Căn bệnh xương thủy tinh quái ác đã khiến cho Trịnh Thị Liên (SN 1990) ở thôn Thụy Nội, xã Yên Lương, huyện Ý Yên (Nam Định) có một tuổi thơ buồn và những đau đớn về thể xác lẫn tinh thần. Liên yếu lắm, hàng ngày Liên tập tễnh đi lại trên chiếc nạng gỗ, lúc bấy giờ mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào bố mẹ và anh chị.
Liên thích đi học nhưng chỉ đến lớp 2, căn bệnh khiến Liên phải nghỉ học thường xuyên, đi khắp các bệnh viện chữa trị và đến lớp 4 thì phải nghỉ hẳn. Nhưng sự nghiệt ngã nào đã dừng lại, năm 2015 một bên chân của Liên bị hoại tử, bác sĩ bảo phải cắt chân, lúc đó Liên như rơi vào tuyệt vòng và không còn thiết tha gì với cuộc sống này.
Dù mắc chứng bệnh xương thủy tinh nhưng Trịnh Thị Liên vẫn cố gắng vươn lên. |
Cơ thể khiếm khuyết, Liên trở thành chủ đề bàn tán của bạn bè, của làng xóm. Những cái nhìn ác ý, những lời lẽ cay nghiệt cứ thế dội vào trong tâm hồn Liên biến cảm xúc của Liên trở nên chai sạn giống như bàn tay cô.
Những đau đớn tột cùng về thể xác và tinh thần, nhưng trên con đường ấy cô không cô độc một mình bởi sự đồng hành bền bỉ, vô điều kiện của những người thân yêu, niềm tin thôi thúc từ sâu trong con người nhỏ bé đã giúp Liên vượt qua giới hạn của bản thân.
Không muốn trở thành gánh nặng của gia đình, người thừa của xã hội, Liên quyết chí tìm học một nghề nào đó để có thể tự nuôi sống được bản thân. Cô rất muốn được học nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ, một công việc mà tưởng chừng chỉ giành cho những người khỏe tay mạnh chân, cuối cùng cũng phải chịu khuất phục trước cô gái có tinh thần mạnh mẽ.
Những cảm xúc tiêu cực trước đây đã tan biến đi hết, thời gian Liên miệt mài vào công việc, Liên rất tự hào về những sản phẩm do chính bàn tay của mình tạo ra.
Hạnh phúc mỉm cười khi có người chồng yêu thương hết mực. |
Vượt qua mọi định kiến, Liên quyết định dựng xây một cuộc sống mới của riêng mình. Cô muốn chứng tỏ cho mọi người thấy mình "tàn nhưng không phế", những thứ mà người khác làm được thì cô cũng làm được. Nhưng nỗ lực phấn đấu vươn lên đã giúp Liên trở thành người phụ nữ hạnh phúc.
Qua mạng xã hội, Liên đã làm quen với Phạm Văn Chung, một thanh niên cùng xã làm nghề thợ hàn. Hai người thường xuyên tâm sự, trò chuyện, cảm mến rồi yêu thương nhau. Và bây giờ anh Chung chính là người chồng, bờ vai vững chắc cho Liên.
Anh Chung cho biết dù là một người gặp khiếm khuyết về cơ thể nhưng Liên luôn lạc quan yêu đời, mạnh mẽ trong cuộc sống. Không những thế Liên còn biết nấu ăn rất ngon, rất khéo léo trong cư xử giữa mẹ chồng nàng dâu và anh em họ hàng. Và sự vui vẻ, lạc quan của Liên đã tiếp thêm năng lượng để anh làm việc hăng say hơn, quyết một lòng cùng nhau xây dựng tổ ấm hạnh phúc.
Chính niềm tin đã giúp Liên vượt qua thử thách của số phận, niềm tin giúp cô tin vào tình yêu và niềm tin giúp cô luôn tin vào một cuộc sống tươi sáng hơn. Bằng nỗ lực, ý chí mạnh mẽ, Liên đã vượt lên số phận để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình và truyền cảm hứng, nghị lực cho những người khuyết tật, giúp họ có niềm tin vào cuộc sống.
Món quà của Tập đoàn Tân Hiệp Phát gửi đến cho Liên trong chương trình. |