người Tàu chịu ơn cụ thân sinh ra cụ Nguyễn Văn Huy nên họ đã nhờ một thầy phong thủy nổi tiếng sang Việt Nam tìm giúp một ngôi mộ tốt để trả ơn.

Cổng mộ Thám hoa Nguyễn Văn Huy tại làng Viềng.
Cổng mộ Thám hoa Nguyễn Văn Huy tại làng Viềng. 

Khi các thầy địa lý Tàu đến thì cụ thân sinh ra cụ Huy đã mất và chỉ còn cụ bà. Hai thầy địa lý Tàu bèn nói với cụ bà rằng: “Chúng tôi tìm được hai ngôi đất. Một ngôi kiểu quần sơn củng phục (các núi chầu lại), có thể làm một đời đế vương, một ngôi kiểu cáo trục hoa khai (phong tước nở hoa), có thể làm được bảy đời phò mã (rể vua) tùy người lựa chọn”. Cụ bà thấy thế liền đáp rằng: “Nhà tôi ở chỗ thôn quê bỉ lậu, dám đâu hy vọng những sự lớn lao ấy. Tôi chỉ mong có được một ngôi đất đời nào trong nhà cũng có văn nho mà thôi”. Hai thầy địa lý Tàu thấy vậy liền trả lời: “Chính như nguyện vọng của người thì há cần phải tìm ở đâu xa. Ngay đầu làng này có một huyệt phát kế thế công khanh xin vì người mà giúp cho vậy”.

Xét ngôi huyệt đó long mạch khởi từ xã Cẩm Chương đi lại (nay không xác định địa điểm này ở đâu), đến đầu làng Vĩnh Kiều thì nhô lên thành hai mô đất. Một mô hơi to và bằng phẳng. Một mô hơi bé và méo lệch. Thầy thứ nhất thì bảo huyệt nằm ở mô thứ nhất, thầy thì bảo huyệt nằm ở mô thứ hai. Hai thầy không ai chịu ai, tranh cãi nhau, sau cùng họ phải họa lại bản đồ chỗ đất ấy rồi sai người đem về trình sư phụ quyết định. Người thầy khi xem xong thì viết thư cho học trò rằng: “Ngôi đất này là kiểu hoàng xà thính cáp (rắn vàng nghe ngóe), khí ở tai, hai mộ đất chính là hai tai vậy. Mô lớn tất điếc, mô bé hơi chéo có khí, huyệt ở mô bé ấy. Cứ bảo người nhà làm theo như vậy”.

Không biết thực hư chuyện này ra sao nhưng khi táng huyệt tại điểm đó, sau 36 năm phát phúc, cụ thủy tổ Nguyễn Văn Huy đã đỗ thám hoa. Cụ làm quan tới chức Thượng thư Bộ Lễ, được vua phong làm Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu. Cụ Huy sinh được ba người con trai thì tất cả đều đỗ đạt. Người con cả là Nguyễn Đạt Thiện đỗ Hoàng giáp năm 1559 dưới thời Mạc Tuyên Tông, làm quan tới chức Lại khoa đô cấp sự trung. Người con thứ hai là Nguyễn Trọng Quýnh đỗ Hoàng giáp năm 1547 dưới thời Mạc Tuyên Tông, làm quan tới chức Thượng thư Bộ Lễ. Người con út là Nguyễn Hiển Tích đỗ tiến sĩ năm 1565 thời Mạc Mục Tông, làm quan tới chức Binh bộ Tả thị Lang, tước Nghi Khê hầu.

Riêng cụ Nguyễn Trọng Quýnh có mười người con trai, 4 người mất sớm còn lại 6 người, trong đó có người con cả là Nguyễn Giáo Phương đỗ thám hoa năm 1586, thời Mạc Mục Tông. Do khoa thi này không lấy trạng nguyên và bảng nhãn nên đã lấy Nguyễn Giáo Phương đỗ đầu. Những người con còn lại đa phần đều đỗ đạt làm quan to trong triều. Trong đó đặc biệt có hai người là cụ Minh Tâm và Đức Trạch lại phát về đường võ nghiệp, một người được phong tước hầu, một người được phong hàm Thái Bảo. Con cháu các cụ này cũng nối nhau kế thừa nghiệp cha ông. Người thì phát đường văn nho, người thì phát đường võ nghiệp.

Tên tuổi dòng họ Nguyễn làng Viềng nức tiếng gần xa và được người dân Kinh Bắc xưa xếp vào hàng “tứ gia vọng tộc” vì có nhiều người đỗ đạt, làm quan. Người dân thì đồn đại rằng dòng họ này phát là nhờ có dương cơ, người thì lại bảo phát về đường âm trạch. Không biết thực hư ra sao, chỉ biết rằng nếu so về truyền thuyết thì dòng họ này gần như là dòng họ duy nhất được cả hai thầy địa lý nổi tiếng người Tàu và Việt Nam đặt đất cho.

Gia tộc nổi tiếng

Trong vòng hơn 300 năm từ khoảng gần giữa thế kỷ thứ XVI đến cuối thế kỷ XIX, dòng họ Nguyễn làng Viềng đã sản sinh ra 10 tiến sĩ, trong đó có 7 người được phong hầu, một người được tặng phong Thái Bảo (chức quan tượng trưng, thể hiện công trạng to lớn - PV), một người được phong tước Bá cùng 30 cử nhân và 60 tú tài. Thành tích này đã đưa dòng họ Nguyễn làng Viềng lên thành một trong những dòng họ có nhiều người đỗ đạt nhất thời phong kiến ở Việt Nam.


Kỳ 2: Câu chuyện về lòng tốt được báo ơn và việc nối long mạch để dòng họ tiếp tục phát phúc

Ảnh hiếm về chiến tranh Trung - Nhật

(Kiến Thức) - Đó là những bức ảnh cổ chụp chiến tranh Trung - Nhật diễn ra ác liệt, với cảnh tang thương chết chóc.

Ảnh hiếm về chiến tranh Trung - Nhật
Hình ảnh người tị nạn Trung Quốc đi qua những con phố ở Trùng Khánh bị bom đạn Nhật Bản tàn phá vào khoảng năm 1937.
Hình ảnh người tị nạn Trung Quốc đi qua những con phố ở Trùng Khánh bị bom đạn Nhật Bản tàn phá vào khoảng năm 1937.

Hành trình quý tộc hóa của dòng họ Trần

(Kiến Thức) - Người có công đầu trong việc đưa dòng họ Trần từ dân chài vào con đường quý tộc, binh nghiệp rồi thay nhà Lý nắm vương triều chính là Trần Lý.

Hành trình quý tộc hóa của dòng họ Trần
Nói đến những người mở đầu cho vương triều Trần, sử sách nói nhiều tới công lao của Trần Thủ Độ. Nhưng người có công đầu trong việc đưa dòng họ Trần từ dân chài vào con đường quý tộc, con đường binh nghiệp rồi thay nhà Lý nắm vương triều chính là Trần Lý. Vì vậy, ông được suy tôn là Nguyên tổ của nhà Trần.   
Quá trình quý tộc hóa của dòng họ Trần

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới