Có gì trong boongke dành cho gia đình 3 người ở Ukraine?

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, một công ty tại Ukraine đã giới thiệu mô hình boongke với đầy đủ tiện nghi cho gia đình 3 người.

Có gì trong boongke dành cho gia đình 3 người ở Ukraine?
Theo Yle, kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra, nhu cầu xây dựng boongke tư nhân tại nhiều nước châu Âu đã tăng mạnh. Thị trường phát triển nhanh nhất là Nga và Ukraine, trong khi các nhà sản xuất tại Đức, Pháp và Ba Lan cũng ghi nhận số đơn đặt hàng tăng đáng kể.
Công ty Skhov có trụ sở tại Kharkiv (Ukraine) đã giới thiệu mô hình boongke sang trọng dành cho gia đình. Boongke làm bằng kim loại, có diện tích khoảng 15m2, được thiết kế như một căn hộ khép kín với đầy đủ tiện ích. Ngoài các tiện nghi cơ bản, boongke còn có thể tùy chỉnh theo yêu cầu.
Sau khi hoàn thiện, boongke sẽ được lắp đặt sâu dưới lòng đất để tránh các cuộc tập kích bằng tên lửa. Đại diện Skhov cho biết, nếu đổ đầy bình chứa nước và chuẩn bị đủ thực phẩm, một gia đình 3 người có thể ở trong boongke tới 1 tháng.
Oleksandr Tširva - một trong 3 người đồng sáng lập công ty Skhov cho biết, sản phẩm của họ được thiết kế dựa trên mô hình boongke kim loại của Mỹ. Để có thể trang bị các thiết bị điện và máy sưởi, họ đã tham khảo lời khuyên của nhiều chuyên gia và thử nghiệm nhiều lần.
Giá một boongke của Skhov dao động từ 60.000-100.000 Euro, tùy vào yêu cầu nội thất. Theo ông Tširva, đây là một khoản tiền không nhỏ, bằng với giá một căn chung cư 2 phòng ngủ, nhưng vẫn có rất nhiều người Ukraine sẵn sàng bỏ tiền ra mua.
Dự kiến, những boongke đầu tiên sẽ được bàn giao vào cuối năm nay. Bên cạnh thị trường nội địa, công ty này cũng đang lên kế hoạch xuất khẩu sang các nước châu Âu khác.

Tò mò khám phá boongke tránh bom hạt nhân thời chiến tranh Lạnh

(Kiến Thức) - Trong thời chiến tranh Lạnh, nỗi lo sợ sẽ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân xuất hiện ở nhiều nước, trong đó có Anh. Nhiều hầm trú ẩn hạt nhân được xây dựng ở Anh. Trong số này, boongke tránh bom hạt nhân ở Corsham, Wiltshire đáng chú ý. 

Tò mò khám phá boongke tránh bom hạt nhân thời chiến tranh Lạnh
To mo kham pha boongke tranh bom hat nhan thoi chien tranh Lanh
 Boongke tránh bom hạt nhân ở Corsham, Wiltshire có tầm quan trọng về chiến lược đối với Vương quốc Anh.

Boongke tránh bom hạt nhân của Albania kiên cố thế nào?

(Kiến Thức) - Trong Chiến tranh Lạnh, nhiều quốc gia lo ngại sẽ xảy ra chiến tranh hạt nhân, trong đó có Albania. Vì vậy, quốc gia này đã xây dựng một số boongke tránh bom hạt nhân có thể đứng vững trước đạn pháo hạng nặng và vũ khí hạt nhân.

Boongke tránh bom hạt nhân của Albania kiên cố thế nào?
Boongke tranh bom hat nhan cua Albania kien co the nao?
 Quan ngại thế giới sẽ xảy ra chiến tranh hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh, chính phủ Albania quyết định xây dựng một số boongke tránh bom hạt nhân nằm rải rác ở nhiều nơi trong nước. Trong ảnh là một boongke ở tại một hồ nước của Albania. 

Đột nhập loạt boongke bỏ hoang ở Mỹ...bất ngờ bên trong

(Kiến Thức) - Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã xây dựng những boongke dưới lòng đất để phòng trường hợp bị tấn công. Sau hàng chục năm, nhiều boongke đang bị bỏ hoang.

Đột nhập loạt boongke bỏ hoang ở Mỹ...bất ngờ bên trong
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong
Theo Insider, trong tầng hầm của trường Oyster-Adams ở thủ đô Washington, Mỹ, có một boongke bỏ hoang từng được sử dụng làm hầm trú ẩn hạt nhân. Ngày nay, bên trong boongke này vẫn còn thực phẩm và thiết bị vệ sinh từ những năm 1960. (Nguồn ảnh: Insider) 
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-2
 Hầm trú ẩn hạt nhân này hiện giờ bị bỏ hoang hoàn toàn.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-3
 Boongke trong trường Oyster-Adams được thiết kế đủ sức chứa 100 người và có đủ đồ ăn, nước uống trong 2 tuần, để đảm bảo an toàn cho mọi người trong trường hợp một cuộc tấn công hạt nhân xảy ra.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-4
 Boongke Remote Sprint Launcher 4 ở Fairdale, Bắc Dakota, từng là nơi chứa tên lửa trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Boongke này bị bỏ hoang từ những năm 1970 và đang được rao bán.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-5
 Boongke Remote Sprint Launcher 4 rộng hơn 1.000 m2 dưới lòng đất.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-6
Các bức tường của boongke Sprint dày tới 0,6 mét. Tuy nhiên, sau nhiều năm, nước đã ngấm vào bên trong và làm hư hại hầu hết "nội thất" của boongke này. 
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-7
 Boongke được rao bán vào tháng 8/2020 và được quảng cáo là nơi hoàn hảo để thực hiện giãn cách xã hội.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-8
 Một hầm chứa tên lửa dưới lòng đất được xây dựng vào năm 1962 ở Arizona nhưng sau này cũng bị bỏ hoang.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-9
 Lối vào boongke. Trước khi ngừng hoạt động vào năm 1982, boongke ngầm này là nơi cất giấu Titan II - từng là tên lửa đất đối đất lớn nhất nước Mỹ trong suốt 24 năm. Tuy nhiên, tên lửa này chưa bao giờ được sử dụng.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-10
 Những cánh cửa kiên cố vẫn đứng vững trong boongke sau hàng chục năm. Được biết, mỗi cánh cửa này nặng tới hơn 3 tấn.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-11
 Bên trong phòng kiểm soát của boongke ở Arizona.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-12
 Theo Business Insider, một cư dân Tucson đã mua boongke bỏ hoang này với giá 420.000 USD.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-13
 Một boongke khác ở Arizona từng chứa tên lửa Titan II hiện giờ cũng bị bỏ hoang.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-14
 Đó là boongke ở Oracle, Arizona, được xây dựng vào năm 1962. Boongke này ngừng hoạt động từ năm 1984.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-15
 Mặc dù bị bỏ hoang đã nhiều năm nhưng boongke vẫn được kết nối với nguồn cấp nước của thành phố.
Dot nhap loat boongke bo hoang o My...bat ngo ben trong-Hinh-16
 Năm nay, boongke ở Oracle này cũng đã được bán với giá 500.000 USD.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.