Cỏ độc “dị dạng” mọc đầy ở quê, giá gần 2 triệu/kg

Ở Việt Nam, bạn cứ đến những vùng đất ẩm sẽ rất dễ “săn” được loại cỏ độc đắt đỏ này.

Loài cây dại này khi còn non có hình dạng khá kỳ lạ. Phần lá ôm lấy ngọn, nhìn tựa một con rắn hổ mang. Đặc biệt hơn cả, toàn bộ cây đều có độc.

Loại cây dại này mọc phổ biến trên khắp 3 miền Việt Nam, chúng thường xuất hiện trên các vùng đất ẩm. Người Việt thường gọi chúng là “bán hạ”, vì mùa thu hoạch chúng thường bắt đầu từ bán hạ cho đến mùa thu đông. Trên sườn đồi, đồng cỏ hay những vùng đất hoang, bạn có thể tìm thấy bán hạ ở khắp mọi nơi.

Rễ của bán hạ rất giống với rễ khoai môn, người không biết có thể ăn nhầm và dẫn đến tử vong do cây có chứa độc tố. Tuy nhiên, người Việt từ xưa đã biết khéo léo tận dụng loài cây độc này thành một thứ dược quý, mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe.

Người Việt thường đào rễ bán hạ, rửa sạch để dùng tươi (giã và đắp lên vết rắn độc cắn). Hoặc, bạn có thể ngâm nước phèn cho sạch nhớt cũng như loại bỏ độc tố, sau đó phơi để dùng khô.

Trong dân gian, bán hạ còn là vị thuốc chữa nôn mửa cho phụ nữ bị nghén hoặc những người bị viêm dạ dày mãn tính. Trong sách cổ cũng có ghi về tính chất và tác dụng của Bán hạ như sau: Vị cay, ấm, có độc, có tác dụng tạo ẩm, tiêu đờm, giảm triệu chứng nôn mửa.

Co doc “di dang” moc day o que, gia gan 2 trieu/kg

Ở Trung Quốc cũng có cây bán hạ nhưng thùy lá xẻ sâu rõ rệt hơn. Ở nước bạn, cây bán hạ cũng là vị thuốc quý, từng xuất hiện trong cuốn “Dược Điển Trung Quốc”. Theo thông tin ghi chép trong cuốn dược điển này, bán hạ có công dụng trị đờm, nôn mửa.

Co doc “di dang” moc day o que, gia gan 2 trieu/kg-Hinh-2

Ngoài ra, người dân Trung Quốc còn dùng lá bán hạ giã nát để trị vết rắn cắn. Giá cây thuốc bán hạ ở đây lên đến 550 NDT/kg, tương đương khoảng 1,78 triệu đồng/kg.

Còn ở Việt Nam, bán hạ thường được bán dưới dạng đã thái lát và sấy khô (đã khử độc), có giá khoảng 29 - 45.000đ/100g tùy nơi bán.

Tại một số quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Ấn Độ, bán hạ cũng là loại cây xuất hiện phổ biến.

“Hung thần” phá hoại mùa màng thành đặc sản, giá hơn 300.000 đồng/kg

Thứ gây hại ngày nào nay đã trở thành sản phẩm dinh dưỡng cao cấp trên bàn ăn, giúp người nông dân “hái ra tiền”.

Sâu đậu (hay còn gọi là bọ đậu, ve đậu…) là ấu trùng của loài bướm đêm Clanis bilineata. Chúng có thân hình mũm mĩm, nhiều chân, chủ yếu ăn lá đậu nành, khoai lang và nhiều loại cây trồng khác. Do đó, nhiều nông dân thường coi chúng là “hung thần” phá hoại mùa màng.

Top đặc sản kén người ăn vì mùi vị gây ám ảnh

Với vị khó ăn, nậm pịa, thắng cố, bún cua thối... là những đặc sản không phải ai cũng dám thử của ẩm thực Việt.

Top dac san ken nguoi an vi mui vi gay am anh
Đặc sản nậm pịa chủ yếu xuất hiện ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Sơn La, Hà Giang, Lào Cai,... Ngoài thành phần chính là pịa, người địa phương còn chế biến món ăn này với nội tạng của động vật như dạ dày, tiết, lòng, tim, gan… nên có mùi rất khó ngửi.

Từng là rau dại, nay “lên đời” thành đặc sản, cực giàu vitamin

Là loại cây mọc dại phổ biến ở các vùng quê của Việt Nam nhưng thành phần hóa thực vật trong tầm bóp được đánh giá rất cao, có tác dụng làm mát gan, thanh lọc cơ thể.

Cây tầm bóp (tên khoa học Physalis angulata) còn có các tên gọi quen thuộc khác là cây bôm bốp, thù lù cạnh, cây lù đù, bùm bụp hay lồng đèn. Đây là loại cây thân thảo, họ cà, nguồn gốc xuất phát từ các nước châu Mỹ nhiệt đới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.