Thiết mộc lan
Theo phong thủy, thiết mộc lan luôn xanh tốt biểu tượng cho sự sinh sôi phát triển; ngoài ra, cây cảnh này còn đại diện cho yếu tố Mộc và Hỏa trong ngũ hành giúp thúc đẩy sự luân chuyển các nguồn năng lượng, đem lại sự thịnh vượng, suôn sẻ và may mắn cho chủ nhân văn phòng.
Ảnh minh họa. |
Cây dây nhện
Cây dây nhện còn gọi là điếu lan, lan mốc hoặc cỏ mệnh môn. Loài thực vật này có tác dụng làm sạch không khí, lọc bụi, hút chất độc. Người ta ví cây dây nhện như một chiếc máy lọc bụi mini tự nhiên. Nên đặt cây ở những vị trí nhiều bụi bẩn như cửa sổ, ban công, lối ra vào, nhà bếp. Cây cũng mang ý nghĩa tốt về phong thủy.
Cây sung cảnh
Dù là một loại cây cảnh có kích thước khá lớn nhưng nếu không gian gia đình cho phép thì bạn nên trồng một cây sung cảnh trong nhà, vừa để làm đẹp, vừa để khử độc mà cây lại rất dễ trồng, dễ chăm sóc đấy nhé.
Cây thường xuân
Là loại cây cảnh có sức sống mãnh liệt trong nhiều điều kiện khắc nghiệt (trừ môi trường có nhiệt độ cao), cây thường xuân thường được trồng ở khuôn viên sân vườn của nhiều gia đình hay ở những nơi công cộng. Cây không chỉ đẹp mà còn giúp điều hòa không khí nữa đấy nhé.
Đa búp đỏ
Đa búp đỏ (đa cao su, đa dai) có nguồn gốc từ Ấn Độ được du nhập vào Việt Nam và dần trở thành loại cây cảnh được ưa thích để trang trí. Cây có hệ hễ chắc khỏe cộng với khả năng hút bụi và các khí độc như carbon monoxide, hydrogen fluoride,... trong không khí. Đa búp đỏ mang trong mình biểu tượng của sự trường tồn, sức sống dẻo dai, nên có thể che chở, đem lại sự bình an cho gia đình của bạn.