Thời gian qua, hiện tượng hành nghề bói toán trên không gian mạng ngày càng phổ biến, gây hệ lụy tiêu cực lâu dài đối với xã hội. Vụ việc cô đồng “đúng nhận, sai cãi” mới đây gây xôn xao dư luận là một điển hình.
Hiện các cơ quan chức năng của Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) đang vào cuộc xác minh. Dư luận đặt câu hỏi, nếu cơ quan chức năng xác định hành vi trên là bói toán, hoạt động mê tín dị đoan thì sẽ xử phạt vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự?
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của mọi công dân. Tuy nhiên, pháp luật cũng nghiêm cấm hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để trục lợi. Nghiêm cấm hành vi tuyên truyền những điều nhảm nhí, mê tín dị đoan, không phù hợp với đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục.
Sự việc cô đồng “đúng nhận, sai cãi” gây xôn xao mạng xã hội |
Pháp luật không cấm công dân tin theo những đức tin, tin vào thần linh thổ địa, vào các tín ngưỡng tôn giáo hoạt động hợp pháp để đón nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng những niềm tin mù quáng, tin vào những vấn đề hoang đường dẫn đến ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe, tốn tiền cúng lễ gây bất hòa trong xã hội…là những hành vi sai trái, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức, văn hóa của người Việt Nam.
Niềm tin mù quáng, tin vào những điều hoang đường, vô lý và tuyên truyền những điều nhảm nhí để làm cho người khác sợ hãi nhằm trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật, đây là hành vi mê tín, dị đoan.
Có nhiều cách giải thích khác nhau về hành vi mê tín dị đoan. Trong đó, có thể hiểu mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tính mạng.
Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, xin xăm bói quẻ, t cúng sao, cúng hạn, tin thầy bùa, thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi... Hoạt động mê tín dị đoan thường kéo theo những hành động trục lợi tâm linh, lừa gạt phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Những đối tượng hành nghề mê tín dị đoan thường nói dựa, nói chung chung để cho những người đang hoang mang suy luận, tự vận vào mình để tin tưởng, từ đó yêu cầu đưa tiền, làm lễ, biếu xén để trục lợi từ những người nhẹ dạ cả tin.
Thực tiễn đã chứng minh nếu niềm tin tôn giáo vượt quá giới hạn hoặc bị lợi dụng trở thành mê tín dị đoan sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội.
Mê tín dị đoan gây nên những lãng phí, đau thương, bất ổn và mất mát. Cụ thể đó là sự cúng tế, cầu xin linh đình, vàng mã...hành động này gây tốn kém và tổn hại không nhỏ về tinh thần, thể xác khi tin vào chữa bệnh ở các thầy mo. Mức độ nguy hiểm hơn là nhiều người mắc bệnh không đi bệnh viện mà lại đi tin vào thầy cúng có thể chữa khỏi bệnh. Hay những lời thầy bói khi phán về tình duyên, tình cảm ...làm cho mất tính nhân đạo xã hội, khi có niềm tin vào những điều hoang đường này một cách mù quáng bất chấp những lời khuyên của người thân, bạn bè, tin tưởng vào việc lễ bái, tin vào những thủ tục lạc hậu...
Dưới góc độ pháp lý, hành vi bói toán, xem tướng số hoặc các hoạt động mê tín dị đoan khác đều có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả xảy ra, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo thì người nào tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đối với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan thì có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm đ, khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc trên không gian mạng xã hội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP.
Đối với hành vi dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự. Mức phạt của tội danh này là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc mức phạt cao nhất có thể lên đến 10 năm tù đối với trường hợp làm chết người; Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Theo luật sư Cường, trường hợp cô đồng T.H. đăng clip xem bói trên mạng xã hội, các cơ quan chức năng cần vào cuộc, xác minh, làm rõ hành vi trên, nếu phát hiện có việc hành nghề mê tín dị đoan cần xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Trường hợp kết quả xác minh của cơ quan chức năng xác định hành vi của người này trên không gian mạng là cổ suý cho mê tín dị đoan và người này đã thực hiện các hành vi bói toán có tính chất mê tín dị đoan, cơ quan chức năng sẽ xử phạt vi phạm hành chính. Nếu đã xử phạt vi phạm hành chính rồi mà còn vi phạm, tiếp tục hành nghề mê tín dị đoan thì sẽ xem xét xử lý hình sự theo quy định tại điều 320 Bộ luật Hình sự nêu trên.
Trường hợp lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo đưa ra thông tin bịa đặt, sai sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng trở lên còn bị xem xét xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự. Việc xử lý như thế nào sẽ phụ thuộc vào kết quả xác minh của cơ quan chức năng trên cơ sở các tài liệu chứng cứ mà cơ quan điều tra sẽ thu thập theo trình tự, thủ tục luật định.
Cụ thể, theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo thì người nào tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đối với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan thì có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm đ, khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc trên không gian mạng xã hội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP.
Đối với hành vi dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự. Mức phạt của tội danh này là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc mức phạt cao nhất có thể lên đến 10 năm tù đối với trường hợp làm chết người; Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Theo luật sư Cường, trường hợp cô đồng T.H. đăng clip xem bói trên mạng xã hội, các cơ quan chức năng cần vào cuộc, xác minh, làm rõ hành vi trên, nếu phát hiện có việc hành nghề mê tín dị đoan cần xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Trường hợp kết quả xác minh của cơ quan chức năng xác định hành vi của người này trên không gian mạng là cổ suý cho mê tín dị đoan và người này đã thực hiện các hành vi bói toán có tính chất mê tín dị đoan, cơ quan chức năng sẽ xử phạt vi phạm hành chính. Nếu đã xử phạt vi phạm hành chính rồi mà còn vi phạm, tiếp tục hành nghề mê tín dị đoan thì sẽ xem xét xử lý hình sự theo quy định tại điều 320 Bộ luật Hình sự nêu trên.
Trường hợp lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo đưa ra thông tin bịa đặt, sai sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng trở lên còn bị xem xét xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự. Việc xử lý như thế nào sẽ phụ thuộc vào kết quả xác minh của cơ quan chức năng trên cơ sở các tài liệu chứng cứ mà cơ quan điều tra sẽ thu thập theo trình tự, thủ tục luật định.
>>> Mời độc giả xem video Luật sư Đặng Văn Cường nói về quy định xử phạt hành vi bói toán: